Thí nghiệm nhà tù Stanford (Stanford prison experiment) là một nghiêm cứu về các tác động tâm lý của con người khi trở thành tù nhân và cai tù. Thí nghiệm được thực hiện tại đại học Stanford từ ngày 14 đến 20 tháng 8 năm 1971 bởi một đội ngũ các nhà nghiên cứu đứng đầu là giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo.[1] Dự án này nhận được tài trợ từ phòng nghiên cứu của hải quân Hoa Kỳ (US Office of Naval Research)[2] và nó cũng thu hút sự chú ý của cả hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu nguyên nhân mâu thuẫn giữa cai tù và tù nhân quân sự.
Hai mươi tư trong số bảy mươi lăm nam sinh viên được lựa chọn vào vai tù nhân hoặc cai tù một cách ngẫu nhiên tại một nhà tù giả trong tầng hầm của tòa nhà khoa tâm lý học Stanford. Những người tham gia đã thích ứng với vai diễn của họ tốt hơn cả những kỳ vọng của Zimbardo. Các giám ngục đã sử dụng nhiều phương pháp độc đoán và ép buộc một số tù nhân chịu sự tra tấn về mặt tâm lý. Nhiều tù nhân đã phải chấp nhận việc lạm dụng tâm lý và khi bị cai tù yêu cầu, đã sẵn sàng quấy rối những tù nhân khác (những người không đã cố tránh việc này). Thí nghiệm này thậm chí ảnh hưởng đến cả bản thân Zimbardo đóng vai trò người giám sát, cho phép việc lạm dụng được tiếp diễn. Hai trong số những tù nhân đã rời khỏi cuộc thí nghiệm sớm và toàn bộ cuộc thí nghiệm đã đột ngột bị dừng lại sau 6 ngày.

Mục đích và cách tiến hành
Những người tham gia thí nghiệm là những người ở tầng lớp trung lưu, bình thường, không có quá khứ phạm pháp hay bất kỳ vấn đề về tâm lý nào.
Trong thí nghiệm, cai tù được yêu cầu không xâm phạm thể chất tù nhân, nhưng vẫn phải duy trì được trật tự, tuy nhiên có thể thực hiện các biện pháp buộc tù nhân cảm nhận được quyền lực của cai tù và tuân theo mệnh lệnh ("làm tù nhân buồn chán, sợ hãi, gây cho họ cảm giác cuộc sống của họ bị cai ngục kiểm soát, và họ không có sự riêng tư...". Mục đích thí nghiệm là đưa cai tù và tù nhân vào hoàn cảnh khiến họ cảm giác cai tù có quyền lực, và tù nhân thì không.
Thí nghiệm sẽ ghi lại các hành động và tác động tâm lý của hoàn cảnh này.
Kết quả
Ngay trong ngày đầu tiên, một số tù nhân gây rắc rối bằng cách dùng giường để ngăn cách cửa ngục, không chịu ra ngoài theo hướng dẫn của cai ngục. Để phản ứng lại, các cai ngục đã tự động sử dụng bình cứu hỏa mà không hỏi ý kiến đội nghiên cứu.
Sau đó họ tiếp tục sử dụng các biện pháp tâm lý: những người không tham gia vào cuộc bạo loạn được đối xử đặc biệt, có bữa ăn tốt hơn. Những tù nhân này chọn không ăn bữa ăn đó để sát cánh cùng các tù nhân khác.
Chỉ sau 36 giờ, 1 tù nhân bắt đầu hành động "điên rồ", la hét, chửi bới,... Sau đó người này đã được ngừng thí nghiệm và giải thoát.
Các cai ngục gọi tù nhân bằng số, thay vì bằng tên để củng cố ý nghĩ về địa vị mới của họ. Các biện pháp làm nhục tù nhân ngày càng tăng, từ việc trừng phạt thể chất như bắt làm các bài thể dục kéo dài (ví dụ hít đất) khi tù nhân mắc lỗi. Họ còn bắt tù nhân chỉ được đại tiểu tiện trong thùng trong xà lim. Để trừng phạt, họ không cho tù nhân đổ thùng này đi. Một biện pháp khác là lấy chăn đệm, buộc tù nhân nằm trên sàn. Một số tù nhân còn bị bắt khỏa thân. Một số cai ngục ngày càng độc ác, 1/3 trong số họ có xu hướng trở nên tàn bạo. Hầu hết đều thất vọng khi thí nghiệm bị ngừng sau 6 ngày.
Nhiều tù nhân thụ động chấp nhận sự ngược đã, và thậm chí sẵn sàng làm nhục các tù nhân khác - những người cố gắng ngăn chặn sự ngược đãi đó. Zimbardo cho rằng một số người đã chấp nhận danh tính "tù nhân" của mình khi đồng ý "được thả" ngay khi điều này nghĩa là họ mất khoản thù lao, trong khi họ còn có lựa chọn khác đó là "dừng" thí nghiệm. Khi chọn "dừng" thí nghiệm họ sẽ ra khỏi thí nghiệm ngay lập tức, trong khi "được thả" họ phải chấp nhận chờ đợi xem yêu cầu của mình được chấp thuận hay từ chối. Zimbardo cho rằng họ không có  lý do gì tiếp tục tham gia vào thí nghiệm sau khi mất khoản thù lao. Tuy nhiên, họ lại tiếp tục, nghĩa là họ đã chấp nhận danh tính "tù nhân" của mình.
Zimbardo ngừng thí nghiệm sau khi Christina Maslach, nghiên cứu sinh tâm lý học đang hẹn hò cùng ông, và trở thành vợ ông sau này, chỉ ra tính phi đạo đức của thí nghiệm. Trong hơn 50 người theo dõi, chỉ có Maslach là người duy nhất nghi ngờ tính đạo đức của thí nghiệm.
Kết luận
Kết quả của thí nghiệm đã cho thấy ảnh hưởng của hoàn cảnh tới hành vi (chứ không phải ảnh hưởng của các yếu tố phi hoàn cảnh, yếu tố nhân cách chẳng hạn). Nói một cách khác, chính hoàn cảnh, chứ không phải tính cách con người đã gây ra hành vi của tù nhân và cai tù.
Kết luận này giống với kết quả thí nghiệm Milgram, trong đó một người bình thường trở nên độc ác hơn khi được yêu cầu trừng phạt bằng các biện pháp shock điện người khác, bất chấp chứng kiến cảnh người bị trừng phạt đau đớn.
Thí nghiệm tương tự
BBC từng thực hiện một thí nghiệm, làm thành phim tài liệu mang tên "The Experiment", trong thí nghiệm các cai ngục và tù nhân mâu thuẫn và dẫn tới các hành động vi phạm quy tắc thi nghiệm, buộc thí nghiệm phải dừng.

Nguồn WikiPedia
(có phim về thí nghiệm này nhé)

Đọc thêm: