Mọi người đều muốn điều tốt. Họ muốn cứu Earth, hoặc ít nhất là phá hủy nó chậm hơn một chút. Vấn đề là... họ không biết cách. Họ không có ý tưởng gì về việc các thiết bị của họ đang sử dụng bao nhiêu năng lượng, hoặc cần bao nhiêu năng lượng để tạo ra thực phẩm họ ăn, và do đó không biết tác động của khí nhà kính khi sử dụng các thiết bị đó  hoặc ăn những thực phẩm đó.
Đa số đều biết tủ lạnh và máy rửa chén sử dụng nhiều năng lượng hơn và thải ra nhiều khí nhà kính hơn so với bòng đèn. Nhưng họ ko có sự nhận biết về số lượng khí thải cụ thể, cũng như mức độ khác biệt giữa các thiết bị phát ra cao hay thấp.
Kết quả hình ảnh cho refrigerators and dishwashers use more energy and emit more greenhouse gases








Một nghiên cứu mô tả một phân tích về các loại thực phẩm đã tìm thấy tác động của thực phẩm bị đánh giá thấp hơn so với các thiết bị. Những nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều quan trọng là người tiêu dùng phải cảm nhận được các tác động tới môi trường từ những quyết định lựa chọn thực phẩm của họ. Một cách lý tưởng, các biện pháp can thiệp có thể được đưa ra để người tiêu dùng nhận ra lỗi của họ, và sau đó họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Để tìm hiểu, researchers đã thực hiện một nghiên cứu với 120 người. Điều này cho thấy nếu thông báo cho mọi người về mực độ ảnh hưởng mt của việc sản xuất thịt bò, thì họ sẽ ăn ít thịt bò. Những người khảo sát được trả tiền để tham gia họ được yêu cầu chi một phần tiền đó vào thịt bò hoặc súp rau. Đây là một nghiên cứu ko đúng đắn vì hiện tại rất nhiều người vẫn tin rằng chỉ cần hạn chế ăn thịt là đủ để tạo ra sự khác biệt cho môi trường. Nhưng kỳ thực theo như một nghiên cứu vào năm 2017 từ ĐH Bang Arizona thì ngay cả khi người Mỹ ngưng ăn thịt, lượng khí nhà kính cũng chỉ giảm được 2,6%. Thậm chí, nghiên cứu từ ĐH California, Davis chỉ cho con số vỏn vẹn 0,5% thôi. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ và phương thức quản lý trong hơn 70 năm qua đã giúp ngành chăn nuôi nước Mỹ ngày càng hiệu quả hơn. Có nghĩa: thịt sản xuất nhiều hơn, trong khi lượng khí thải ra ít đi. Theo số liệu của FAO, tổng số lượng khí nhà kính trực tiếp từ gia súc đã giảm 11,3% so với năm 1961, trong khi sản lượng thì tăng gấp đôi. 
Năm 2008, siêu thị Tesco của Anh đã cam kết sẽ dán nhãn trên tất cả 70.000 mặt hàng thực phẩm mà họ sẽ bán, thể hiện lượng khí thải nhà kính mà những thực phẩm này phát ra. Nhưng năm sau, họ đã dừng kế hoạch. Không phải vì mọi người không thay đổi, mà bởi vì quá phức tạp để tìm ra tác động môi trường của hầu hết các loại thực phẩm. Lý do được đưa ra là vì thống kê cho thấy nền công nghiệp sản xuất thịt còn tạo ra lượng khí nhà kính nhiều hơn toàn bộ các phương tiện giao thông trên thế giới. Tuy nhiên theo Frank M. Mitloehner - giáo sư tại ĐH California, Davis, thì mọi chuyện không hoàn toàn là như vậy.
Kết quả hình ảnh cho Mitloehner research focuses on the impact of agricultural activities on the process of climate change



Nghiên cứu của Mitloehner tập trung vào ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp đến quá trình biến đổi khí hậu. Và kết quả, nếu như chúng ta từ bỏ thịt để chuyển sang ăn rau, hệ quả có khi sẽ còn khủng khiếp hơn ở nhiều mặt. Quá trình chăn nuôi quả thực có đóng góp vào khí quyển một lượng khí nhà kính tương đối lớn. Tuy nhiên trên thực tế, đây là một vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi, vì sự thiếu thống nhất của các nghiên cứu trên thế giới. Ví dụ như nghiên cứu vào năm 2009 của tổ chức Worldwatch Institute cho thấy 51% lượng khí nhà kính trên thế giới đến từ quá trình chăn nuôi và giết mổ gia súc. Nhưng theo nghiên cứu do Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2016, thì nguồn sản sinh lượng khí nhà kính lớn nhất lại là ngành điện (28%), giao thông (28%) và các ngành công nghiệp (22%).
Giáo sư Mỹ: Dù cả thế giới ngưng ăn thịt cũng không giúp được gì cho Trái đất đâu - Ảnh 2.
minh họa báo cáo của Worldwatch Íntitute
Tổng sản lượng khí nhà kính do các hoạt động nông nghiệp là 9%. Trong đó, chỉ có 3,9% là do chăn nuôi thôi. Đây là những con số rất khác so với ý kiến "chăn nuôi tạo ra lượng khí nhà kính nhiều hơn các phương tiện giao thông cộng lại." 
Lý do là bởi cách phân tích số liệu của FAO với ngành chăn nuôi không giống với ngành giao thông. Cụ thể, họ phân tích mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất thịt - bao gồm sản xuất phân bón, chuyển đổi đất rừng thành đất chăn nuôi, khí thải trực tiếp từ gia súc... Nhưng với ngành giao thông, họ lại bỏ qua quá trình sản xuất nguyên vật liệu, lắp ráp, bảo trì đường bộ, cầu đường, sân bay... Thứ duy nhất được tính đến là lượng khí thải trực tiếp từ phương tiện lưu thông mà thôi. Sự sai khác về phương pháp phân tích chính là lý do vì sao số liệu lại có thể chênh lệch lớn đến như vậy. Tháng 3/2010, chính Mitloehner là người đã chỉ ra lỗi sai này trong một bản thuyết trình tại San Francisco, và sau đó FAO phải thừa nhận đó là lỗi phân tích báo cáo.Trong bản báo cáo gần đây nhất, FAO đánh giá lượng khí thải do chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 14,5% tổng lượng khí đến từ các hoạt động của con người. 
Giá trị thực sự của ngành chăn nuôi - mất đi là cả một vấn đề lớn
Với nước Mỹ, việc loại bỏ chăn nuôi ra khỏi hệ thống công nghiệp chỉ giúp giảm một lượng khí thải rất nhỏ. Đổi lại, họ sẽ phải đánh đổi bằng một thách thức lớn hơn, liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng. Rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng nếu như chỉ tập trung vào trồng cây lương thực, con người sẽ tạo ra được nhiều thực phẩm hơn, mang đến nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, dinh dưỡng không đơn thuần chỉ là năng lượng. Thịt - chính xác hơn là đạm trong thịt là thứ cần thiết cho sự phát triển của con người.
Giáo sư Mỹ: Dù cả thế giới ngưng ăn thịt cũng không giúp được gì cho Trái đất đâu - Ảnh 6.


Hơn nữa, cần biết rằng không phải phần nào của cây cũng có thể tận dụng được. Chúng ta chỉ ăn được củ, quả và hạt, còn phần thân chứa toàn cellulose thì không. Nếu không có ngành chăn nuôi, chúng ta sẽ phải xử lý phần thân cây như một loại rác thải nông nghiệp, và thường giải pháp là đốt. Hơn nữa, tình trạng dân số ngày càng tăng lên, rõ ràng bài toán lương thực cần phải có giải pháp hợp lý. Theo số liệu từ FAO, ngành chăn nuôi là nguồn sống cho ít nhất 1 tỉ người.
Quá trình biến đổi khí hậu cần được quan tâm, và ngành chăn nuôi quả là có gây ảnh hưởng đến môi trường trên cả 3 yếu tố: không khí, nước và đất đai. Tuy nhiên, những gì sẽ xảy ra nếu loại bỏ gia súc sẽ gây thiệt hại rất lớn, khiến cho nông nghiệp không còn hiệu quả nữa. Mà hình như gần đây còn có vụ thịt đã có thể sản xuất nhân tạo sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào từ động vật trong dĩa thí nghiệm (bạn nào biết rõ giải thích hộ mình dưới cmt nhé).
Nguồn tham khảo: