Vào năm 1967, Ron Jones, một giáo viên 25 tuổi dạy môn khoa học xã hội tại Palo Alto, California được phân công dạy học sinh lớp 10 về sự kiện dẫn tới nạn diệt chủng Do Thái Holocaust, anh thấy nhiều học sinh không thể hiểu nổi tại sao người Đức bình thường có thể đồng tình với chế độ lúc đó.

Jones lúc đó là một giáo viên cực "cool'' đã quyết định rằng cách tốt nhất để dạy học sinh của mình rằng người ta có thể dễ dàng chịu sự điều khiển của những lãnh đạo ác độc hay tin theo lí tưởng của họ là minh họa thời điểm đó.

"Chúng ta sẽ làm một thí nghiệm không nguy hại tới mọi người", một ngày nọ, Jones nói với các học sinh của mình. Anh ta hành động nghiêm khắc hơn bình thường và ban hành một bộ luật mới và hi vọng bộ luật này sẽ được áp dụng vào lớp học. Nghe có vẻ ghê gớm nhưng nó là một trò vui mới so với những thứ chán ngắt ở trường, dĩ nhiên là chỉ lúc đầu thôi.

Jones nói rằng anh ta chỉ làm thí nghiệm trong một ngày, nhưng khi vào lớp ngày tiếp theo, tất cả  học sinh đã ngồi thẳng ngay trước bàn học. "Chào buổi sáng, ngài Jones!", các học sinh đồng thanh như đã được nói hôm trước. Theo một cựu học sinh, Jones đã tiếp tục làm thí nghiệm. "Lạy chúa tôi". Thí nghiệm tiếp tục.

"Trong những ngày đầu tiên, "Làn sóng thứ Ba" (the Third Wave, lấy chữ từ "the Third Reich") chỉ là một trò chơi. Chúng tôi có rất nhiều luật lệ, có rất nhiều thứ phải làm, một trong những học sinh của Jones nhớ và kể lại trong bộ phim tài liệu Lesson Plan: The Story of the Third Wave, bao gồm cả việc chào nhau theo tư thế phát-xít , đứng thẳng để  đặt câu hỏi (phải trên dưới ba từ, không được nhiều hơn), và thực hiện một kế hoạch vĩ đại để "tiêu diệt nền dân chủ" . Thống nhất là tư tưởng trung tâm của Third Wave và nhóm học sinh đã mang cờ và băng rôn có logo và khẩu hiệu "Đoàn kết là Sức mạnh""Kỉ luật là Sức mạnh".Các học sinh cũng bị cấm tụ tập nhóm từ 2 người trở lên.

 Các học sinh nếu theo hết thí nghiệm, họ sẽ được điểm "A". Nếu cố gắng lật đổ Jones bằng bất kì cách nào, họ sẽ được điểm "F". Nếu họ từ chối tham gia thí nghiệm thì sẽ bị nhốt trong thư viện.

Có lẽ điều quan trọng nhất mà Jones nói với học sinh là "the Third Wave" bao trùm toàn bộ: các luật lệ được áp dụng ở trường lớp cũng như ở ngoài, kể cả ở nhà. Nếu bạn thấy một đoàn viên và không chào đúng tư thế, bạn có thể bị tố cáo. Một lời kết án về tội phá luật nghĩa là bạn sẽ bị đưa đến thư viện, bị loại khỏi "the Third Wave". "Bạn sẽ không biết được ai đến vào sáng hôm sau và bắt bạn đi. Tất cả mối dây liên lạc của các học sinh đều giải thể vì điều này". Một học sinh nhớ lại.

Trong một buổi phỏng vấn trên sóng radio, một cựu học sinh miêu tả không khí căng thẳng và sợ hãi lan truyền nhanh chóng giữa các học sinh, "tin đồn chồng chất tin đồn". Lòng tin giữa các học sinh, ngay cả với những người bạn thân nhanh chóng bị hủy hoại. Cương lĩnh dựa trên "sự thống nhất" đã bị bào mòn bởi bầu không khí nghi ngờ như mong đợi của Jones.

Cho đến ngày thứ tư, Jones bắt đầu cảm thấy mất kiểm soát thí nghiệm của mình. Nó bắt đầu thu hút sự chú ý của các học sinh khác và phong trào đã lớn mạnh - thậm chí có cả phong trào kháng chiến. Jones quyết định dừng nó lại. Anh thông báo cho học sinh rằng "the Third Wave" là một phần của cuộc vận động quốc gia và yêu cầu tập họp lại vào chiều hôm sau để chọn ra một ứng cử viên tổng thống. Khi các học sinh tập hợp lại ở phòng họp, Jones công bố một màn hình các thống kê của thí nghiệm. Sau một vài phút im lặng lúng túng, Jones nói rằng các học sinh đang là một phần thí nghiệm gieo rắc hạt giống phát-xít. Anh kết thúc buổi họp bằng một bộ phim nói về chủ nghĩa phát-xít.

Các học sinh cảm thấy nhẹ nhõm khi thí nghiệm đã kết thúc. Một số người cảm thấy hoảng loạn vì tư tưởng và hành vi của họ đang trên bờ vực phát-xít-hóa. Những người khác nói rằng linh cảm của họ về lớp học rùng rợn đó hoàn toàn đúng đắn.

Thí nghiệm đã được viết thành tiểu thuyết vào năm 1981 tên gọi là "The Wave" và vào năm 2008 được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (Die Welle). Thí nghiệm của Jones bị rất nhiều lời gièm pha, bao gồm nhiều phụ huynh và đồng nghiệp, những người nghĩ anh đang lạm dụng quyền lực để huấn luyện cho nhóm học sinh bị trói buộc hơn là dạy dỗ.

 Nhưng như một sự mô phỏng về việc tiêu chuẩn hóa phát-xít - sự hài lòng của những người tham gia, sự hồi hộp rợn người của những người bị loại bỏ, và sự dễ chịu của thành viên khi tuân theo luật lệ - thí nghiệm không còn nghi ngờ gì là một thành công lớn. Nó là một minh chứng rực rỡ cho kết luận của nhà nghiên cứu Hannah Arendt tại phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Adolf Eichmann: Tất cả các  thành viên của đội cận vệ Schutzstaffel "không hề biến thái" nhưng "bình thường một cách khủng khiếp và đáng sợ".

Theo Timeline