Thế nào là Gaslighitng và thế nào là không?
Có nhiều yếu tố để nhận dạng gaslighting
Gần đây gaslighting thu hút rất nhiều sự chú ý. Nhiều người bàn luận về nó, tìm kiếm thông tin, cách nhận diện và cố gắng bảo vệ bản thân khỏi hành vi xấu này.
Chúng ta ngày càng có nhiều sự hiểu biết hơn về lạm dụng cảm xúc nhưng việc phát hiện hành vi không tốt này còn rất kho hơn việc nhận ra lạm dụng thể chất hay lạm dụng tình dục, và cũng thường khó hơn để hiểu hơn về nó hoặc tìm cách thoát ra. Việc tìm kiếm thông tin về các vấn đề mà chúng ta không hiểu là điều dễ hiểu, đặc biệt là những vấn đề mang tính cá nhân. Hầu hết mọi người đều đã có thể có những trải nghiệm không hay với vài dạng thao túng hoặc lạm dụng cảm xúc; có thể là gaslighting, châm chọc bằng biệt danh xấu (name-calling), tống tiền cảm xúc (emotional blackmail), bắt nạt, làm xấu hổ, hoặc hăm dọa… những chủ đề này cực kỳ cá nhân, đau đớn, và thường đúng cho hầu hết.
Tuy nhiên, đôi khi từ gaslighting chưa được dùng chính xác. Nó có thể được dùng để gán nhãn cho bất kỳ dạng hành vi nào mà người bạn tranh luận cùng bất đồng, như là một dạng tấn công để buộc chúng ta yên lặng và bỏ đi luận điểm của mình. Vì thế việc có một lượng kiến thức đầy đủ về thế nào là gaslighting và thế nào là không là một điều quan trọng.
Thế nào là gaslighting?
Gaslighting là một chuỗi những hành vi, thường cố ý, thiết kế nhằm khiến ai đó phải đặt câu hỏi về thực tại của họ, ký ức, và những trải nghiệm.
Cách nhận biết rất đơn giản: Khi nhận diện gaslighting, hãy tìm một chuỗi hành vi (một lần thì chưa đủ để khẳng định nhé) cho những hành vi cố ý và có ác ý (ví dụ: “Không, cậu phản ứng thái quá vì cậu nhạy cảm quá đó, chuyện đâu có xảy ra như vậy đâu”).
Thế nào không phải là gaslighting?
Có vài trường hợp trông một hành vi trông có vẻ giống gaslighting, nhưng thực ra chúng không phải là gaslighting.
Có bao giờ bạn từng nói một trong những câu sau không?
“Anh hiểu lẩm em rồi, em không có ý như thế”
“Tớ nhớ mọi chuyện không có như thế”
“Anh không có ý như vậy”
“Những gì tôi đã nói không tệ đến thế”
Tôi tin rằng hầu hết chúng ta đều đã nói ít nhất những câu nói này một lần trong những mối quan hệ của chúng ta. Vậy thì điều đó có làm chúng ta trở thành những kẻ gaslighting người khác không? Có lẽ là không.
Chủ đích và ác ý
Gaslighting là một hành vi có chủ ý nhằm làm giảm cảm giác thực tế của ai đó hoặc phủ nhận những trải nghiệm của họ như là một cách để giúp gaslighter giữ thể diện/bảo vệ sự tự tôn/duy trì mối quan hệ/níu kéo người khác ở lại trong mối quan hệ/chiến thắng cuộc tranh luận, v.v… Những động cơ này không nhất thiết phải được biết và để ý bởi gaslighter, đôi lúc họ chỉ hoàn toàn tin vào những gì họ nói. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của gaslighter là phải dính líu đến ác ý, ví dụ như một nỗ lực chủ ý để phủ nhận thực tế của người khác nhằm phục vụ mục đích của thủ phạm (cho dù mục đích khó xác định và không được thừa nhận).
Hầu hết những hành vi lạm dụng bao gồm như châm học bằng biệt danh xấu, bắt nạt, bạo lực thể chất hay tình dục đều liên quan những hành vi cố ý một cách rõ ràng, hiển nhiên một cách dễ nhận ra với cả thủ phạm và những người liên quan. Nhưng với gaslighting, người ta đôi khi không nhận biết được rằng họ đang dính líu tới những hành vi này và thiếu sự hiểu biết những động cơ nền tảng sau chúng, thậm chí những người xung quanh và nạn nhân còn khó nhận ra hành vi đó.
Khi cố hiểu rõ những hành vi như gaslighting, tôi thường đặt ra một câu hỏi đơn giản: Người đó giành được gì từ việc này?
Người thực hiện hành vi xấu này vì hai lý do chính: đạt được gì đó (địa vị, tiền, tình dục, thức ăn, sự liên minh) hoặc để tránh những tổn thất (mất mối quan hệ, địa vị, công việc).
Gaslighter cần nạn nhân. Mối quan hệ này phục vụ mục đích và một trong những lý do chính người ta gaslight là nhằm tránh người khác thấy được hành vi xấu của họ và giữ người khác lại trong mối quan hệ. Nhận biết mất và được của ai đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn gaslighting.
Dấu hiệu
Mấu chốt của gaslighting, hoặc bất kỳ dạng lạm dụng cảm xúc nào là liên quan đến một loạt hành vi khuôn mẫu. Chỉ đơn cử một hành vi xấu có thể là do một ngày tồi tệ hoặc do vô tình, nhưng nếu xảy ra nhiều lần thì đó chính là dấu hiệu. Để được coi là gaslighting, chúng ta cần xác minh họ thực hiện những hành vi xấu lặp lại nhiều lần (ví dụ: thường nói bạn là họ chỉ đùa thôi, họ không cố ý làm bạn khóc, hoặc bảo rằng bạn chẳng thể chịu được nổi một câu bông đùa.)
Hầu hết con người sẽ thỉnh thoảng nói những điều vô cảm, gây bực tức hoặc nhẫn tâm. Điều đó sẽ không được xem là gaslighting trừ khi là một khuôn mẫu hành động lặp lại – một khuôn mẫu dựa trên việc phủ phận trải nghiệm của những người khác.
Bối cảnh
Bối cảnh trong gaslighting là chìa khóa để xác định. Ví dụ, nhiều người bị buộc tội viện chứng rằng họ ‘vô tội’ và phủ nhận hành vi phạm tội của họ trước tòa. Đây là một phần của hệ thống tòa án đối nghịch (adversarial court system) mà hầu hết các khu vực pháp lý hiện đại đều có và không đủ cơ sở để xem là gaslighting, bởi vì nó xảy ra trong bối cảnh ai đó không thừa nhận mình có tội và đang cố gắng chứng minh mình vô tội – những quyền này được bảo vệ trong hệ thống tư pháp hiện đại. Nếu ai đó đưa ra những tuyên bố này trong cuộc tranh luận mà họ đang cố giải thích góc nhìn của mình, và những tuyên bố này đưa được ra trong quá trình tố tụng hoặc điều trần chính thức, thì họ được nhìn nhận như một người đang bảo vệ bản thân, không cố ý gaslight.
Nguyên tắc quan trọng cũng cần nhớ rằng con người tổng thể luôn có những cái nhìn khác nhau dựa trên những trải nghiệm của họ, các diễn giải vấn đề và nhu cầu tâm lý. Điều này thì quan trọng vì giúp không vội đánh giá một hành vi là gaslighting nếu ai đó chỉ đơn giản đang cố gắng giải thích quan điểm và bảo vệ bản thân. Nó được coi là gaslighting nếu họ tiếp tục phủ nhận những trải nghiệm của bạn, thay vì đơn giản chấp nhận chỉ là bạn có quan điểm khác.
Điều gì đang bị phủ nhận
Điểm cốt lõi của gaslighting là phủ nhận trải nghiệm của một ai đó. Thi thoảng, chúng ta có thể phủ nhận ít nhiều khía cạnh của những trải nghiệm (ví dụ: “nó đâu có xảy ra như thế” hoặc “bạn quên mất yếu tố này rồi”) và điều này không nhất thiết là biểu hiện của gaslighting, vì chúng ta đơn giản chú ý đến những điều khác nhau và ghi nhớ những điều khác nhau. Không giống những gì chúng ta thường nghĩ, trí nhớ thì không phải là cuộn băng ghi hình nguyên văn mọi sự thật nhưng thay vào đó thường là những các tự sự diễn giải và hồi ức cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và thành kiến. Điều này giúp ích khi phải xem xét đến gaslighting. Thông thường, một người nào đó phủ nhận cảm xúc của bạn, một thực tế khách quan mà bạn nhớ lại rất rõ ràng hoặc không thể nào là mơ hồ được (ví dụ: liệu họ có đánh bạn hay không) có thể xem là gaslighting, trong khi sự khác biệt về các chi tiết nhỏ hơn của ký ức có thể chỉ đơn giản là do sự khác biệt trong trí nhớ.
Gaslighting có thể là hành vi rất khó để xác định, nhưng tổng thể thì việc nhìn ra dấu hiệu và khuôn mẫu là khi ai đó cố ý hoặc liên lục lặp lại việc phủ nhận trải nghiệm của bạn vì lợi ích hoặc tổn thất cá nhân. Điều này thì giúp phân định rõ ràng hơn giữa những hành vi vô tội như chỉ là những bác bỏ mà chúng ta thỉnh thoảng hay tuyên bố.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này