Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.   
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 68

Bạn thân mến!
Tôi ủng hộ kế hoạch của bạn: từ chức và ẩn mình dưới sự thư nhàn. Nhưng đồng thời bạn cũng nên cũng cố gắng giấu việc từ bỏ chức vị của bản thân. Làm như thế, bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang theo gương những tên tuổi Stoic, ngay cả khi bạn không tìm thấy nó trong những lời khuyên của họ. Nhưng bạn cũng sẽ theo sự chỉ dẫn của họ, vì bạn làm điều ấy một cách đúng đắn minh bạch, không chỉ với bản thân mình, mà với cả người ngoài. Stoicism không khuyên ta phải chấp nhận bất cứ một chức vụ quyền lực nào trong mọi hoàn cảnh, vào bất cứ lúc nào, hay khi bản thân ta thấy mình không đủ những điều kiện cần thiết cho nó.
Thay vào đó, Stoicism giao cho người thông thái một lãnh thổ, một chức danh xứng đáng hơn với ông ta: là một công dân toàn cầu. Vậy nên thực ra thì ông ta không phải là không làm gì, ngay cả khi ông ta đã nghỉ hưu. Thậm chí, có thể bằng việc từ bỏ chức vụ ở một góc nhỏ trên bản đồ, ông ta có thể tác động đến một phạm vi rộng lớn hơn. Khi tâm trí ông ta chạm đến được thiên đường, ông ta sẽ có thể hiểu những chức vụ mà ngày trước mình cố công gắng sức để giành được (như cử tọa, pháp quan) thực ra nhỏ bé đến mức nào. Hãy ghi nhớ điều này: người thông thái sẽ trở nên linh lợi và có ích nhất khi những thứ thiêng liêng và có tính người ở trước tầm mắt họ.

Giờ tôi sẽ trở lại với đề nghị ban đầu, rằng bạn không nên để ai biết rằng mình từ bỏ chức vụ và lui về nghỉ ngơi. Đừng treo biển "Ở đây chỉ có triết học và sự yên tĩnh thanh bình". Thay vào đó, hãy đặt cho kế hoạch của bạn một cái tên khác: gọi nó là nghỉ ốm hay yếu đuối hay lười biếng. Vì tự kiêu với việc về vườn của mình thì thực ra lại chính là một dạng khác của tham vọng thu hút sự chú ý.
Có những loài vật lẩn trốn bằng cách xóa đi dấu vết của chúng xung quanh hang ổ, và bạn cũng nên làm tương tự. Nếu không thì có những kẻ “sẽ săn bạn”. Rất nhiều người bỏ qua những thứ ngay trong tầm mắt nhưng lại lục tìm bằng được bất cứ thứ gì bị giấu. Một sự bảo vệ được cho là không thể xâm nhập lại trở thành thử thách lôi cuốn với những tên cướp tinh nhuệ. Thứ gì được phơi bày ra thì thường kém giá trị: để chúng ở nơi công cộng, và những tên trộm thậm chí còn chẳng thèm ngó ngàng đến. 

Đó là cái thói của người đời - dù rất vô tâm, nhưng khi một thứ gì được giấu giếm, họ lại muốn bới móc nó ra. Vậy nên, điều nên làm là đừng khoe khoang hay lấy làm kiêu hãnh về sự từ chức của mình. Và một cuộc sống hoàn toàn tách biệt, cách ly khỏi nhân thế, thực ra chính nó lại là một sự khoe khoang. 

Một người ẩn mình ở Tarentum; người khác chôn vùi bản thân ở Naples; người khác nữa sống những năm dài mà không ra khỏi địa phận nhà mình. Bất cứ người nào khiến sự quy ẩn của bản thân trở thành truyền thuyết thì thực ra chỉ là đang cố thu hút một đám đông khán giả mà thôi.
Khi bạn rời bỏ chức quyền, mục đích của bạn không phải là để người đời nói về bạn, mà để chính bạn nói về mình. Và bạn sẽ nói điều gì? Chính những lời mà người ta thường sẵn sàng để nói về người khác: những đánh giá vô cùng khắc nghiệt (thậm chí đến vô cảm). Hãy làm quen với việc nói lên sự thật, và lắng nghe chúng. Tập trung vào những điểm yếu của bản thân. Mỗi người đều biết rõ những điểm thiếu sót của cơ thể mình Người thì biết mình phải làm nhẹ bụng bằng cách nôn mửa khi cần, người khác hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bằng cách chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; người khác nữa thanh lọc và tẩy rửa cơ thể qua việc nhịn ăn; hay người có vấn đề với khớp phải biết kiêng rượu và tắm nước nóng. Tóm lại, người ta bên ngoài có thể rất vô tâm với thế sự nhưng lại vô cùng lo lắng cho những vấn đề nhỏ của bản thân. Tương tự, có những căn bệnh của tâm trí cần ta phải nhận biết và chữa trị. Đâu là thứ ta cần làm khi đã về nghỉ ngơi? Ta chú ý đến những "vết thương" của mình. Nếu tôi cho bạn xem một bàn chân bị sưng tấy, một cánh tay bị bỏng đỏ ửng, hay chứng co gân khiến chân tay tôi không thể duỗi thẳng, bạn chắc sẽ để yên cho tôi nằm xuống và cố tìm cách chữa trị. Nhưng vấn đề của tôi nghiêm trọng hơn tất cả những chứng bệnh ấy, mà tôi lại không thể đưa ra trước mắt bạn: vật lây nhiễm, chỗ mưng mủ, ở sâu trong cơ thể tôi (trong tâm trí).
Không, đừng ca ngợi tôi. Đừng nói: "Một con người vĩ đại! Ông ta coi thường mọi thứ - chỉ trích sự điên khùng của loài người và tìm cách ở ẩn thoát khỏi nó". Tôi không phê phán điều gì ngoại trừ chính bản thân mình. Và sẽ không có lý do gì để bạn tìm đến tôi, mong muốn có được những chỉ dẫn cho đời mình. Nếu bạn hy vọng có thể tìm thấy sự trợ giúp ở đây, bạn lầm rồi. Một người bệnh sống ở đây, chứ không phải bác sĩ. Bạn nên nói điều này, sau khi rời bỏ tôi: "Tôi từng nghĩ ông ta may mắn và có học thức; tôi đã sẵn sàng nghe ông ta, nhưng tôi đã thất vọng. Tôi không thấy điều gì, nghe điều gì tôi muốn nghe muốn thấy. Thật chẳng có lý do gì để tôi quay lại đó". Nếu đó là cảm nhận của bạn, là điều bạn nói, thì đó là khi bạn đã học được một thứ. Tôi thà được bạn tha thứ cho sự thư nhàn của mình còn hơn là khiến bạn ghen tị.
"Vậy, Seneca", bạn nói, "ông đang khuyến khích sự nghỉ ngơi thư nhàn cho tôi? Không lẽ giờ ông đã hạ mình xuống như những người Epicurean?" (trường phái cho sự nghỉ ngơi và những thoải mái tiện nghi - pleasure - là thứ duy nhất đáng hướng tới trong cuộc đời)
Đúng, tôi đang khuyến khích sự thư nhàn cho bạn, nhưng là sự thư nhàn cho phép bạn làm những việc quan trọng và có ảnh hưởng hơn những thứ bạn đã để lại khi từ chức. Gõ cửa nhà quan chức quyền quý, soạn danh sách những người già không có ai nối dõi, hay nắm quyền lực lớn ở nghị viện - những thứ đó sẽ khiến bạn trở thành đối tượng để người ta ghen tị, chúng mong manh, không bao giờ bền vững, và nếu bạn nhìn giá trị thực sự của chúng, sẽ thấy chúng chỉ là những thứ hào nhoáng bề ngoài mà thôi. Một người vượt qua tôi về ảnh hưởng đến công chúng, người khác về địa vị và lương bổng trong quân đội, hay thanh thế nó mang lại, người khác nữa luôn được vây quanh bởi khách hàng và những người bảo trợ. Nhưng tôi không để tâm khi bị họ vượt trên: vì nó là đáng, nếu tôi có thể chiến thắng một thứ quan trọng hơn rất nhiều: Số mệnh của bản thân.
Nếu như bạn có thể đi theo con đường này rất lâu trước đây. Nếu như chúng ta không dành quá nhiều thời gian tranh cãi về hạnh phúc, khi cái chết luôn ở trước mặt! Nhưng dù có muộn màng, hãy để ta thôi trì hoãn thêm nữa. Vì giờ đây ta hiểu được giá trị của những trải nghiệm, thứ cho ta thấy sự thừa thãi và thậm chí có hại của rất nhiều thứ trước đây ta mong cầu và khao khát có được, và giờ đây ta đã dễ dàng hơn để chấp nhận và làm theo lý trí.
Vậy nên hãy để ta sống như người lữ khách muộn giờ khởi hành, cố bù đắp thời gian bằng cách thúc ngựa phi nhanh hơn về phía trước. Quãng đời còn lại là cơ hội để theo đuổi những mục đích ấy - khi những điều vô ích đã không còn phải bận tâm, và những lầm lạc mà tuổi trẻ khó có thể cưỡng lại giờ đã không còn là vấn đề. Bởi không bao lâu nữa, mọi thứ rồi cũng sẽ chấm dứt.
"Vậy những bài học mà ta chỉ có thể lĩnh hội ở giờ phút cuối, chúng có ích gì cho ta?". Chúng khiến ta có thái độ đúng đắn hơn và có thể chấp nhận cái kết thúc cuối cùng ấy. Bạn không nên nghĩ rằng có lúc nào trong cuộc đời để có được một tâm trí vững vàng thích hợp hơn là khi một người đã cố gắng rèn luyện bản thân qua nhiều thử thách, và cả những hối tiếc về lỗi lầm trong quá khứ; khi một người đã có thể chế ngự cảm xúc của mình và cuối cùng đã có thể tự hàn gắn. Đây là giờ phút để đạt được điều tốt đẹp ấy. Ai có thể tìm đến sự thông thái lúc tuổi già, là có được nó bởi năm tháng đời họ (Lời người dịch: Đoạn này mình cảm thấy hay thực sự. Mình hiểu là Seneca muốn nhấn mạnh những người tìm đến được sự thông thái qua chính những lỗi lầm và trải nghiệm của cuộc đời thì có thể còn đáng quý hơn cả sự thông thái có được từ thiên bẩm).
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:


*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I support your plan: hide yourself away in leisure, but also hide the very fact that you are at leisure. Realize that in this you will be following the example of the Stoics, even if not their instructions. But you will be following their instructions too, for you will be justifi ed in your own eyes, and really in anyone’s. 2 When we enjoin service to the state, we do not mean to just any state, nor that one must serve at all times or without ending.* Besides, we assign to the wise man a state worthy of him, that is, the whole world. Th us he is not outside the state even if he does retire. Indeed, it may be that in abandoning this one little corner he is moving into a greater and more spacious realm—that he is taking up a seat in heaven, and realizes now what a lowly position he held when he used to mount to the tribunal or preside from the curule chair.* Bank this away in your mind: the sage is never more active than when things divine and human come into his view.
3 I now return to my earlier exhortation, that you not let anyone know about your leisure. Don’t put up a sign saying “Philosophy and Quiet.” Give your plan some other name: call it ill health or weakness or laziness. Boasting of one’s leisure is just an idle form of ambition. 4 Th ere are animals that keep from being found by disguising their tracks right around their lairs; you should do the same. Otherwise there will be those who will hunt you down. Many people pass by what is in full view but ferret out anything that is hidden away. To seal an entry is to challenge the thief. What is in plain sight seems to be of little value: leave it out in the open, and the burglar passes it by. Th at’s the way of people generally—that is, of anyone who is ignorant: when something is secreted away, they want to break into it. 5 Th e best course, then, is not to boast of one’s leisure. And to be too secluded, staying completely out of view, is itself a form of boasting. One person hides out at Tarentum; another buries himself away in Naples; another goes for many years without crossing the threshold of his own house. Anyone who makes his leisure somehow legendary is merely summoning an audience for it.
6 When you retire, your object should not be for people to talk about you but for you to talk to yourself. And what will you say? Just what people are all too ready to say about others: the harsh assessment. Get used to speaking the truth, and to hearing it. Concentrate on those points where you feel you are weakest. 7 Each person knows his own bodily defi ciencies. Th at’s why one person lightens his digestion by vomiting, another supports it by frequent meals; another drains and cleanses his body by periods of fasting; and those who are troubled by gout abstain either from wine or from hot baths. People who are careless in other matters attend very closely to their own besetting problem. In the same way, there are diseased areas in our minds: these are what we must cure. 8 What am I doing in my leisure? I am tending to my wound. If I were to show you a swollen foot, a discolored hand, hamstrings so tight my legs could not unbend, you would allow me to lie in one place and coddle my infi rmity. Th is is a greater ill, and one I cannot show to you: the infection, the abscess, is in my very heart.
No, don’t praise me. Don’t say, “What a great man! He has despised all things—has condemned the madness of human life and made his escape!” I have condemned nothing except myself. 9 Nor will you derive any benefi t by coming to me for instruction. If you expect to fi nd help here, you are mistaken. An invalid lives here, not a doctor. Better you should say, after you leave me, “I used to think that fellow was fortunate and a learned man; I was ready to listen to him with eager ears, but I was disappointed. I have seen nothing, heard nothing I would want to have. Th ere’s no reason for me to go
back.” If this is how you feel, if this is what you say, then you have gained something. I’d rather have your forgiveness for my leisure than your envy.
10 “So, Seneca,” you say, “are you recommending leisure to me? Are you lowering yourself to Epicurean maxims?”* I am indeed recommending leisure, but a leisure that will allow you to do greater and fairer deeds than what you leave behind. Knocking on the doors of the high and mighty, drawing up alphabetical lists of elderly persons without heirs, wielding great power in the forum—all such power is brief, invidious, and if truth be told, sordid. 11 One man will be far ahead of me in political infl uence, another in military service and the prestige that it confers, a third in the extent of his patronage. I cannot equal them; their infl uence is greater than mine—but I don’t mind being beaten by everyone: it’s worth it, as long as I am the victor over fortune.
12 If only you had decided on this course of action a long time ago! If only we were not debating about happiness with death already in sight! Yet late as we are, we are now making no delay; for where once we had reason to teach us that many things are unnecessary or even harmful to us, we now have experience.
13 So let us be like travelers late in their departure: let’s add the spur, and so make up the time by greater speed. Th is time of life lends itself to such studies: its froth has subsided, and faults that the fervor of youth could not subdue succumb now to fatigue. Before long, they will be extinguished.
14 “And when will lessons learned at the point of departure be of any use to you?” you say. “And for what?” For this: that I may depart a better man. You need not believe that any time of life is better suited for excellence of mind than when one has disciplined oneself through many trials and many lingering regrets, when one has tamed the emotions and come at last to what is healthful. Th is is the moment for achieving this good. He who comes to wisdom when old comes so many years the wiser.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: