Mình đã vô tình thấy video này trên Youtube trong một ngày buồn hiu vì peer pressure. Cảm ơn một thế lực thần bí nào đó và thuật toán của Youtube đã giúp mình có một cái nhìn khác về chuyện "Being yourself" - một câu nói mình đã từng cảm thấy vô cùng "cliché". Hy vọng bản dịch video này sẽ phần nào giúp các bạn đang đương đầu với peer pressure như mình nhé. Mình có lược bỏ một số đoạn cho phù hợp với một bài viết hơn. Bạn nào muốn xem video gốc có thể nhấn vào link dưới.
Có lẽ bạn đã nhìn vào gương ít nhất một lần hôm nay. Bạn cạo râu, chải tóc, hoặc bạn kiểm tra xem còn miếng rau nào mắc trong kẽ răng không. Nhưng, bạn không biết rằng khuôn mặt bạn đang nhìn trong gương không phải khuôn mặt mà mọi người thấy. Đó chỉ là ảnh ảo, được hình thành nhờ sự phản chiếu trong gương.
Để nhìn thấy được hình ảnh mà mọi người thấy ở bạn, bạn cần nhìn vào True Mirror.
True Mirror (or Non-reversing Mirror) bao gồm 2 cái gương thường được kết nối với nhau ở một góc 90 độ. Đường thẳng kết nối giữa hai gương phải được đặt ở vị trí thẳng đứng.
True Mirror or Non-reversing Mirror
True Mirror or Non-reversing Mirror
Đó là trải nghiệm mất phương hướng nhất trong đời tôi khi tôi lần đầu nhìn vào True Mirror. Nhưng quan trọng hơn, tôi nhớ lại một kỷ niệm ngày bé. Khi tôi lớn lên, một trong những điều tôi thích nhất là nhìn mẹ tôi trang điểm. Tôi hay thường nói với mẹ rằng: "Có một bên đầu môi của mẹ trông cao hơn sao với đầu bên kia."
Mẹ tôi sẽ nhìn vào gương và nói: "Không, đâu có đâu con."
Rồi tôi nói: "Chỉ có một vài millimeter thôi, nhưng cái đỉnh đường viền môi phía này của mẹ chắc chắn là cao hơn cái còn lại."
Mẹ tôi sẽ bảo: "Caroline, con chỉ đang nói bậy bạ thôi."
Và tại thời điểm tôi nhìn vào True Mirror, hiển hiện trên tấm gương ấy là cũng là đôi môi tôi, suốt 45 năm qua, và tôi chưa bao giờ thực sự nhìn thấy nó.
Vậy điều khác biệt nằm ở đây: khi bạn nhìn vào một cái gương bình thường, bạn tìm kiếm một hình ảnh khiến bạn yên tâm, yên tâm là bạn đẹp, bạn trẻ, hoặc bạn ngăn nắp, hoặc vòng ba của bạn trông không quá to trong cái quần đó. Nhưng khi bạn nhìn vào True Mirror, bạn không nhìn thấy bạn, bạn không tìm kiếm hình ảnh để khiến bạn yên tâm, bạn tìm kiếm sự tiết lộ, bạn tìm kiếm chính bản thân bạn.
Và khi bạn nhìn vào những cá nhân nổi bật, hoặc thành công (tôi không nói về thành công tài chính, tôi nói về những người thành công khi hoàn thành bất kể mục tiêu nào họ đề ra) bạn sẽ thấy rằng họ có một điểm chung duy nhất. Điểm chung duy nhất của họ chính là việc họ không có điểm chung nào cả. Họ là những cá nhân đã tìm ra được món quà của riêng họ được vũ trụ ban tặng lúc sinh ra, và họ tận dụng món quà ấy để đạt được mục tiêu của mình.
Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều là một bản thể hoàn thiện. Điều này không thể hiện qua cách ta chọn công việc, mà thể hiện qua cách bạn thực hiện công việc ấy. Đa phần chúng ta chỉ dám sống một phần rất nhỏ trong khoảng không gian vụ trụ đã dành tặng. Vì thế, khi ta nhìn thấy một người phát huy hết bản thân họ, ta thấy họ tỏa sáng, như thể họ đã nuốt chửng cả mặt trăng vậy.
Những người không đủ can đảm để trở thành bản thân họ sẽ làm việc cho những người can đảm. Và vì thế công việc của bạn là đừng cố gắng trở nên giống như những người tôi đã kể trên. Điều duy nhất bạn phải làm khi sống trên hành tinh này là trở thành một "bạn" tốt nhất có thể, cũng như những người khác trở thành "họ" tốt nhất có thể. Chỉ vậy thôi.
Đã bao nhiêu lần có người khuyên bạn rằng "chỉ cần là chính mình thôi" (just be yourself). Và đã bao nhiêu lần bạn sử dụng lời khuyên đó với người khác. Con của bạn, đồng đội của bạn đến với bạn, bảo rằng họ lo lắng, sợ hãi trước khi họ bước vào một sự kiện quan trọng. Thế là bạn nói với họ: "Hãy cứ là chính mình thôi, vì khi là chính mình, bạn thật tuyệt vời." (Darling, just be yourself, because when you’re yourself, you’re fabulous)
Điều này dễ mang tới sự đồng cảm, vì đó là điều chúng ta muốn. Nhưng một điều khiến tôi băn khoăn chính là việc sử dụng từ "just". Nó ám chỉ 2 điều: (1) Đây là một việc dễ dàng; (2) Đây là điều người đang được khuyên chưa từng nghĩ tới.
Có 2 thời điểm trong đời việc "là chính mình" trở nên thật tuyệt vời và dễ dàng: một trong số đó là khi bạn là trẻ con. Khi bạn là trẻ con, bạn rất giỏi ở khoản "là chính mình". Trong một lớp học đầy những trẻ 3 tuổi, khi bạn hỏi: "Ai ở đâu là người khỏe nhất lớp", mọi cánh tay sẽ giơ lên. Nhưng nếu tôi vào một lớp học của các bé 7 tuổi, với cùng một câu hỏi, tôi sẽ nhận được câu trả lời: "Là bạn ấy." Bạn ấy là người khỏe nhất, bạn ấy là người chạy nhanh nhất, bạn ấy rất hài hước, bạn ấy là kẻ bắt nạt. Những hình mẫu xã hội sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 5, 6, 7, 8. Đó là lý do Aristotle từng nói:
“Give me a child until he is 7 and I will show you the man.”
vì đó là độ tuổi của sự nhận thức. Và từ đó trở đi, bạn sẽ trở nên tự nhận thức rõ hơn về bản thân mình, và hiển nhiên kém hơn ở việc "là chính mình".
Thời điểm thứ 2 bạn có thể trở nên rất giỏi ở việc "là chính mình" là khi bạn già với những nếp nhăn, vì bạn không thể lãng phí thời gian nữa. Bạn đến một giai đoạn khi bạn nhận ra có nhiều mùa hè đằng sau bạn hơn phía trước bạn. Bạn trở nên thành thật hơn và thỏa hiệp ít hơn với cuộc đời. Bạn sẽ nói với người khác: "Tôi không thích ăn rau cải, tôi sẽ không ăn đâu. Tôi chẳng thích. Tôi cũng không ưa nhạc jazz, nên bạn tắt đài giùm. Tiện thể luôn, tôi cũng chẳng ưa bạn đâu."
Nó giống như một cái đồng hồ cát. Khi bạn còn nhỏ, bạn rất giỏi ở chuyện "là chính mình". Khi già, bạn cũng vậy. Nhưng khoảng giữa là khoảng khó khăn và rắc rối nhất. Đó là khi bạn phải giao tiếp; thích nghi. Không còn từ "just" trong "just be yourself" ở đây nữa.
Vì thế, tôi đã phát triển mô hình "I complex", một mô hình giúp bạn hiểu được chữ "tôi" (I) bạn đang nói đến ở đây mang nghĩa gì. Bạn đã quen với "Phức cảm Thượng đẳng" (Superiority Complex). Nếu bạn trong tình huống này, chắc hẳn bạn nghĩ bạn là người quan trọng nhất trong căn phòng. Nếu bạn có "Phức cảm Thua kém" (Inferiority Complex), bạn đang đánh giá bản thân mình quá mức khiêm tốn. Cả hai đều là dấu hiệu của một cái tôi (ego) mỏng manh. Một cái là ảo tưởng về sự vĩ đại, một cái là ảo tưởng về sự tầm thường.
Có một cách thứ ba để sống trên thế giới này, tôi gọi nó là "Interiority". Một từ tôi tự chế thôi. "Interiority" mô tả một khuynh hướng. Nó sẽ hữu ích với bạn vì 2 lý do. Lý do thứ nhất: Nó hoàn toàn không có tính so sánh. Nếu bạn có phức cảm thượng đẳng hay phức cảm tự thua kém, bạn cần phải so sánh bản thân mình với những người xung quanh. Với phức cảm thượng đẳng, bạn cần những người xung quanh nhỏ bé hơn. Với phức cảm thua kém, bạn mắc một hội chứng "tôi-sẽ-bị-ai-đó-tìm-thấy", và mặc nhiên sẽ có người tìm thấy bạn.
"Interiority" hoàn toàn không có mối liên hệ với điều gì. Nó như một địa điểm trong tâm thức. Nó là nơi duy nhất trong cuộc đời bạn sẽ không có một cuộc thi nào cả. Tại nơi đây, cố gắng so sánh bản thân bạn với bất kỳ ai sẽ chỉ cho ra một tờ giấy trắng.
Tôi có thể nói về "Interiority" cho bạn nghe cả ngày trời, hoặc đơn giản hơn bạn có thể xem phần phỏng vấn của ca sĩ Jill Scott. Cô đang đợi đến lượt mình biểu diễn sau Erykah Badu. Cô nói rằng Eykah đã dẫn đường cho tôi và nhiều nghệ sĩ khác.
Trước khi lên biểu diễn, người quay phim đã hỏi cô rằng: "Cô có lo lắng không khi biểu diễn sau Erykah Badu?"
Và Jill Scott đã trả lời: "Anh đã bao giờ xem tôi biểu diễn chưa? Tôi là Lady Jill Scott. Tôi là một nhà thơ, một ca sĩ, và là rất nhiều điều khác. Chúng ta đều có phép màu riêng, và tất cả mọi người đều đến với một nhận thức riêng về năng lực. Năng lực của tôi chẳng thể được so sánh với cô ấy, là cô ấy cũng chẳng so sánh được với tôi."
"I complex" or "Interiority conplex"
"I complex" or "Interiority conplex"
Tuy nhiên, khả năng cao là có đến 4 bản thân của bạn đang ngồi trên cái ghế kia. Để tôi giới thiệu những bản thân của bạn cho bạn xem nhé.

1. PERCEPTION

Hình ảnh "Bạn" dễ thấy nhất, cái bản thân mà bạn đang trưng ra cho thế giới xem, là điều mọi người nghĩ về bạn, và có bao nhiêu người trên thế giới thì có bấy nhiêu ý. Tưởng tượng bạn là một cái USB lớn cắm vào thế giới. Bạn hiện lên và tương tác trên màn hình thế giới. Đây là sức mạnh của hoàn cảnh xung quanh. Nếu bạn không hiểu được phần này, "be yourself" sẽ không phải là một lời khuyên đúng đắn.
Trên hành trình trở thành chính mình, cơn nghiện của sự chấp thuận (approval addiction) sẽ là một trong những cản trở lớn nhất. Bạn mong chờ sự chấp thuận từ người khác, bạn tôn thờ ý kiến của người khác, và lầm tưởng nó là ý kiến của chính mình. Bạn sẽ không bao giờ "perceptionless" được, nhưng điều quan trọng là trở nên "perception free".
Một trong những điều giúp bạn tự do khỏi những cảm nhận bên ngoài (perception-free), là hiểu được vòng tròn tiếp theo trong mô hình "I complex".

2. PERSONA

Đây là hình ảnh mong ước của bạn. Đây là điều bạn muốn mọi người nghĩ về bạn. Nó không phải là sự giả tạo, hay một điều tệ hại. Đây là nhân cách thích nghi của bạn, do bạn xây dựng nên, và nó là một điều độc đáo, vì không phải ai trên thế giới cũng có cùng trải nghiệm như bạn.
Persona của bạn luôn luôn thay đổi. Nó giúp bạn tránh khỏi việc trở thành một trong những người khẳng định rằng họ có 15 năm kinh nghiệm, nhưng thật ra chỉ là 15 lần y hệt nhau của cùng một năm làm việc. Họ tự lặp lại bản thân từ năm này qua năm khác.
Tôi muốn bạn nghĩ về việc sau mỗi năm, bạn càng ngày càng tốt hơn ở việc trở thành chính mình. Bạn vốn đã khác biệt. Công việc của bạn là tìm cách để phát triển bản thân hơn nữa.
Sẽ có một vài lần nhất định trong đời, bạn cảm nhận được tiềm năng của sự thay đổi đang rất mạnh mẽ. Tôi gọi nó là "khoảng khả năng" (Interval of Possibilities) Bạn gặp một người lạ trong quán nước, sếp giao cho bạn một công việc mới. Bạn biết khi nắm lấy cơ hội này, tốc độ thay đổi của cuộc sống bạn sẽ tăng lên rất nhanh.
Tuy nhiên, sẽ có những "khoảng khả năng" trở nên thảm họa. Thực tế thì, đa số khả năng sẽ trở nên kinh khủng, vì đa số mọi người sẽ sống một cuộc đời nửa tỉnh nửa mơ cho đến khi có một sự kiện đánh thức họ. Sự kiện này sẽ khiến bạn nhìn lại và đặt câu hỏi về bản thân. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là tại sao bạn chỉ đặt câu hỏi về bản thân khi bạn yếu ớt nhất, khi bạn tổn thương. Tại sao bạn lại không đặt câu hỏi này khi bạn khỏe mạnh, có việc làm, hạnh phúc trong tình yêu. Chính những lúc này, câu hỏi về bản thân sẽ trở nên hữu dụng hơn. Câu hỏi về bản thân bây giờ sẽ là "Nếu bạn có thể trở thành một người như bạn mơ ước, bạn sẽ trở thành ai?"
"If you could be the human of your dream, who would you be?"
Một điều có thể đang ngăn cản bạn trở thành con người bạn mơ ước chính là vòng tròn tiếp theo.

3. EGO

Bây giờ bạn có Perception (điều người khác nghĩ về bạn), Persona (điều bạn muốn người khác nghĩ về mình), và bây giờ là Ego - điều bạn nghĩ gì về bạn.
Có những ngày bạn thức dậy và cảm thấy mình thật đáng ngưỡng mộ. Có những ngày bạn thức dậy và không thể nói nổi tên mình, đến cả cái điện thoại cũng trở nên thật nặng nề. Chẳng có lý do nào cả, chỉ là có ngày bạn thấy niềm vui lan tỏa khắp cơ thể, tóc bạn thật đẹp, và mọi thứ đều thật thuận lợi; có ngày bạn chẳng làm gì nên hôn, tay chân rệu rã và bạn không nói được lời nào.
Đó là 2 cực của cái tôi (ego) của bạn. Cả cuộc đời từ khi sinh ra đến nay, bạn đã luôn cố gắng xây dựng một mối quan hệ cân bằng với cái tôi của bạn.
Bạn cần cái tôi để sống trong thế giới tư bản của phương tây. Không có cái tôi, bạn sẽ khôn khổ đấy. Nhưng thách thức của bạn là đưa cái tôi xuống vị trí đang chiếm ưu thế của nó, và biến cái tôi thành công cụ phục vụ cho bản thân. Biến nó thành một vật hữu dụng.
Để làm được điều này, bạn cần tìm điểm cân bằng (equilibrium) giữa hai cực của cái tôi. Đó là một trạng thái cân bằng trong tâm trí không thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ngoại lực nào. Sự tự tin đến từ trạng thái này giống như sự tự tin của bầu trời. Khi bạn nhìn thấy cầu vồng trên trời, bầu trời sẽ nghĩ: "Huh, did you see my rainbow?" Khi hôm đó là một ngày xám xịt đầy mây, bầu trời sẽ không xin lỗi bạn. Nó chỉ ở đó thôi. Vì bầu trời thấy được sự vô thường của mây và của cầu vồng. Bạn cần phát triển được một nội tại luôn bất định trước những điều cả tốt và xấu xảy đến với bạn, cũng như bầu trời với thời tiết.
Sự khiêm nhường là thế. Baroness Campbell, chủ tịch UK Sport, đã cho tôi một định nghĩa chuẩn xác nhất của sự khiêm nhường: "Khiêm nhường không phải là nghĩ ít đi về bản thân, mà là nghĩ về bản thân ít đi."
“Humility is not thinking less of yourself; humility is thinking about yourself less.”
Tôi nhớ một bài học tôi đã có được khi tôi con nhỏ. Tôi sống ở Glasgow trong một gia đình tầng lớp lao động. Chẳng ai có đủ tiền để ra ngoài và kiếm thú giải trí. Mỗi cuối tuần, chúng tôi sẽ tụ họp lại ở một ngôi nhà, cả người già lẫn trẻ em. Ai cũng uống cả, và ai cũng sẽ phải biểu diễn cho người khác xem.
Mọi thứ thật hỗn loạn, vì chúng tôi chỉ là những người lái xe, thợ hàn, thợ gỗ vào ban ngày, và ban đếm chúng tôi tụ họp lại và trở thành Frank Sinatra, Dean Martin. Tất cả những đứa con trong gia đình tôi đều được dạy để biểu diễn từ bé. Tôi cùng cây guitar và những đứa em ngồi xung quanh hát. Và chúng tôi hát rất tệ. Rất tệ.
Một hôm, mẹ tôi lên gác và bảo chị em chúng tôi rằng mọi người đã sẵn sàng. Hãy xuống nhà và hát cho họ một bài. Tôi đã làm khác với bình thường. Tôi nói, "Con không muốn hát."
Mẹ tôi hỏi: "Tại sao con không muốn hát?"
"Vì con ngại"
"Tại sao con ngại?"
"Vì mọi người đều sẽ nhìn con."
Tôi không bao giờ quên được khuôn mặt của bà khi ấy. Mẹ tôi nói: "Caroline, đừng quá hãnh diện về bản thân, con ơi. Con nghĩ rằng mọi người dưới đó sẽ hứng thú với con à? Không có đâu con. Việc của con là xuống dưới đó và khiến họ vui vẻ, vậy hãy xuống đi.
Caroline, don’t flatter yourself, darlin’. You think anybody down the stairs is interested in you? They’re not. Your job is to go down there and make them happy, so go and sing.”
Tôi đồng ý và theo chân chị em xuống nhà. Lời khuyên ấy chưa bao giờ rời bỏ tôi. Nó đã khiến tôi rời bỏ về những quan tâm đến khả năng của tôi, quan tâm về việc tôi là tâm điểm của sự chú ý. Tôi không bao giờ còn là trung tâm của sự chú ý nữa. Bạn là trung tâm của tôi.

4. SELF

Và cuối cùng đó là bản thân bạn, bản thân hiện diện không bao giờ đổi thay. Bạn đã là bạn từ khi bạn 7 tuổi, và bạn cũng là bạn khi bạn 107 tuổi.
Ở Ấn Độ, bạn được chỉ dạy rằng bạn là một tâm hồn vô tình nằm trong một cơ thể, trong khi ở phương Tây họ chú trọng nhiều hơn về cơ thể và chỉ khi ta già thật già ta mới có hứng thú với tâm hồn.
Khi Gandhi đi lên tàu, một phóng viên hỏi ông rằng thông điệp ông để lại cho thế giới là gì. Gandhi quay đầu lại và nói: "Cuộc đời tôi. Cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi."
"My life! My life’s my massage!"
Cuộc đời của bạn là thông điệp của bạn, nếu không thì, tại sao bạn lại ở đây nhỉ? Bạn còn cuộc đời nào thay thế à?
Khi bạn nghĩ về danh tính của bạn, khi bạn nghĩ tại sao bạn lại xứng đáng được sống, bạn không phải là suy nghĩ của bạn, vì nghĩ ra những suy nghĩ đó. Bạn cũng không phải cảm xúc của bạn, vì nếu không thì ai là người cảm thấy những cảm xúc đó. Bạn không phải thứ bạn yêu. Bạn cũng không phải cái bạn sở hữu. Phải có điều gì đó ẩn dưới tất cả những thứ này. Người đàn ông này không thể bị đánh già là đàn ông, da màu, già, trẻ, gay, straight, vì chẳng có gì là quan trọng với ông cả. Ông ta biết tại sao ông ta lại ở đây. Bạn cũng có thể.
Kể cả khi bạn không được sinh ra với nhiều đặc tính của những bạn đồng lứa khác, kể cả khi bạn được sinh ra trong một cách mà có thể khiến bạn cảm thấy bất lực, bạn chỉ cần chạm đến bạn (self).
Nếu bạn có thể làm được điều này, không chỉ tốc độ của cuộc sống bạn sẽ nhanh hơn, không chỉ bản chất của cuộc sống bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy vô dụng nữa.