Thầy giáo dạy gì cho học sinh của mình trong cận kề thời đại 4.0
Ghi chép Ở nước ta đã trải dài qua nhiều năm chủ súy trong dạy học là tôn sùng kiến thức, hiện trạng đọc chép, chép chép và khi có...
Ghi chép
Ở nước ta đã trải dài qua nhiều năm chủ súy trong dạy học là tôn sùng kiến thức, hiện trạng đọc chép, chép chép và khi có công nghệ thông tin thì có thêm chiếu bài giảng để chép.
Cho dù sau nhiều lần cải cách nội dung và cả phương pháp, đến giờ tình trạng trên cũng chưa thay đổi là bao.
Cho dù sau nhiều lần cải cách nội dung và cả phương pháp, đến giờ tình trạng trên cũng chưa thay đổi là bao.
Nếu đôi chỗ nào đó có bổ sung kỹ năng bên cạnh những kiến thức thì cũng chỉ là các kỹ năng như là hệ thống các bước cần thiết có tính lặp lại, các kỹ năng thuộc lòng.
Thi cử hình thức
Đôi trường tổ chức các hoạt động hội giảng nhưng chỉ là sự chuẩn bị kỹ lưỡng mang nặng tính biểu diễn hơn là nêu ra một giải pháp để cùng nhau tranh luận. Hội giảng đi qua mọi việc đều như cũ.
Cũng vậy các sở giáo dục hàng 4 năm tổ chức thi giáo viên dạy giỏi một phong trào khá lớn và ý nghĩa của nó mang nặng tính thiết thực trong đổi mới giảng dạy, thế nhưng mỗi khi như vậy thií sinh dự hội giảng thường đến trước các giám khảo của mình để xin tham vấn, học hỏi. Và sau đó người dạy sẽ thực hiện như những gì giám khảo “ giáo huấn” và rồi tất cả đều hài lòng, cũng như thế sau hội giảng rầm rộ tiến trình dạy học ở các trường y như cũ.
Điều cốt yếu là không có sự nhận thức sâu sắc của đội ngũ Thầy, Cô trong việc cấp bách để đổi mới, thay đổi như thế nào, ai cần phải thay đổi và tại sao cần thay đổi.
Cũng vậy các sở giáo dục hàng 4 năm tổ chức thi giáo viên dạy giỏi một phong trào khá lớn và ý nghĩa của nó mang nặng tính thiết thực trong đổi mới giảng dạy, thế nhưng mỗi khi như vậy thií sinh dự hội giảng thường đến trước các giám khảo của mình để xin tham vấn, học hỏi. Và sau đó người dạy sẽ thực hiện như những gì giám khảo “ giáo huấn” và rồi tất cả đều hài lòng, cũng như thế sau hội giảng rầm rộ tiến trình dạy học ở các trường y như cũ.
Điều cốt yếu là không có sự nhận thức sâu sắc của đội ngũ Thầy, Cô trong việc cấp bách để đổi mới, thay đổi như thế nào, ai cần phải thay đổi và tại sao cần thay đổi.
Đích nhắm của các cơ quan quản lý giáo dục là các con số vô hình chung đã làm cho mọi Thầy, Cô cố làm cho đạt được điều sở muốn mà thôi. Số học sinh lên lớp, số tốt nghiệp, số học sinh giỏi v,v…
Internet, Edutech, AI
Thế giới đang vùn vụt thay đổi kiến thức và ngay cả các kỹ năng thông thường không còn là trung tâm của giảng dạy. Các ông thầy Google, Youtube, Internet of Thing và vô số trang khác… là các ông Thầy rất mẫn cán và rộng lượng sẽ cung cấp và giải đáp hầu như tất cả các thắc mắc của học sinh từ những vấn đề đơn giản của các phép tính cho đến vấn đề phức tạp chế tạo tên lửa.
Các dự án Alpha Go đã đánh bại tuyệt đối kỳ thủ cờ vây Hàn Quốc năm 2017, kế đó Alpha Zero chỉ cần ba ngày tự học tự luyện việc chơi cờ vây đã bại hoàn toàn Alpha Go.
Và mới đây nữ robot Sophia, được Arabia Saudi trao quyền công dân, đã chia sẻ “ khi một AI ( trí tuệ nhân tạo) học được một điều mới, chúng sẽ chia sẻ trên điện tóan đám mây để mọi robot khác có thể cập nhập và học tập”.
Như vậy việc chỉ chú trọng đến kiến thức và thuần kỹ năng không còn là điều cốt yếu trong giáo dục nữa, nếu cứ mãi như vậy xã hội sẽ tụt hậu rất xa.
Và mới đây nữ robot Sophia, được Arabia Saudi trao quyền công dân, đã chia sẻ “ khi một AI ( trí tuệ nhân tạo) học được một điều mới, chúng sẽ chia sẻ trên điện tóan đám mây để mọi robot khác có thể cập nhập và học tập”.
Như vậy việc chỉ chú trọng đến kiến thức và thuần kỹ năng không còn là điều cốt yếu trong giáo dục nữa, nếu cứ mãi như vậy xã hội sẽ tụt hậu rất xa.
Gần đây trên một trang báo cho biết ở 3 trường Đại học Y, Dược Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân chỉ trong năm 2016 đã buộc thôi học gần 3.000 sinh viên do không đáp ứng được chương trình học tập, một trong các nguyên nhân là các sinh viên đó đã bị nhồi nhét quá mức trong việc luyện thi vào đại học và khi vào trường đầu đã bị bảo hòa không tiếp thu được nữa.
Học sinh cần gì
Cái cần nhất cho học sinh là một nền tảng kiến thức cơ sở được giải thích và mô tả cặn kẻ cùng với các kỹ năng cơ bản kế đó là tập trung vào phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tưởng tượng và năng lực tự học!
Đồng thời phát triển các kỹ năng hợp tác, lối sống lạc quan hướng đến những lợi ích của cộng đồng, xây dựng lòng biết ơn cuộc sống, lòng yêu thương con người quê hương. Những điều này có được không những qua những giờ giảng dạy mà qua tương tác giữa Thầy và Trò, một nhân cách đôn hậu hết lòng vì học sinh sẽ “ lập trình” trong tư duy tình cảm của các em không những hiện giờ mà mãi các năm sau nầy. Nhân cách của Thầy sẽ khắc dấu ấn trong tiềm thức của học sinh thân yêu của mình cũng như góp phần chủ yếu vào việc thành nhân, thành một công dân hữu ích cho xã hội.
Người Thầy không phải chỉ chạy theo kiến thức, cũng không thuần kỹ năng cũng không phải chỉ để đi thi, mà người Thầy cùng Trò cộng tác trong tiến trình học sinh tự khám phá và tiếp nhận kiến thức một cách tự do, hình thành nên nhân cách của con người khai phóng đáp ứng được cuộc cách mạng 4.0 trong tiến trình xây dựng đất nước.Thầy giáo dạy gì cho học sinh của mình trong cận kề thời đại 4.0!
Tungtung.vn là nền tảng trắc nghiệm trực tuyến cung cấp giải pháp trong việc chia sẻ đề thi trắc nghiệm trực tuyến, cung cấp các công cụ đánh giá năng lực học sinh, và sáng tạo nội dung đánh giá kiến thức đã được dạy học.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất