Thánh đường vĩ đại của giáo dục
Tại sao giáo dục sẽ trở nên tệ hơn trong tương lai và chúng ta cần làm gì để thay đổi nó
Giáo dục và tôn giáo là hai thứ có nhiều điểm khá tương đồng với nhau. Thứ nhất người ta tôn sùng nó và không đặt quá nhiều câu hỏi hóc búa về bản chất. Thứ hai nó được điều hành bởi một hệ thống lớn và chậm và đa phần chống lại việc thay đổi ở mọi cấp độ.
Thứ nhất nếu chúng ta đi sâu về bản chất chúng ta nhận ra có quá nhiều thứ vô lý ở đây:
_ Tại sao trường học lại dạy chúng ta những thứ vô dụng không có giúp ích gì cho cuộc sống ?
_ Tại sao trường học phải kéo dài 8 tiếng 1 ngày và bắt buộc phải có đúng chừng đó môn học ?
Có hàng tá những câu hỏi rất đáng để suy nghĩ về bản chất của giáo dục ? Tuy nhiên, nếu hỏi những câu hỏi này cho những thầy cô giáo hoặc những tín đồ cuồng tín của giáo dục bạn sẽ nhận được những câu trả lời nghe cực kì vô lí. Một trong số những câu trả lời tiêu biểu tôi có thể nêu ra là:
_ Trường học dạy chúng ta tư duy thông qua việc học những thứ vô dụng. Điều này nghe rất hợp lý nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn nếu dạy cho chúng ta tư duy thông qua những trường hợp thực tế sao ?
_ Không có kiến thức nào là vô dụng. Thực ra thì đối với mỗi người sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, kiến thức vô dụng đối với người này sẽ hữu dụng với người khác. Tuy nhiên đa phần chúng ta sẽ chẳng nhớ gì về lịch sử, địa lý, ngữ văn, GDCD,... Vì thật sự đa phần những người bình thường sẽ không cần tới nó trong cuộc sống hằng ngày.
Chắc chắn là còn nhiều nữa nhưng ở trên là một số ví dụ tiêu biểu và nếu bạn biết về sunk cost fallacy ( chi phi chìm) bạn có thể nhận ra là nhiều người bị chi phối về mặt cảm xúc khi nói về quá trình giáo dục của bạn thân nên đã quá đề cao tầm quan trọng của nó. Nếu bạn đọc tới đây rồi một số sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi là "Nếu giáo dục tệ thì làm thế nào để thay đổi nó ?". Rất may mắn là hiện nay chúng ta đang sở hữu các công cụ rất mạnh mẽ để có thể thay đổi giáo dục. Tuy nhiên có thể câu trả lời không hề như bạn nghĩ.
Trước tiên, hãy nghĩ về hệ thống giáo dục đương thời. Mô hình này xuất phát từ đâu và tại sao nó lại được áp dụng rộng rãi như ngày hôm nay. Sau vài phút lặn ngụp trên wikipedia, chúng ta phát hiện ra rằng mô hình giáo dục bắt buộc đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới này bắt nguồn vào đầu thế kỉ 20 là một bước chuyển mình quan trọng từ mô hình giáo dục mang đậm hơi hướng tôn giáo sang hướng thế tục. Một đặc điểm quan trọng của mô hình này là được tài trợ bởi nhà nước và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng ( Đây là lý do nó trở nên rất phổ biến ). Đọc tới đây chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tại sao giáo dục khó thay đổi và trở nên tệ.
_ Thứ nhất, nó được quản lý bởi nhà nước cho nên mỗi một sự điều chỉnh đều rất nhiêu khê được bao phủ bởi giấy tờ và quy định chồng chất.
_ Thứ hai, nó là một mô hình chống lại sự thay đổi. Những giáo viên là những tín đồ tôn sùng giáo dục nên về bản chất họ không muốn tạo nên sự thay đổi.
Nên là bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là kiến thức mà mọi người ngày nay đang học đã được dạy hơn 50 năm trước. Bạn nên tham khảo các chương trình giao dục từ trước giải phóng để thấy được một phần của sự tương đồng ( Thời mà người ta vẫn biết được tại sao chúng ta lại có những hằng đẳng thức đáng nhớ, chứ bây giờ mà đặt câu hỏi là tại sao nó lại đáng nhớ thì chẳng ai trả lời được). Tuy nhiên điều này lại giống lên một hồi chuông báo động trong thời đại ngày nay khi mà sự phát triển đang rất nhanh. Chỉ cần 10 năm thôi là những phần mềm đã trở nên cực kì lỗi thời và những kĩ sư phải liên tục trao dồi kiến thức để làm việc và những công nghệ mưới được phát triển mỗi ngày thì liệu bạn có muốn con bạn tiếp tục học kiến thức từ 70 năm trước không.
Vậy thì giải pháp tối thượng ở đây là gì ?
Chính là startup. Startup có thể dễ dàng khắc phục những khuyết điểm của mô hình giáo dục truyền thống vì bản chất của startup bao gồm:
_ Thứ nhất, phát triển và thay đổi cực kì nhanh.
_ Thứ hai, tập trung đo lường trải nghiệm người dùng và xây dựng sản phẩm theo hướng lấy người dùng làm trọng tâm.
Vậy nên là thay vì ngồi xuống và trở nên bi quan về tương lai của giáo dục hãy đứng lên và làm việc cho một startup với tầm nhìn làm khuyn đảo ngành này trong tương lai hoặc nếu tham vọng hơn bắt đầu một startup của riêng bạn.
Tái bút: Cho những ai đang có ý định tặng tôi gạch đá thì chuyện các startup thay thế cho nền giáo dục truyền thống là truyện chắc chắn sẽ diễn ra chỉ là sớm hay muộn thôi.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất