Tập trung khó đến vậy sao?
Khi đang học một điều gì đó mới mẻ (lập trình, ngoại ngữ,..), ngồi vào bàn được tầm 30 phút rồi tay lại táy máy cầm chiếc điện thoại...
Khi đang học một điều gì đó mới mẻ (lập trình, ngoại ngữ,..), ngồi vào bàn được tầm 30 phút rồi tay lại táy máy cầm chiếc điện thoại lên, dự tính chỉ thư giãn 5 phút thôi, nhưng đấy chỉ là dự tính, còn thực té thì thời gian sử điện thoại lại lấn át học tập. Hay 1 ví dụ khác, hãy nhớ lại những hôm còn ngồi trên ghế nhà trường, tiếng giảng của thầy cô như tiếng chim hót, làm bạn nhớ đến những khung cảnh thơ mộng trong phim với nhân vật chính là mình và người kết duyên sẽ là crush của bạn. 45 phút cứ ngỡ 15 phút, bạn chưa vẽ xong cốt truyện trong đầu thì tiếng chuông reo lên, và bạn chẳng học được gì cả.
Cả 2 ví dụ tuy khác thời điểm, không gian, đối tượng đề cập, nhưng chúng có 1 điểm chung rất rõ : làm gián đoạn sự tập trung, như 1 vách đá ngăn cản chặng đường thu thập kiến thức của chúng ta. Vậy liệu các bạn có thắc mắc tại sao "sự tập trung " nghe đơn giản là chú tâm và nỗ lực hết sức cho 1 công việc, nhưng số người có thể có được sự tập trung dài hạn thì lại rất ít. có người có thể tập trung cả 4-5 tiếng vẫn có thể tiếp tục thực hiện công việc, tuy nhiên cũng tồn tại vô số nhóm chỉ có thể tập trung chỉ 5-10 phút, rồi lại bỏ dỡ công việc hiện tại mà chuyển sang thú vui mới. Với sự giúp đỡ của thiết bị hiện đại, lẽ ra nhánh công việc của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều, vì thế ta có thể dồn hết sự tập trung vào 1 lĩnh vực, ví dụ như: khi chưa có máy hút bụi, máy giặt, ta sẽ dễ bị phân tâm vì khi ta làm việc mà vẫn tồn tại nỗi lo cho công việc nhà, nhưng nếu đã sở hữu được thiết bị hiện đại, ta sẽ dễ dàng tập trung vào một công việc . Thế nhưng thực tế cho thấy mức độ tập trung của chúng ta giảm đi rất nhiều theo từng năm, xu thế giảm đi này sẽ dẫn đến chênh lệch số lượng với só người mất tập trung lấn át những người tập trung tối đa, vì vậy, ta có một sự ngưỡng mộ đặc biệt với những bạn hay đồng nghiệp có được sự tập trung cao độ.
Mục lục
1 / Tại sao sự thiếu tập trung sẽ dẫn đến năng suất công việc thấp:
2/ Giải pháp
3/ Kết bài
Tại sao sự thiếu tập trung sẽ dẫn đến năng suất công việc thấp:
Khi ta làm một việc gì đó, hàng tỷ tế bào thần kinh (neuron) sẽ được liên kết với nhau, . tế bào thần kinh càng chặt chẽ thì quá trình xử lý thông tin sẽ càng diễn ra trơn tru hơn (vd: neuron được tạo ra từ hành động bật máy tính sẽ liên kết chặt chẽ với hành động bấm phím hơn là hành động vẽ hay múa). có nghĩa là hành động vẽ hay múa có các tế bào thần kinh ít liên quan hay tướng xứng với hoạt động bấm phím. vì vậy, khi bạn gián đoạn công việc của mình bởi 1 hành động khác, những neuron mới không tương xứng sẽ tự xuất hiện và chen vào, cắt ngang sợi dây neuron đã hoạt động chặt chẽ trước đó, tất nhiên bạn có thể hàn gắn chúng lại, mà việc kết nối chúng lại thường thì sẽ không hoàn hảo như lúc đầu, hoặc cần nhiều thời gian để hàn gắn chúng, . Đó là lí do tại sao lúc đầu bạn học rất hiệu quả, nhưng sau khi hành động đó bị gián đoạn bạn sẽ thấy năng suất của mình giảm đi hoặc bạn đọc lại các kiến thức trước đó để kết nối lại các neuron như ban đầu.
Mọi người vẫn biết tác hại của sự thiếu tập trung, nhưng vẫn vô tâm , mặc cho thói xấu này đã ăn sâu vào gốc rễ của mọi người. Mọi vật đều có lý do của nó, và sự tập trung cũng chẳng phải ngoại lệ. Dưới đây là những lí do khiến chúng ta mất tập trung trong xã hội hiện đại ngày nay:
1/ Nghiện "Smartphone":
Không phủ nhận lợi ích to lớn thông qua các thiết bị điện tử. nhưng mọi việc đều có hai mặt và sử dụng điện thoại thông minh hiển nhiên sẽ có mặt tiêu cực của chúng. Các nền tảng phổ biến như Instagram, Facebook,.. đã ngón hàng tấn thời gian của ta , điều đó có nghĩa là thời gian ta tiếp xúc với mạng xã hội nhiều hơn là với gia đình hay bản thân. Dần dần, thói quen này trở thành nhu cầu thiết yếu, hình thành nên tâm lý sợ bị bỏ lỡ những tin tức thú vị hay mong muốn được trở thành người của công chúng. Chỉ cần nghe 1 tiếng chuông "ting! ting!", hầu hết mọi người sẽ cầm lấy chiếc điện thoại một cách vô thức . Sau khi đã biết được thông báo hiển thị gì, vẫn sẽ chia ra làm 3 loại:
+ loại thứ nhất: chỉ mong muốn được biết được tin nhắn vừa mới gửi đến, mức độ kiểm soát bản thân vẫn đủ để có thể không sa đà vào chiếc smartphone. Mức độ trì hoãn công việc hầu như không
+ loại thứ hai: một khi đã chạm vào điện thoại, nhóm này sẽ lỡ chân "té" vào các newfeed hay các bài post thú vị, nhưmg một khoảng thời gian sau, kéo dài tầm từ 15-20 phút, nhóm này sẽ chợt nhận ra sự thiếu tập trung của mình rồi lại bắt tay tiếp vào công việc. Mức độ trì hoãn ở mức độ nhẹ, trong vài trường hợp chúng cũng có thể nặng, tùy thuộc vào deadline và khả năgg giải quyết công việc của đối tượng cần nêu
+ Loại thứ 3: không cầm thì sẽ không sao, chứ đã "chạm" thì chạm cho đến cùng, công việc bị bỏ ngang, có thể dời sang hôm sau, tuần sau, hoặc kéo dài vô hạn, nói chung là thỏa mãn cái tôi trước đã. Đây là nhóm trong tình trạng trì hoãn đáng báo động. Hầu hết mọi việc đều bị bỏ ngang.
- Nhìn chung, dù mức độ nhẹ hay nặng, sự tập trung của chúng ta đã bị gián đoạn đáng kể.
2/ Áp lực đè nén
Quả thật xã hội hiện giờ cạnh tranh rất khốc liệt, đòi hỏi chúng ta không ngừng nâng cao hiểu biết của mình. Cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, mọi người thể hiện những khía cạnh tốt nhất của mình lên các nền tảng này, khiến các áp lực, nỗi lo sợ của chúng ta lại càng lớn hơn bao giờ hết. những "stress" vô hình này luôn hiện hữu trong ta mỗi ngày, chúng sẽ xuất hiện rõ hơn trong tâm trí mỗi khi ta có thời gian rảnh hay chỉ đơn giản là ở một mình. Xin nhắc lại là "rõ hơn", nghĩa là chúng vẫn tồn tại ở bất cứ thời điểm trừ những lúc ta ngủ. (người ta thường bảo ngủ sẽ giúp quên đi nỗi buồn, dù ngắn hay nhiều chí ít là ta cũng có được sự bình yên trong 1 khoản thời gian). Thế nên, trong quá trình làm việc, việc xuất hiện những áp lực ấy là điều không thể tránh khỏi, chúng ta sợ sẽ bị bỏ lại phía sau, sợ sẽ thất bại, sợ bị mọi người chê cười,... tất cả những suy nghĩ tiêu cực do chính ta đã hạn chế sự tập trung của chính bản thân, và chúng cũng làm vơi đi phần lớn năng lượng tích cực trong cuộc sống.
3/ Môi trường:
Môi trường làm việc ồn ào, đông đúc, hoặc có nhiều xao lạc có thể gây nhiễu loạn và làm mất tập trung. Ngoài ra, môi trường không thoải mái, quá nhiều ánh sáng, không đủ không gian để làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung. Tuy nhiên, yếu tố này còn tùy thuộc vào loại người, Vd bật nhạc to trong khi làm việc khiến giúp Stephen King (tiểu thuyết gia người Mỹ) đạt được nhiều năng suất hơn trong quá trình sáng tạo cốt chuyện, hay nhiều bạn cảm thấy học bài ở lớp với vài tiếng ồn ào sẽ hiệu quả hơn so với một mình trong căn phòng trống vắng.
Nhìn chung, 3 nguyên nhân trên đều gây ra sự mất tập trung dựa trên 1 nguyên lý mà mình đã nói trên: các neuron mới xuất hiện chen vào một mạng lưới neuron đang liên kết chặt chẽ, làm quá rình xử lý thông tin trong não bộ kém hiệu quả hơn
Giải pháp:
Giải pháp sẽ được đưa ra khi đã tìm ra nguyên dân, vì vậy, mình sẽ đưa ra các giải pháp dựa trên những nguyên nhân đã đề cập:
1/ "Smartphone":
Giải quyết chiếc smartphone của bạn: Hãy dũng cảm, kiên quyết xóa bỏ các mạng xã hội không cần thiết hư tiktok, instagram, vì chúng là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung, ngay cả 1 người trưởng thành và giỏi giang như anh "Nguyễn Hữu Trí" cũng thừa nhận rằng thật khó để có thể nhận ra sự thao túng tâm lý dữ dội của các mạng xã hội này ( đơn giản là những chiến lược này được tạo ra bởi các chuyên gia tâm lý hàng đầu thế giới). Nếu tài khoản của bạn không mang lại giá trị gì ngoài việc giải trí, thẳng tay diệt chúng đi, diệt ở đây là diệt tận gốc, là xóa luôn tài khoản của bạn, để phòng trường hợp truy cập vào thẳng trang web như laptop hay trên điện thoại cũng có thể truy cập các nền tảng này trên google. Xin bạn đừng biện hộ cho bản thân bằng sự chăm chỉ như: mình cần facebook đê phục vụ học tập, học hỏi các anh chị trong cộng đồng,.... Vậy cho mình hỏi thời gian bạn học được từ những người này chiếm bao nhiêu % tổng giá trị thời gian mà bạn đã đầu tư vào các nền tảng đó?
Tài liệu trên thư viện không thiếu, bạn vẫn có thể học được người tài thông qua đọc sách trên thư viện, đọc sách trên thư viện giúp bạn tìm được người hợp chủ đề với mình chứ không phải ngẫu nhiên như trên mạng, bạn vẫn có thể làm quen với một người rất tài giỏi đấy chứ!( phải nhắn tin họ nhé, trên mỗi cuốn sách có để thông tin liên hệ tác giả) mà thời gian lãng phí lại không nhiều vì bạn đã không tiếp xúc các video ngắn trên facebook..
2/ Stress:
Đây là trường hợp khó điều trị nhất: bạn cần một khoảng thời gian để tự hỏi bản thân. Sẽ tốt hơn nếu viết ra giấy vì việc viết ra sẽ giúp bạn nhớ lại những gì đã nghĩ trước đó. Sự thật là mỗi người đều có áp lực, chỉ khác nhau ở thái độ nhìn nhận chúng, mình thường nhìn nhận những áp lực như 1 cơ hội để mình có thể phát triển, nhờ vậy mà số lần than thân trách phận dần ít đi và mình còn đôi lúc cảm thấy vui vì gian nan đã giúp mình phát triển rất nhiều.
Mình nói thế thôi, chứ bản thân vẫn biết các bạn vẫn chưa có một thái độ tích cực ngay lập tức sau khi đọc vài ba dòng cảm hứng này đâu. Bản thân các bạn trước tiên cần gieo hạt giống tích cực, nghĩa là phải tin tưởng và mong muốn rằng bản thân sẽ chấp nhận mọi thử thách, hạt giống niềm tin sẽ phải được tưới nước theo năm tháng, và đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở thành 1 cây cổ thụ lớn, ăn sâu vào tiềm thức mà chính bạn cũng rất khó khăn để chặt được chúng
- Áp lực thì nhiều vô kể dẫn đến giải pháp cũng tương đối không ít nên mình sẽ không liệt ra giải pháp cụ thể để giảm stress và thừa nhận luôn là mình không phải chuyên gia tư vấn tâm lý để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, bạn có thể tham khảo trên google, nhưng mình khuyên bạn cần phải tự suy nghĩ đưa ra giải pháp cho mình trước, nếu không được rồi hẳn lên google. Ví dụ như bản thân mình, thiền không phải là 1 phương pháp phù hợp, nhưng nó là 1 phương pháp phổ biến trong danh sách "các chìa khóa giảm stress". nên nhớ google chỉ là công cụ tham khảo, mà không biết mới tham khảo, không nên phụ thuộc quá nhiều vào chúng. Việc tâm sự và tìm ra giải pháp là rất khó, nhưng khó đến đâu bạn cũng có thê tìm ra nhờ hạt giống được gieo mầm trong tâm trí bạn. Khi stress dần vơi đi thì sự tập trung công việc của bạn cũng sẽ tăng theo tỉ lệ. (vì đầu mình đâu còn mãi suy nghĩ tới stress nữa)
* Bonus: Có lẽ bạn không biết hoặc đã biết nhưng mình vẫn nhắc=)) , các mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng áp lực như hiện nay, nếu bạn làm tốt giải pháp 1 thì tự động áp lực sẽ giảm xuống, dù ít hay nhiều.
3/ Môi trường:
cái này thì nhiều bạn thực hiện được, các bạn có thể lên thư viện hoặc học trong phòng, tùy vào kiểu người, không gian bao la rộng lớn, rồi cũng sẽ kiếm được 1 nơi phù hợp với tâm trạng bản thân
* Nhiều bạn hỏi mình tại sao mình có thể tập trung học ở trường được thì mình giải thích đây luôn. Với nhiều bạn không thể tập trung được khi trên trường thì các bạn hầu hết có các lí do sau đây:
1 - Môi trường học tập không thuận lợi: Môi trường học tập ồn ào, đông đúc, hoặc không thoải mái .
2 - Cảm xúc và tâm trạng: căng thẳng, stress, mệ mỏi.
3 - Thiếu sự quan tâm và thú vị: nội dung học không được tương thích với sở thích hoặc mục tiêu học tập của bạn.
4 - Mệt mỏi và thiếu ngủ: cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi đủ, khả năng tập trung và sự tập trung có thể giảm đi.
5 - Hiện tượng xã hội và sự xao lạc: sự xao lạc từ bạn bè, cuộc trò chuyện, hoạt động ngoại khoá và các yếu tố xã hội khác,..
- Yếu tố số 1 có thể được giải quyết thông qua thầy cô hoặc các bạn có thể chia sẻ trực tiếp với lớp, nếu vẫn không được thì do các bạn xui :)) (hoặc bạn có thể tự tìm ra giải pháp phù hợp hơn vì mình chưa nghĩ ra giải pháp tốt nhất cho tình huống này). Còn lại tất cả là yếu tố có thể điều chỉnh được qua chính bản thân bạn. Hãy điều chỉnh sao cho bạn thoải mái và tự hào về năng suất làm việc ngày hôm đó.
Kết bài :
Tập trung tuy nó không quyết định thành công nhưng chúng là bước đệm để ta tiến đến thành công trong công việc. Bài viết của mình có nêu quan điểm khá tiêu cực về lướt web, tuy nhiên mình không hề đổ lỗi cho điện thoại. Điện thoại không sai, mà là chúng ta sai trong cách sử dụng chúng. Hãy tận dụng những khía cạnh tốt đẹp nhất của internet để chúng phục vụ cho bản thân thay vì phó mặc để chúng kiềm hãm cuộc đời mình.
Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích cho những bạn đang gặp trở ngại lớn trên con đường tìm kiếm sự tập trung!
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất