Cú đấm nằm ở trên đôi tay của võ sĩ, nhưng muốn đấm mạnh thì các võ sĩ phải tập mông cho to hơn? Vì sao lại như thế?
Trên thế giới, các võ sĩ với những cú đấm nặng ký nhất cũng thường sở hữu cặp mông tròn trịa nhất. Không chỉ vậy, những vận động viên xuất sắc, những tượng đài về thể lực, sức mạnh cũng sở hữu vòng 3 căng tròn. Thành thực mà nói, cơ mông chính là dấu hiệu nhận biết một vận động viên có nền tảng thể lực, thể chất tốt trong mọi môn thể thao.


Những vđv có nền tảng thể lực tốt đều sở hữu vòng 3 căng tròn.
Mặt đất, cơ sở phát lực của con người
Bởi con người là một động vật bậc cao sống trên cạn. Mọi hoạt động lẫn mọi vận động của con người đều diễn ra trên mặt đất, do đó, các yếu tố thể chất như gia tốc, tốc độ lẫn sức mạnh cũng đều có cơ sở chung là mặt đất trừ khi con người chuyển sang sống dưới nước hoặc bay trên trời.
Muốn chạy nhanh hơn, đôi chân của vận động viên phải tạo ra nhiều lực hơn khi đạp xuống đất, muốn nâng tạ được nặng hơn, đôi chân của lực sĩ cũng phải đạp xuống mặt đất. Đối với những cú đấm, do cần lấy lực xoay từ hông để tạo đà cho cú đấm lao về phía trước, đôi chân của họ cũng cần phải đạp xuống mặt đất để làm điểm tựa cho cú đấm.
Cú bứt tốc ngoạn mục đưa Tú Chinh lên ngôi 'nữ hoàng' SEA Games ...
Tốc độ của một VĐV Điền kinh nhờ vào sức mạnh tạo ra bởi mỗi bước chân đạp vào mặt đất.
Nói cách khác, mọi cơ sở để phát lực của con người đều nằm trên mặt đất. Mặt đất là điểm tựa giúp các vận động viên nhảy xa hơn, nhảy cao hơn và cũng đấm mạnh hơn.
Cơ mông trong việc phát lực
Như đã nói ở trên, mặt đất là điểm tựa để các vận động viên sử dụng sức mạnh và đôi chân là thứ kết nối vđv với mặt đất, còn thứ kết nối đôi chân với thân trên là mông.
Do cũng nằm trong nhóm cơ lõi (cơ core), cơ mông (Gluteus) có vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển thể chất, sức mạnh cho một vận động viên bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khả năng chạy, nhảy, lướt, tăng/giảm tốc...
Cơ mông cũng nằm trong nhóm cơ lõi (core), nhóm cơ quan trọng của cơ thể.
Đặc biệt hơn, mông là cơ bắp chủ yếu để tạo ra sức mạnh cho việc phát lực theo phương ngang, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tạo ra lực tiến về phía trước (nhảy xa, lướt, phóng tới...), phương lực giống với phương của một cú đấm chuẩn.
Deontay Wilder KO Bermane Stiverne In Round 1 | SHOWTIME ...
Cơ mông khỏe tạo sức mạnh cho phát lực phương ngang, điển hình là động tác đấm.
Ngoài ra, cơ mông còn hỗ trợ cân bằng cho cơ thể. Cơ mông lớn giúp hạ trọng tâm cơ thể xuống thấp hơn khiến vận động trở nên cân bằng hơn. Và thăng bằng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát lực.
Bàn về những cú đấm
Trong võ thuật, một cú đấm tốt là một cú đấm phối hợp được khả năng phát lực giữa hông, vai và tay. Sức xoay của hông, vai và sức duỗi của cánh tay sẽ tạo ra một lực lớn dồn vào trong cú đấm, trong đó, hông là phần tạo ra nhiều lực đấm nhất.
Saul 'Canelo' Alvarez Vs. Amir Khan - KO (Slow Motion) GIF by ...

Một cú đấm tốt là một cú đấm phối hợp được cả hông, vai và tay với nhau.
Dù lên đến đỉnh cao, các võ sĩ nhà nghề sẽ tự tìm ra những cú đấm biến thể khác phù hợp với chiến thuật của họ hơn, nhưng cho đến cuối cùng, cốt lõi của cú đấm vẫn xoay quanh vai, hông và tay.
Hãy xem hình dưới đây: Nhóm cơ đỏ là những nhóm cơ bên trong và nhóm cơ xanh là nhóm cơ ngoài. 




Trong võ thuật, nhóm cơ ngoài (màu xanh) có tác dụng: rướn, đẩy và là điểm cuối cùng của việc phát lực (release power). Trong khi đó, nhóm cơ lõi (màu đỏ) có tác dụng: xoay, kéo, xoắn, thăng bằng, hardening và tạo ra sức mạnh. Có thể thấy rằng, mỗi khi một cú đấm được tung ra, nhóm cơ chịu trách nhiệm chính cho chuyển động xoay là cơ core với cơ mông là một trong những cơ bắp lớn nhất tham gia vào nhiệm vụ.
Các bài tập phát triển cơ mông
Trong việc phát triển sức mạnh, những bài tập không thể bỏ qua chính là Squat và Deadlift. Đối với bài tập Squat, bài tập này có rất nhiều biến thể để phù hợp với những yêu cầu khác nhau. Việc phối hợp cả 2 bài tập Deadlift và Squat trong chế độ tập của bạn là điều cực kỳ cần thiết nếu muốn phát triển sức mạnh bản thân.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là cả 2 bài tập này trông tuy dễ thực hiện nhưng thực tế lại rất dễ mắc phải lỗi kỹ thuật. Oái ăm ở chỗ, các bài tập này nếu tập sai phần nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống làm ảnh hưởng đến cả việc tập luyện lẫn trong sinh hoạt hàng ngày. 
Squat và Deadlift là những bài tập quen mắt nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật chi tiết.
Do đó, hãy tập luyện chung với các chuyên gia hoặc với những người có kinh nghiệm bởi võ thuật hay nâng tạ, môn nào trông cũng dễ hiểu nhưng lại rất khó để làm.