Tản mạn về đọc sách
Đối với tôi sách là một món ăn tinh thần, một tài sản vô giá mà không thứ gì có thể thay thế được. Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều...
Đối với tôi sách là một món ăn tinh thần, một tài sản vô giá mà không thứ gì có thể thay thế được.
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về những lời khuyên đọc sách, những trang web tổng hợp sách hay, những quyển sách bắt buộc phải đọc ở tuổi 20, những quyển sách kinh điển,...Tôi không tự nhận mình là một đứa ham đọc, mọt sách hay cuồng nghiện kiểu như mấy booktubers nhưng chắc chắn một điều rằng cuộc sống của tôi không thể thiếu sách. Hay nói cách khác sách đã làm nên con người của tôi hiện tại.

Hồi bé thì ai cũng đọc truyện cổ tích từ kho tàng dân gian Việt Nam, đến cổ tích thế giới, truyện cổ Andersen, Áo,..Tôi còn nhớ món quà sinh nhật đầu tiên mẹ tặng tôi là một cuốn truyện cổ Andersen rất dày trên bìa có hình câu truyện" Người đẹp và quái vật" . Tôi vui sướng như bắt được vàng, đi đâu cũng mang theo bên mình ( kể cả khi đi vệ sinh ><) Những trang sách ấy đã đưa tôi vào một thế giới khác, mộng mơ và huyền ảo mà bất cứ đứa con nít nào cũng mong được sống. Tôi còn nhớ như in những buổi chiều hè ngồi bên cửa sổ, trước mặt là khu vườn mướt mải màu xanh ngồi đọc từng trang trong cuốn truyện đó. Thỉnh thoảng một vài cơn gió hiếm hoi thổi qua khiến những chiếc lá khẽ xao động, tâm hồn tôi cũng tự nhiên thoáng sạch và dễ chịu vô cùng. Ấy là những trang sách đầu đời mà tôi sẽ chẳng thể nào quên được.
Lớn lên một chút tôi bắt đầu đọc một cách tạp nham hơn, không còn truyện cổ tích nữa vì khi ấy tôi nghĩ nó quá trẻ con mà mình thì lớn rồi. Tôi đọc bất cứ thứ gì có thể tìm thấy trong nhà hoặc những nơi lui đến: Thần đồng đất Việt, Hoa học trò, Tý quậy, Doraemon, ...(toàn truyện tranh nhỉ??). Mẹ tôi cũng chẳng quản vì thấy tôi học hành vẫn ổn, cuối năm vẫn học sinh giỏi đều đều. Nhưng thực ra khi ấy là lứa tuổi ẩm ương, chưa có ai định hướng tôi thích chơi hơn là thích học. Những tháng ngày đạp xe coi hết quán sách này tới quán khác, thỉnh thoảng bị người ta nhìn nhẵn mặt quá rồi cũng ngại nhưng rồi sự thú vị của những trang sách cứ mời gọi, tôi tự nhủ lần cuối, rồi lại lần cuối mà chẳng biết đến bao giờ...
Những ngày tháng cấp 2, tôi có thói quen mua báo " Trà sữa cho tâm hồn" hàng tháng. Tôi đem lòng ngưỡng mộ những cây bút như Lax, Phan Hồn Nhiên, Fuyu, Hi Trần,... Tôi cảm thấy mỗi người có một văn phong khác nhau, nhưng đều có một điểm chung nào đó rất lôi cuốn trong cách viết. Rồi cũng tập tành viết lách viết truyện ngắn như vâỵ. Tôi còn không nhớ nổi truyện ngắn đầu tiên của mình là gì, chỉ nhớ là nó còn dang dở. Tối nào tôi cũng ngồi bên bàn học trước cửa sổ cùng cuốn vở viết truyện, một bên là đài radio vẫn phát đều đều... Niềm vui giản dị của tôi cũng chỉ có thế vào mỗi tối. Nhưng tôi cảm giác trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt câu cú của mình cũng được cải thiện khá nhiều.
Lên cấp 3, chẳng hiểu sao mà tôi lại thi vào chuyên Văn của tỉnh. Nhưng khi vào rồi mới thấy vỡ mộng. Chúng tôi học nặng về kiến thức chuyên môn, không được đọc theo sở thích nữa mà bắt buộc đọc theo danh sách đã đề ra. Có những bài không thích mà vẫn phải học thuộc, thế là bẵng một khoảng thời gian tôi chán việc viết văn. Nhưng thời gian học chuyên Văn cũng giúp tôi mở mang khá nhiều về các đầu sách nên đọc, những tác phẩm có chiều sâu hơn.. Tôi bắt đầu tìm đọc những quyển sách đạt giải Nobel, những tác phẩm kinh điển như Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Những người khốn khổ,... Cũng chính thời gian ấy tôi tìm thấy một thần tượng khác của mình chính là bác Nguyễn Nhật Ánh. Kể ra thì tôi đã đọc gần như toàn bộ truyện của bác, tôi thích phong cách kể truyện tự nhiên nhưng lại thấm rất lâu vào lòng người,..Thần tượng thứ hai là cô Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm Cánh đồng bất tận là tác phẩm đầu tiên và cũng là duy nhất mà tôi đọc của cô. Nó giống như một sự nhận thức mới, một nỗi ám ảnh mà lần đầu tiên tôi được trải nghiệm. Ngòi bút thực sự rất đời, rất thực, nó thực đến nỗi tôi luôn tưởng tượng nhân vật chính là những người xung quanh cô Tư. Truyện nào cũng buồn, buồn một cách hoang hoải và day dứt... Nhưng tôi đã nhận ra rất nhiều triết lý ẩn chứa trong những câu chữ ấy. ( Giờ bạn có thể đọc một câu bất kì trong câu truyện bất kì tôi cũng có thể đoán ra đó là truyện gì)
Lên đại học, dù mới chỉ bắt đầu vào học được gần hai tháng tôi đã cảm thấy thời gian dành cho việc đọc sách của mình suy giảm một cách đáng kể. Tôi bận những chuyện không đâu, những lần đi chơi thăm thú Hà Nội, những giờ hoạt động ngoại khóa, những buổi hội thảo định hướng sinh viên, những buổi họp câu lạc bộ. Một ngày 24 giờ đối với tôi không đủ. Dù tôi có tự nhận thức được việc mình đang lười đọc đi nhưng vẫn chẳng thể nào khắc phục được. Nó như một vòng luẩn quẩn mà chẳng thể nào thoát ra...
Tôi cũng hay xem các booktubers Việt Nam review sách, trong đó tôi thích nhất trang của Nonsense Bookstuff và chị Hà Khuất. Đó là hai người mà tôi cảm thấy có cách truyền tải ấn tượng và truyền cảm hứng nhất. Nhưng lúc chán đọc tôi lại lôi clip của 2 người đó ra xem, lấy lại tình yêu đọc sách.
Người ta thường nói tuổi trẻ hoài phí nhất là đã không đọc nhiều sách, mở mang nhiều kiến thức. Tôi cũng rất sợ bản thân mình sau này phải ngoảnh đầu mà nói chữ "giá như" giá như mình sống có mục tiêu hơn, giá như mình chăm chỉ bỏ đi những thói quen xấu,.. Vậy nên bắt đầu từ bây giờ cũng không muộn, phải không?

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Mr Dao
Trãi nghiệm của mình khi đọc sách là "càng nhiều càng ít".
Công cuộc đọc sách của bạn thành công khi bạn càng ngày càng kén chọn sách hơn, tức là tiêu chuẩn sách của bạn rất cao, và những sách bạn chọn sẽ cần thời gian để suy nghĩ nhiều hơn là đọc.
Bạn đừng gượng ép mình đọc. Hãy gõ cửa hết các loại sách, cho mọi loại công việc, chỉ có chủ đề, tư tưởng, quan điểm có giá trị với bản thân bạn, tự khắc bạn sẽ có động lực ngấu nghiến và cấu xé nó. Đọc không phải là một hành động gượng ép.
Hãy đọc, và đọc thật giá trị, đừng đọc chỉ vì mình nghĩ là tuổi trẻ thì có lẽ nên đọc. Hãy đọc vì khát khao muốn đọc.
- Báo cáo

Greywolf
Cảm ơn nhận xét của bạn nhé! Kì thực mình là người mỗi thứ thích một tí nhưng đúng là hơi kén chọn như bạn nói. Mình nhận ra việc đọc sách của mình bị hạn chế vì nhiều nguyên nhân trong đó đa phần là không có thời gian( tuy hơi biện minh nhưng sự thật mình không thích việc mỗi ngày đọc một trang hay hai trang chỉ tiêu, đọc là đọc vì thấy hấp dẫn và không cần quan tâm đến thời gian). Mình cũng hay thử tìm sách online trên mạng nhưng đọc được vài chương lại nản có khi là vì vẫn thích sách giấy hơn. Có một điều mình thấy chỉ năm nhất thôi nha vì mình mới năm nhất, là đại học dễ khiến giảm ham muốn đọc sách dù cho là những thứ trước đây mình thích đi nữa. Mình bắt đầu quan tâm nhiều chuyện hơn như đi học ngoại ngữ, làm thêm, clb, bạn bè,... Thế nên khi nhận thấy như thế mình mới buồn chán 🙁
- Báo cáo
Mr Dao
Vậy chắc mình có thể gọi bạn là em được nhỉ? Con đường đọc sách của em còn dài, và anh thấy cách em nghĩ về đọc sách như trên vẫn chưa thực sự sâu sắc lắm, em đang mắc kẹt trong "sách đại trà" tức là những sách mà theo thời gian, nó là 1 sự lặp lại và nhàm chán, anh xin gợi ý một số tác giả sau.
1)Thomas Friedman
1)Malcolm Gladwell
2)Michael Lewis
2)Nassim Taleb
1 là thuộc loại các sách em có thể hiểu được bằng kiến thức đại chúng, 2 là một số sách ban đầu khi em đọc có thể sẽ nghĩ là sách chuyên môn (tức là bó gọn trong các kiến thức về tài chính kinh tế) nhưng khi em đủ kiến thức về cuộc sống xã hội, em sẽ có nhìn nhận khác về nó.
Cũng từ rất lâu rồi anh ko còn đọc tiểu thuyết nữa. Những câu chuyện dữ dội nhất, bi tráng nhất, chính là những suy nghĩ trong tư tưởng một con người. Tiểu thuyết theo quan điểm của anh, là cách sugar coated cái quan điểm đó. Khi mình nhìn thấy vàng ngọc từ đất đá, đó mới chính là lúc mình cảm nhận được thực sự tư tưởng từ một người,
Chúc em giữ mãi lửa học hỏi của tuổi trẻ.
- Báo cáo
Mr Dao
Vậy chắc mình có thể gọi bạn là em được nhỉ? Con đường đọc sách của em còn dài, và anh thấy cách em nghĩ về đọc sách như trên vẫn chưa thực sự sâu sắc lắm, em đang mắc kẹt trong "sách đại trà" tức là những sách mà theo thời gian, nó là 1 sự lặp lại và nhàm chán, anh xin gợi ý một số tác giả sau.
1)Thomas Friedman
1)Malcolm Gladwell
2)Michael Lewis
2)Nassim Taleb
1 là thuộc loại các sách em có thể hiểu được bằng kiến thức đại chúng, 2 là một số sách ban đầu khi em đọc có thể sẽ nghĩ là sách chuyên môn (tức là bó gọn trong các kiến thức về tài chính kinh tế) nhưng khi em đủ kiến thức về cuộc sống xã hội, em sẽ có nhìn nhận khác về nó.
Cũng từ rất lâu rồi anh ko còn đọc tiểu thuyết nữa. Những câu chuyện dữ dội nhất, bi tráng nhất, chính là những suy nghĩ trong tư tưởng một con người. Tiểu thuyết theo quan điểm của anh, là cách sugar coated cái quan điểm đó. Khi mình nhìn thấy vàng ngọc từ đất đá, đó mới chính là lúc mình cảm nhận được thực sự tư tưởng từ một người,
Chúc em giữ mãi lửa học hỏi của tuổi trẻ.
- Báo cáo

Solomon Grundy
Mình có đọc bình luận của bạn, sugar coated một tư tưởng là style của các tiểu thuyết, nhưng mình nghĩ đã là sách thì nó chắc chắn là tư tưởng của 1 cá thể tác giả, không thể khách quan được. Sách sẽ chia ra 2 loại, một loại là sách văn học, loại còn lại là sách học thuật và tài liệu. Loại thứ nhất thì rõ ràng là sugar coated như bạn viết, không thế thì còn khuya mới bán được sách, độc giả thích sự hoa mỹ của văn chương mà nó cũng là đặc sản. Còn loại thứ 2 còn lại, nó sẽ phục vụ mục đích nghiên cứu, loại này thường ko hề phân biệt yếu tố khách quan hay chủ quan bởi nó nằm trong diện quy tắc và tiêu chuẩn chung. Tùy vào đặc thù công việc, chúng ta sẽ gắn bó với loại sách nào hơn. Còn về vai trò của nó là quan trọng như nhau, sách văn học cho ta vốn từ vựng khổng lồ và điều tiết tâm lý, tâm lý học là thứ không đơn giản, còn sách học thuật cho ta kiến thức và thông tin có giá trị và được kiểm chứng qua các thế hệ.
- Báo cáo
Mr Dao
Ý lúc mình nói sugar coated tức là 1 quan điểm mang tính cá nhân sau khi đã grow được 1 cái taste riêng rồi ấy bạn, chứ không phải là mình phê phán hay chê trách thể loại ấy. Mình có một nhận định riêng và một cách tiếp cận sách theo cách riêng của mình và mình muốn thể hiện nó để xem mọi người cảm thấy như thế nào chứ mình không bác bỏ bạn ạ. Mình thích tư tưởng thậm chí là phiến diện vì mình muốn tìm hiểu lời phun thẳng từ suy nghĩ của tác giả như thế nào cho nên thể loại sách mà mình theo dõi và đam mê cũng có tố chất như vậy. Mình chỉ cố gắng mô tả lại hành trình mà mình tìm ra cái mình thích ấy.Cảm ơn bạn vì đã comment nhé.
P/S: cái vấn đề của tư tưởng của mình là mình phải biết rất rõ mình đang đọc cái gì, còn không là không có cái gì bổ ích cả
- Báo cáo

Greywolf
Em hiểu được ý anh muốn nói, em sẽ thử đọc các tác giả mà anh recommend ạ. Em rất thích được chia sẻ những tác giả và đầu sách hay như thế! Cảm ơn anh đã cho em thêm động lực đọc sách ạ
- Báo cáo

insighteye
Lúc mới vào ĐH anh cũng bắt đầu bị cái bệnh gọi là lười đọc và kén chọn dần dần (kiểu đọc đến giữa chừng mà thấy mâu thuẫn và thiếu lôi cuốn quá là anh bỏ luôn ấy). Chắc vì một phần cũng do bận học, bận hoạt động bên Hội sinh viên, và một phần nữa (có lẽ) là do chưa quen với cuộc sống ở nơi đất thủ đô cứ trôi qua nườm nượp không điểm dừng, nên mình cũng khó để mà tĩnh tâm lại, mà đọc. Cũng follow chị Hà Khuất vì một lần thấy vid của chị lên Read Station, giọng chị nghe khá cuốn và còn review đúng quyển mình vừa đọc xong. Cũng cùng fan bác Ánh
cực thích Cây chuối non đi giày xanh với Tôi là BêTô.

Em hơi giống anh hồi năm nhất (ôi vừa lướt vừa đọc mà cứ cười không ngớt như là thấy mình ý). Và cứ yên tâm là đến hè (hơi lâu nhỉ?) em sẽ lại có thời gian mà nghiền ngẫm thôi
Vì phần lớn lượng sách anh đọc đều là vào mùa hè
Best luck out there
- Báo cáo

Greywolf
Em cảm ơn ạ :)) Mong là mùa hè có thể được như a nói ha, à chắc em lên Book list for summer luôn quá
- Báo cáo