Martin Heidegger là một trong số những nhà triết học quan trọng nhất thế kỉ 20 (ok một câu chào đầu thật quen thuộc ! Thế thằng cha này có cái gì đặc biệt ? Vì đụng đến triết học nên bắt đầu thấy hơi buồn ngủ rồi đấy ..)
Mọi người chưa bao giờ ngừng dành sự quan tâm đến tư duy và con người ông. Công trình của Heidegger thông qua ngôn ngữ của ông trở nên cực kì phức tạp (sau khi đọc Heidegger xong tôi rút ra định nghĩa ngắn gọn “nhà triết học” = nghĩ về những thứ bình thường + ngôn ngữ khó hiểu !).
Những ai chưa đọc tác phẩm quan trọng nhất của ông “Tồn tại và Thời gian” - có thể tìm thấy tại đây câu trả lời dễ hiểu cho những câu hỏi phức tạp mà ông đặt ra, như là : Sein (”being”) và Dasein (”being there”) khác nhau như thế nào ? Với ông thì Cái chết có chức năng gì ? Tại sao ông lại hợp tác và hùa theo Nazi (Chủ nghĩa Đức Quốc xã) ?
———————————————————————————————————–

“Ai muốn nghĩ lớn, phải nhầm to trước đã !”

image

“Sự hiện hữu đến từ đâu ? Câu hỏi đó là điểm mở đầu cho lịch sử triết học. Có lẽ nó đến từ nước chăng ? Có thể lắm chứ, vì không có nước sao con người sống !” - Thales đã bảo rồi. Những suy tư về sự hiện hữu (existence) của con người không có gì là mới, nhiều nhà triết học thời Cổ đại đã đặt ra từ lâu.
Cái Heidegger nhấn mạnh trong công trình của ông là sự Quên đi cái Hiện hữu của mình ở người Hiện đại (những người đương thời với ông, tất nhiên ! Hegel sinh năm 1770). Nhưng trước tiên, để hiểu căn bản thì chúng ta cứ nói đến các vị thời Cổ đại đã.
* Heraklit có câu nói nổi tiếng “Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông” thì chắc ai cũng biết rồi, ý chỉ cái căn bản (essence) của mọi vật là sự Thay đổi. Vì thế giới không ngừng thay đổi, chính bản thân chúng ta cũng thế : “Chúng ta vừa là mình, mà lại không là mình” (We are and we are not).
(Bình luận nhỏ : từ quan điểm khoa học cũng có thể áp dụng câu trên, bởi chắc mọi người cũng biết mỗi phút lại có mấy triệu tế bào trên cơ thể chết đi, sau 10 năm xương của chúng ta lại được làm mới, các tế bào ruột thì 5 năm thay một lần. Qua thời gian, các liên kết neuron não bộ - nhờ chúng ta có những trải nghiệm mới, cảm xúc mới – cũng thay đổi theo, có thể dẫn đến tính cách thay đổi.)
* Với Platon, chỉ sự hiện hữu của các Ý tưởng (idea) mới là có thực : chỉ chúng mạnh hơn thực tại và định hình thực tại. (Duy tâm, mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức, chứ không phải duy vật, duy vật là kiểu materialism, cho quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất)
image


(Bình luận nhỏ: bản thân mình thấy Platon đúng, năm nhất Đại học ở Việt Nam đi thi triết viết ủng hộ Duy tâm bị thầy cho thi lại =)) Ai bảo cãi cụ Marx à, dám phản Duy vật à =)) Nhưng có lí lẽ hẳn hoi nhé :
+ Tocqueville từng viết là “Nói chung, con người chỉ có những khái niệm đơn giản trong đầu óc. Một ý tưởng sai nhưng sáng suốt và chính xác bao giờ cũng tạo ra được nhiều sức mạnh trong cuộc đời so với cái ý tưởng đúng nhưng rắc rối." --> Rõ đấy là lí do Triết học không được ưa chuộng !
+ Hoặc câu sau : “Tư tưởng có sức mạnh hơn cả những gì người ta thường nghĩ. Thực sự, thế giới này được điều khiển chẳng bởi cái gì khác ngoài tư tưởng. Những kẻ điên rồ nắm quyền lực trong tay, tưởng như nghe thấy tiếng nói từ không trung, nhưng lại đang chắt lọc cuồng mộng của họ từ một cây bút tầm thường nào đấy mấy năm về trước”. Cứ nhìn những gì cụ Marx viết ra làm khuynh đảo thế giới là biết.)
Lại quay về Heidegger : chưa có nhà triết học nào nghiên cứu tường tận và giải nghĩa về các tác phẩm lớn, của mọi nhà triết học lớn trước mình, từ Platon, Aristoteles, Descartes, Kant, Hegel, Nietzsche.. được như ông. Nhờ nghiên cứu họ mà ông phát hiện ra có điều quan trọng nhất tất cả họ đều bỏ qua - đó là câu hỏi 

“Sự hiện hữu (của con người) là gì ?”

Heidegger lớn lên trong thời kì diễn ra cực kì nhiều biến chuyển của Khoa học : ngay trước Chiến tranh Thế giới I diễn ra sự thăng hoa trong cả Khoa học lẫn Nghệ thuật - Picasso, Duchamp, Kokoschka, Rilke, Freud, Jung, rồi Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism, hội họa thời kì này rất hay, ai muốn tìm hiểu có thể google, thuộc vào nhánh chủ nghĩa DaDa/ Avantgarde, rất ảo !).
image
(Minh họa cho Sự bài trừ Chủ nghĩa Hiện đại)

Nhưng bản thân Heidegger lại phê phán và nghi ngờ những thứ được coi là biểu hiện cho thời đại Mới này. Ông không cổ vũ cho Hiện đại, bởi cái Hiện đại đem đến - được thể hiện rõ nhất qua Chiến tranh thế giới I - là vũ khí và số lượng thương vong không thể ngờ được.
Đi cùng với đó là , chủ nghĩa DaDa, chủ nghĩa Tự do (Liberalismus) ủng hộ đa nguyên, những giá trị mà Heidegger cho rằng “toàn những thứ không xứng đáng để sống cho và chết vì” (bởi nó đồng nghĩa với sự đi xuống của tính tập thể & cộng đồng, của truyền thống, có lẽ Heidegger theo phe Bảo thủ - những người cho rằng không phải cái thay đổi nào cũng hay ho.)
Dưới chế độ Dân chủ và những đòi hỏi của nó “Ai cũng phải được tự do biểu đạt ý kiến”, phát sinh ra cái gọi là “sự Nô lệ hóa con người bởi tính Ngẫu nhiên” - dân chúng (số đông) không phải lúc nào cũng có quan điểm đúng và hợp lý 
(Bình luận nhỏ : cũng như cách Socrates và Tocqueville phản đối Dân chủ, mặc dù cả hai đều yêu và bảo vệ cho tự do ! Dân chủ = nền Độc tài của số đông. Đọc : http://bichngocluu97.tumblr.com/post/170830261504/socrates-nh%C3%A0-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i)
image

( “A Social History of the State of Missouri” Thomas Benton, 1936)
Trong thời kì khoa học thế kỉ 20, con người phải chịu đựng ba bệnh dịch lớn đến từ tình yêu bản thân ngây ngô bởi cho mình là quan trọng 
cái thứ nhất, chúng ta phát hiện ra trái đất của mình chẳng phải nằm ở giữa vũ trụ rộng lớn vượt ra ngoài tưởng tượng của chúng ta.
Thứ hai, phát hiện về sinh học về giống loài của chúng ta xuất phát từ động vật phủ nhận hoàn toàn tư tưởng kéo dài hàng thế kỉ rằng giống loài mình là loài thượng đẳng, là tạo vật của Chúa.
Thứ ba thông qua Phân tâm học, khi nhận ra cái Tôi lý trí còn chẳng phải ông chủ trong ngôi nhà của chính nó, mà là Bản năng, những gì tồn tại trong phần Vô thức của con người.
 ———————————————————————————————————-
(Phần trên để giúp người đọc hiểu về cảm thức thời đại mà Heidegger sinh ra)
Heidegger không bắt đầu triết học của mình bằng cách định nghĩa, mà bằng cách nhìn thẳng vào vào cái bản chất hiện tượng : 
 sự Tồn tại của con người - con người bị „ném vào“ thế giới (chỉ việc không tự nguyện, không được quyền lựa chọn) và phải đối mặt với việc Mình sẽ chết.
image

(Slideshare)
Heidegger chỉ ra rằng cái sự hiện diện của con người thì hơn hẳn của vật, nó có sự hiện diện riêng, gọi là Dasein chứ không phải Sein („sein“ tiếng Đức = „be, be in Existence“ tiếng Anh). 

Các trải nghiệm của sự hiện hữu đều có nguồn gốc từ trải nghiệm cái chết. 

Con người bị quẳng vào cái Dasein (mà không có chọn lựa) - đóng hộp con người trong cái Phạm vi hoạt động nhất định (Handlungsspielraum, cái hộp có điểm đầu là Sự sinh ra và điểm cuối là Cái chết – mà con người thì hoàn toàn bé nhỏ ở giữa hai điểm này, trong cái hộp này).
“Con người bị quẳng vào thế giới” này học cách điều chỉnh, định hướng bản thân theo thời đại và xã hội xung quanh nó. Heidegger không có ý phê bình điều này - ông cho nó là chuyện hoàn toàn bình thường, chỉ có điều việc này khiến cá nhân dễ quên đi Trách nhiệm của chính bản thân với cuộc đời mình. Đừng quá đắm mình và quên đi hiện thực trong văn hóa cùng các biểu tượng của nó !
Cái chết là điều con người giống với mọi sinh vật, nhưng nó khác ở chỗ Con người biết Lên kế hoạch cho Tương lai của mình. Chỉ con người mới có sự "vội vã” với thời gian như thế (nên cuốn sách của ông mới có tên là „Tồn tại và Thời gian“). Chỉ con người mới đặt câu hỏi về sự tồn tại của mình, còn con vật thì .. không quan tâm lắm !
Thậm chí khi nói về Aristoteles, Heidegger chỉ buông lời ngắn gọn “Ông ta đã sinh ra và đã chết” (thật ngắn gọn !)
image

Thời điểm các bạn nhận ra và muốn nắm bắt cuộc sống của mình, điểm cuối của nó đã hiện ra rồi đấy, thấy không ? ( Behance, “Martin Heidegger for Hohe Luft” -  Barry Bruner)

Chúng ta sống và phải đối diện với thực tế/ khả năng là mình sẽ „không sống“, mình sẽ biến mất, chẳng còn một cái gì. Chúng ta nhận thức được là đã có cả một thời gian với bao biến cố trước khi mình sinh ra, cũng như chấp nhận là sẽ có cả một thời gian với bao thứ nữa diễn ra, sau khi ta chết (mà ta sẽ chẳng có cơ hội hay biết hay đóng một vai trò gì – có lẽ đây là cảm giác của cậu bạn trong truyện „Lỗi tại những vì sao“ ?)
* Heidegger phân biệt giữa sợ hãi (fear) = sợ cái gì đấy chắc chắn, nhất định (VD : sợ chó) khác với lo sợ (anxiety, worriness) = sợ cái gì đấy chung chung, không chắc chắn, không rõ nguồn cơn. Do đó, cái lo sợ là trải nghiệm cảm xúc căn bản của việc sống, của sự hiện hữu. Chừng nào còn sống thì còn sợ, mà chả biết mình sợ cái gì ! Mọi nỗi sợ đều bắt nguồn từ nỗi sợ chết. Do đó, 

cái Dasein – sự hiện hữu của con người được tạo thành bởi nỗi lo lắng thường trực + sợ chết.

———————————————————————————————————–
Heidegger không phải một người hứng thú gì với việc chính trị hay xã hội, là một nhà triết học ông chỉ quan tâm đến những cái căn bản của đời sống. Nhưng phần vô chính trị này của ông lại tham gia hết mình vào Nazi bởi Nazi đánh thức kẻ cấp tiến trong ông : ông mong muốn một thứ quyền lực„vermag unserem Dasein einen Schrecken einzujagen“ (dịch cố gắng sát nghĩa nhất có thể thì là thứ quyền lực có thể „scare the shit out of us“ !) 
Ông coi Hitler là một định mệnh và cơ hội cho những học thuyết của mình; coi sự trỗi dậy của Hitler như là điểm khởi đầu cho một châu Âu hùng cường, đối nghịch với các giá trị ông cho là "không ra gì” của thời Hiện đại như chủ nghĩa Tự do, chủ nghĩa Hư vô (“nihilism” - lập luận rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa, mục đích, hoặc giá trị nội tại), chủ nghĩa bề ngoài.. Ông hi vọng có thể làm sống lại các giá trị chân chính, hùng cường của cha ông thời Cổ đại.

Mọi thứ vĩ đại chỉ có thể sinh ra từ những cơn cuồng phong bão tố của thời đại !

image
(Critical-Theory.com)
Thế nên không có gì ngạc nhiên, Heidegger rất thích Nietzsche (chính Nietzsche là người đã đặt tên cho xu hướng sống vô mục đích của con người Hiện đại là Chủ nghĩa Hư vô – nihilism; Ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một đời sống anh hùng, làm chủ được bản thân và số mệnh mình, vượt lên trên mọi chuẩn mực thiện ác, có can đảm vượt lên trên quy ước đạo đức xã hội và rập khuôn đám đông, đi theo khuynh hướng riêng của mình : “Coi nhẹ đam mê thì đời sống chỉ là một mớ lí luận không có tâm hồn. Đừng sống đơn giản, có trật tự đâu vào đấy, mạo hiểm tạo cơ hội cho sự phát triển của con người.
–> Triết học Nietzsche thông qua khái niệm này đã bị xuyên tạc để phục vụ cho ý thức hệ chính trị của Nazi. Quan niệm đúng đắn của Nietzsche là mọi cá nhân đều có thể trở thành siêu nhân, vượt lên trên số mệnh mình, chứ không phải một sự phân biệt về mặt chủng tộc.)