Tâm lý có thật sự quan trọng trong đầu tư? Hay chỉ là lừa dối !
Có 1 vấn đề thường gặp khá gây tranh cãi giữa các trader là câu hỏi yếu tố nào quan trọng hơn trong trading: phương pháp, kinh nghiệm, quản lý vốn hay tâm lý.
Có 1 vấn đề thường gặp khá gây tranh cãi giữa các trader là câu hỏi yếu tố nào quan trọng hơn trong trading: phương pháp, kinh nghiệm, quản lý vốn hay tâm lý.
Tôi thấy rất nhiều người, trong đó có những người có nhiều năm kinh nghiệm, đề cao yếu tố tâm lý lên hàng đầu, thậm chí là yếu tố duy nhất quan trọng. Cá nhân tôi cho rằng đây là 1 suy nghĩ sai lầm và bài viết này nhằm mục đích giải thích lí do vì sao tôi nghĩ hay nói vậy.
Tất nhiên đây chỉ là 1 bài viết quan điểm, bạn có thể đồng tình hoặc không, nhưng nếu bạn muốn phản biện, chứng minh tôi sai thì ít nhất hay nói rõ lí do tại sao, OK? Với những bạn thuộc trường phái sùng bái tâm lý trading thì khuyến cáo không nên đọc vì có thể nó khá đụng chạm.
Đầu tiên đối với trường phái sùng bái "tâm lý trading" cho rằng tâm lý chiếm đến 80 90 thậm chí 99% yếu tố dẫn đến thành công. Để trả lời cho vấn đề này rất đơn giản, hãy kiếm 1 con robot bất kỳ (mua hoặc xin hay tự viết), không quan tâm nó viết theo thuật toán gì, và để cho nó tự trade . Nếu thật sự tâm lý quan trọng thế thì bạn có xác suất rất cao để trở nên giàu có mà không phải làm gì nhiều, thậm chí bạn còn chả phải bỏ tiền hay nhiều công sức để kiếm robot vì có rất rất nhiều con robot người ta chia sẻ free. Nghe đến đây hẳn ai cũng sẽ thấy vô lý. Tất nhiên, nếu nó có lí thì thế giới này đã chẳng còn người nghèo, và hẳn là sẽ không có vô số các quỹ sẵn sàng trả cả tỷ đô chỉ để thuê trader giỏi về hộ mình. Cho nên suy nghĩ tâm lý chiếm 80%, 90%, 99%... theo tôi chỉ là sự ảo tưởng phi thực tế, và vì nó quá rõ ràng nên tôi cũng không muốn mất thời gian tranh luận về vấn đề này.
Tiếp theo, nhiều người thực tế hơn, dù không quá mức sùng bái nhưng họ vẫn cho rằng tâm lý chiếm yếu tố quan trọng nhất trong tất cả. Tôi thì cho rằng họ đã bị ngộ nhận và lạc lối, suy nghĩ này sẽ khiến họ không bao giờ thành công dù có bỏ thêm bao nhiêu thời gian và công sức đi nữa.Để dễ hiểu tôi đưa ra vài ví dụ:
Ví dụ 1: tôi mở biểu đồ, phân tích cặp xxx/yyy sẽ lên, chờ điểm mua đẹp sau khi vào lệnh thì bất ngờ TT rớt mạnh, tôi nhanh chóng cắt loss như dự định ban đâu. Sau đó thị trường quay đầu lên mạnh đúng như đã phân tích, chỉ khác là lệnh buy bị quét SL ===> và tôi kết luận: do tâm lý kém, nếu bình tĩnh hơn không vội vàng đặt SL thì tôi đã có 1 chiến thắng hoàn hảo!
Ví dụ 2: giống ví dụ 1, chỉ khác lần này tôi không đặt SL mà quyết định sẽ chờ đợi lâu hơn quan sát tình hình rồi quyết định cắt tay, cũng giống lần trước giá rớt mạnh sau đó bật lên, giằng co .... trước khi rớt tiếp rất dài và rất mạnh khiến tôi phải lỗ rất lớn trước khi kịp cắt loss, hoặc tôi sẽ gồng mình chờ đợi giá hồi lại để có cơ hội cắt loss ít hơn cho đến khi cháy tài khoản.
Kết luận: thua do tâm lý sợ hãi không dám cắt loss, nếu tâm lý tốt hơn thì kết cục đã không quá tệ như hiện tại !
Ví dụ 3: Lần này tôi gặp 1 cơ hội lớn, 1 "big short" giúp tôi đổi đời khi các điều kiện vào lệnh thật hoàn hảo. Và tôi quyết định All in, dùng hết đòn bẩy 1:200 với 1 cơ hội cả năm mới có 1 lần như này. Mọi tính toán của tôi đều chuẩn xác, thị trường vận động đúng kì vọng của tôi, chỉ sai có 1 chút xíu "nhỏ" là giá giảm sâu hơn tôi dự tính "1 chút", và 1 chút đó khiến tôi cháy tài khoản dù mọi thứ tôi làm đã rất hoàn hảo, rất chính xác.
Kết luận sau đó là tôi đã quá tham lam, sợ vuột mất cơ hội, nếu dùng đòn bẩy thấp hơn 1 chút thì tôi đã có 1 big win x5, x10, x20 ...tài khoản, Một lần nữa nguyên nhân thất bại vẫn chỉ là tâm lý!
Trong những ví dụ trên đều dùng từ "tôi" vì đây đều là những chuyện bản thân tôi đã trải qua không chỉ 1 hay 2 lần. Và nếu bạn là 1 trader đủ lâu tôi tin tự bạn sẽ gặp rất nhiều ví dụ tương tự như trên. Điều tôi muốn nói ở đây là tất cả các thất bại của tôi, của bạn hay người khác đều có thể "giải thích" bằng lí do tâm lý, và đó là lí do vì sao có nhiều người cho rằng tâm lý quan trọng đến vậy. Nhưng tôi viết bài này để nói với các bạn rằng: hầu hết (nếu không muốn nói tất cả) thất bại của bạn và của tôi chả liên quan gì đến vấn đề tâm lý hết. Và có nhiều lí do để tôi nói vậy:
1. Hãy nhìn lại tất cả những "thất bại" của bạn và tự hỏi mình những câu này: trước khi quyết định vào lệnh bạn đã phân tích thị trường 1 cách đủ kỹ càng chưa? bạn đã đánh giá đầy đủ rủi ro/cơ hội của phân tích trước khi tiến hành giao dịch chưa? bạn đã giao dịch với phương pháp phân tích hiện tại đủ nhiều để tin tưởng vào đánh giá đó chưa? Nếu quyết định vào lệnh bạn sẽ thoát ra (TP or SL) ở đâu hay khi nào ? Bạn sẽ trade với volumn như thế nào? Khi nào bạn biết mình đúng/sai? Bạn dự định làm gì khi biết mình đúng/sai? ...
Khi bạn tự hỏi và tự trả lời được những câu hỏi đó bạn sẽ biết được rằng lí do thật sự cho tất cả các thất bại của bạn là mình làm chưa đủ tốt ở khâu phân tích và chả liên quan gì đến chuyện tâm lý hết. Chú ý là phân tích tốt không phải chỉ đúng hướng là đủ mà còn cần nhiều yếu tố liên quan : entry ở đâu, SL/TP chỗ nào, làm sao để biết khi nào mình đúng/sai, xử lí ra sao khi biết mình đúng/sai ....
2. Có 1 suy nghĩ được mặc định trong đầu mọi trader thế này "Thị trường luôn luôn đúng". Tôi không định tranh luận với bạn về việc suy nghĩ này đúng hay sai, tôi chỉ nói với bạn rằng suy nghĩ này dẫn đến 2 hệ quả rất sai lầm và nguy hiểm:- Nếu thị trường không chạy đúng phân tích ==> phân tích chắc chắn sai- Nếu phân tích đúng ===> chắc chắn thị trường sẽ chạy đúng phân tích.
Tôi nhấn mạnh lại đây không chỉ là suy nghĩ sai mà còn vô cùng nguy hiểm vì nó nằm mặc định trong đầu chúng ta như 1 tiền đề không thay đổi. Và không chỉ những trader mới, mà hầu hết những trader lâu năm kinh nghiệm vẫn mắc phải lỗi này.
Bạn phải hiểu trading là 1 trò chơi xác suất, dù bạn chả biết gì về nó hoặc bạn phân tích ngu như bò thì bạn vẫn có không hề ít cơ hội bet thắng cả triệu $. Và dù bạn có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cực kỳ xuất sắc ngang với với các trader hàng đầu thế giới thì vẫn có xác suất không hề nhỏ rằng bạn sẽ bet sai vì market không đi như những gì bạn dự tính. Việc bạn phân tích đúng/sai, hay/dở nó không thể chỉ phán định trong 1 vài lần, mà nó phải được kiểm nghiệm đánh giá trong hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn lần .
Giờ đặt câu hỏi: Nếu bạn có phương pháp phân tích có xác suất giúp bạn cơ hội chiến thắng 70%, và bạn đã kiểm chứng nó qua hàng nghìn lượt trade, và bạn cũng đủ kinh nghiệm để hiểu rằng mọi cú trade của mình đều có xác suất thua và không nên để tài khoản sụt quá nhiều sau mỗi cú thua nên bạn sẽ trade với volumn vừa phải. Trong trường hợp đó bạn sẽ gặp tâm lý khi trade? Tôi khá chắc là không !
Cho nên nếu bạn vẫn nói với tôi tâm lý quan trọng, hãy cho ví dụ, tôi sẽ chứng minh rằng bạn đã làm sai ở đâu đó : phương pháp, kinh nghiệm, hay quản lý vốn, chả liên quan gì đến tâm lý hết
3. Tâm lý được đánh giá quá cao, theo tôi về bản chất nó là 1 ảo giác khi chúng ta tự lừa dối bản thân mình mỗi khi thất bại. Khi thất bại chúng ta thường không thích nghĩ rằng do chúng ta kém cỏi hay "ngu" nên thường có xu hướng lí giải theo cách ít gây tổn thương lòng tự trọng hơn. Cần phải nói rằng đó là 1 lời giải thích có phần hợp lý và đúng chứ không hề sai. Vấn đề ở chỗ khi có nhiều kinh nghiệm, kiến thức hơn, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn chứ không nên mãi bám vào 1 lời giải thích mơ hồ và thiếu logic như vậy.
Một lí do khác khiến chúng ta coi trọng yếu tố tâm lý là vì chúng ta lười. Mọi người đến với trading với tâm lý tìm kiếm 1 phương tiện kiếm tiền nhanh và nhàn. Vì lẽ đó rất ít người sẵn sàng bỏ nhiều thời gian để học hỏi, rèn luyện, trải nghiệm .... thay vì đó họ có xu hướng tìm kiếm 1 con đường nhanh và nhàn hơn, và đó là lí do họ thích đề cao yếu tố tâm lý. Trong thâm tâm họ muốn tin rằng chỉ cần bỏ ra 1 2 tháng rèn luyện tâm lý thì họ sẽ trở thành 1 trader thành công. Và để tôi nói với bạn điều này: tôi đã gặp rất nhiều người bỏ cả chục năm sùng bái tâm lý trading và họ thậm chí không hề giỏi hơn bao nhiêu so với 5 hay 10 năm trước, thành công với họ thì càng ngày càng xa vời vì họ đã bị lạc lối quá lâu.
4. Có sự khác biệt quan trọng giữa trading và cờ bạc. 1 con bạc sẽ thành công hay thất bại sao 1 vài lần bet. Còn 1 trader thành công hay thất bại chỉ có thể xác định sau cả ngàn lần bet. 1 trong số cả nghìn cả vạn lần bet sẽ khiến bạn lo lắng, sợ hãi mất ăn mất ngủ? Nếu có thì bạn đang gambling, không phải trading, và tôi không phản đối nếu bạn nói tâm lý là yếu tố quan trọng nhất với gambling
5. Hãy thử tưởng tượng bạn là Quang Hải, bạn rất tự tin khi đối đầu với tôi hay bất cứ cầu thủ VN nào. Và giờ tôi yêu cầu bạn đối đầu hoặc chơi bên cạnh Ronaldo, Messi ... Điều khá chắc chắn là bạn sẽ không thể hiện được khả năng của mình và gặp vấn đề tâm lý. Nhưng nếu bạn là Xavi, Iniesta và bạn đã chơi bên cạnh Messi cả nghìn trận đấu, liệu bạn có gặp tâm lý ở trận đấu thứ 1001? Dĩ nhiên là không nếu không có lí do đặc biệt nào khác!
Trading cũng vậy, khi bạn trading thì không phải bạn đang đối đầu với market, mà là đối đầu với cả triệu trader khác. Và cũng như trong bóng đá hay bất cứ lĩnh vực nào khác, bạn chỉ gặp vấn đề tâm lý khi bạn chưa đủ giỏi. Tâm lý chỉ là hệ quả của 1 trader dở, nó không phải là nguyên nhân giúp cho trader giỏi lên. Vì vậy hãy tập trung vào 3 yếu tố kia, hãy học cách trở trành 1 trader giỏi hơn mỗi ngày và vấn đề tâm lý tự nó sẽ dần mất đi mà bạn không cần mất thời gian, công sức quan tâm hay rèn luyện.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất