Tại sao người Châu Á dành được ít giải Nobel?
Nguồn dịch: Kenya Kura - Ban Kinh Tế và Thông Tin, đại học Shotoku Gakuen, Gifu, Nhật Bản Jan te Nijienhuis - Work and Organizational...
Nguồn dịch:
Kenya Kura - Ban Kinh Tế và Thông Tin, đại học Shotoku Gakuen, Gifu, Nhật Bản
Jan te Nijienhuis - Work and Organizational Psychology, Đại học Amsterdam, Hà Lan
Edward Dutton - Khoa nghiên cứu văn hóa và nhân chủng học, đại học Oulu, Phần Lan
Khái niệm
Hầu hết các khám phá khoa học đều bắt nguồn từ châu Âu, và người châu Âu đã dành số lượng giải Nobel cao gấp 20 lần người Châu Á. Chúng ta khẳng định rằng đây không thể được giải thích bằng chỉ số IQ, mà nằm ở sự khác biệt về tính cách giữa các chủng tộc, điều này được củng cố bởi sự phân bổ ở gene. Cụ thể hơn, sự đa dạng trong các thành tựu khoa học được quyết định bởi sự ham học hỏi (DRD4-7 repeat), tính ổn định tinh thần (5HTTLPR long form), và chủ nghĩa cá nhân (mu-opioid receptor gene; OPRM1G allele). Người Châu Á thường có xu hướng ít phát triển những đặc điểm trên, những yếu mà chúng quyết định sự thành công vượt bậc. Vì những đặc điểm này tạo nên một ‘kết cấu chặt chẽ’, ta quy định chỉ số q (đo đạc tính tò mò) từ những tần suất xuất hiện của nó trên gene trên toàn bộ dân số thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả điểm IQ và chỉ số q đóng góp rất lớn vào số giải thưởng Nobel trên đầu người.
Từ tâm lý học cổ điển đến vật lý hiện đại, lịch sử của khoa học đã hoàn toàn chiếm ưu thế bởi người Châu Âu. Và sẽ không xảy ra tranh cãi gì nếu khẳng định những học giả xuất sắc nhất thế giới sau thời kì những năm 1900 cũng chính là những người nhận giải Nobel và Fields. Theo khảo sát bởi Lynn (2007) kéo dài đến 2014. Người Châu Âu thắng 0.6/ 1 triệu giải Nobel và Fields, trong khi người Châu Á dừng lại ở con số 0.03, nghĩa là bằng khoảng 1/20 người Châu Âu.
Tuy nhiên, Lynn và Vanhanen (2002, 2006, 2012) báo cáo rằng Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) có chỉ số IQ trung bình khoảng 105. Theo đó, chỉ số IQ xét trên những quốc gia đó bị chỉ trích là ‘vô nghĩa’ hay ‘thiếu chính xác’ (Barnett & Williams, 2004; Volken, 2003). Tuy nhiên, chỉ số IQ riêng của mỗi dân tộc phản ánh mối tương quan đặc biệt với các thang đo quốc tế khác như PISA (Program for International Student Assessment; Rindermann, 2007; Lynn & Mikk, 2009; OECD, 2015) và có khả năng dự đoán những xu hướng của xã hội đó, như tính dân chủ, tiêu chuẩn sống, và sự phổ biến của những căn bệnh tình dục (Rindermann, 2008a, 2008b; Rinderman & Meisenberg, 2009).
Đọc thêm:
Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều không chỉ cho thấy mức điểm IQ (Lynn 2006) cao hơn Châu Âu, mà khả năng sinh viên quốc tế đến từ những nước ấy giành những thành tích học tập cao hơn hẳn (e.g, Lynn Meisenberg, 2010; OECD, 2015). Dựa trên những kết quả ấy, đáng ra người Châu Á mới là những học giả bậc thầy, chiếm lĩnh toàn bộ các giải thưởng khoa học như Nobel. Nhưng thực tế không phải vậy, và trong bản nghiên cứu này chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao. Chúng tôi thấy rằng thành tựu khoa học được quyết định bởi cả chỉ số IQ cao và tính tò mò (chỉ số q), và người Châu Á đạt số điểm thấp hơn ở phương diện thứ hai so với Châu Âu, dựa trên nghiên cứu về gen.
Châu Á - những kẻ có bề dày về thành tích
Như những thông tin đã nêu trên, có rất ít những vĩ nhân khoa học nổi bật là người Châu Á; dẫu vậy, Châu Á vẫn thể hiện tốt hơn Châu Âu khi họ còn là học sinh. Unz (2012) cho thấy mặc dù dân số gốc Á chỉ chiếm khoảng 5% ở Mỹ vào năm 2009, nhưng đến 28% thuộc top 0.5% người thi SAT thuộc về Asian American, cũng có nghĩa người Châu Á học tập tốt hơn đến 5 lần so với các chủng tộc còn lại. Hơn thế nữa, trong vòng 13 năm kể từ năm 2000, cuộc thi US Mathematics Olympiads chiếm khoảng 58% là người Châu Á. Thí sinh tham dự the Westinghouse-Intel Science Talent Search giữa năm 2002-2011 60% là Châu Á (Unz, 2012). Những con số này còn cao hơn cả kỳ vọng với mức IQ 105. Nếu tính riêng dân số da trắng , từ top 1, 0.1, và 0.01% thì tương đương với 2.33, 0.29 và 0.04% đối với Châu Á. Như chúng ta thấy, Châu Á thể hiện tốt gấp 5 đến 10 lần ở các trường đại học hàng đầu và gấp 10 lần ở các giải thưởng dành cho học sinh – sinh viên khác. Nó có nghĩa sự thống lĩnh này phải liên quan đến chỉ số IQ.
Chúng ta hãy làm một cuộc so sánh với người Do Thái ở Mỹ. Chỉ số IQ của họ đạt khoảng 115 (Lynn, 2011), cao hơn một tiêu chuẩn so với người da trắng. Họ chiếm khoảng 2.2% dân số, nhưng đến 25% sinh viên trường Ivy League, 27% giáo sư các trường luật, 50% của Westinghouse Talent Search vào thê kỉ 20, và 44% ứng cử giải Nobel (Hu, 2011) là người Do Thái. Ở Đức trước thế chiến thứ hai, dân số Do Thái chiếm khoảng 0.8% tổng dân nước Đức đã chiến thắng 24% giải Nobel, gấp gần 30 lần những người không phải Do Thái (Lynn, 2011). Người Do Thái là những học sinh rất giỏi và cũng đồng thời là những bậc học giả siêu đẳng. Đối lập, Châu Á là những học sinh ưu tú nhưng họ chỉ chiếm 8-9% lượng giáo sư các trường đại học vào năm 2011 (National Center for Educational Statistics) và ít hơn 5% người ứng cử giải Nobel.
Sự khác biệt về gen giữa các chủng tộc
Có một cách khả dĩ để trả lời cho câu hỏi chúng ta đã đặt ra đó là dùng những kết quả từ các nghiên cứu trước về mối tương quan nhân cách giữa các chủng tộc (McCrae, 2002; Mcrae, Teracciano, et al., 2005; Schmitt, Allik, Mc Rae, & Bên-Martinez, 2007; Batram, 2013). Phương pháp này giống với của Dutton, te Nijenhuis, và Roivainen (2014), những người đã nghiên cứu và đưa ra nguyên nhân cho sự khan hiếm giải Nobel ở những người Phần Lan là do IQ họ kém một bậc so với tiêu chuẩn nhưng lại cao hơn ở ‘sự tận tâm’ và ‘tính thỏa mãn sớm’. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tin tưởng hoàn toàn kết quả từ dự án nghiên cứu nhân cách quốc tế, bởi giá trị nhân cách từ 4 nghiên cứu trên không tương ứng với những nghiên cứu đã xuất hiện trước đó. Thêm vào đó, việc cho phép nghiên cứu đánh giá sự khác biệt trong nhân cách giữa các chủng tộc vẫn còn đang gây tranh cãi. Ví dụ, Schimitt, et al. (2007) đã sử dụng những người làm mẫu ( dưới 30 tuổi ), làm cho khó có thể có một sự so sánh rõ ràng; cuộc khảo sát dùng những mẫu người không thể so sánh được (như là nhận xét trên dân số ở Phần Lan và Mexico và học sinh hay những đối tượng khác bị nhầm lẫn với nhau, và học sinh còn không được xếp loại theo độ tuổi), những cuộc nghiên cứu đang vấp phải bài toán về sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến việc câu hỏi được trả lời như thế nào (e.g, “worrying a lot” có thể hiểu theo một nghĩa khác trong những nền văn hóa khác nhau), và những kết luận được đưa ra không đồng nhất với cả giai đoạn khi còn nghiên cứu.
Đọc thêm:
Thay vào đó, ta dựa trên sự khác biệt về đặc tính thường thấy trong gen của mỗi chủng tộc mà được xem là yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về tính cách như là tính hướng ngoại, chứng khép mình với xã hội, và sợ hãi việc bị xã hội xa lánh. Bằng cách này, chúng ta có những bằng chứng vững chắc cho việc ủng hộ đặc tính thói quen không phụ thuộc vào khác biệt văn hóa.
Tìm kiếm sự mới lạ
Để trở thành môt nhà khoa học thành công, một người phải có hứng thú với những thứ mới lạ, điều mà cần đến trí thông minh ham học hỏi. Thể loại vận dụng não bộ như thế này không được yêu cầu ở học sinh, khi mà lý thuyết và những thông tin liên quan cần thiết đều đã được trình bày trong sách. Kiến thức thuộc lòng không cần thiết cho việc một người trở thành nhà khoa học đại tài. Có những khía cạnh học hỏi điều mới mẻ là con đường dẫn đến sự mở rộng hay thay thế những kiểu tư duy lối mòn cũ kỹ. Chắc chắn một điều những học giả toàn tâm toàn ý tuân theo những kỷ luật của riêng họ, và những nhà khoa học sáng tạo nhất là những người hướng ngoại (Simonton, 1988, 2009).
Sự gia tăng dopamine ở cúc xinap dẫn đến cảm giác vừa lòng và hình thành thói quen (đây là hệ thống kích thích hệ thần kinh như amphetamine hay cocaine). Gen DRD4 đã thiết lập hệ tiếp nhận D4 type dopamine ngay trung khu thần kinh. Có rất nhiều gen DRD4 tương ứng cũng được thiết lập ở 48 vị trí được lặp lại từ hai đến 11 lần. Hầu hết các gen tương ứng ở người Châu Á có từ 2 đến 4 lần lặp, trong khi 20-30% ở người Châu Âu, người Châu Phi, và Polynesian là 7 lần. Một số bộ tộc Amazonia có hơn 50% những gen này (ALFRED, 2015).
Vòng lặp dài hơn đồng nghĩa với lượng tiếp nhận dopamine ít hơn, vì thế, nhiều kích thích hơn để đạt sự hài lòng. Điều này làm cho một cá nhân với vòng lặp dài có hứng thú nhiều hơn với những ý tưởng mới là và thích trải nghiệm. Đặc biệt đối với gen có 7 vòng lặp, đây được công nhận là gen của sự hương ngoại và bốc đồng không thỏa mãn với những thứ có sẵn. Khoảng 40000 năm về trước, loài người mở rộng lãnh thổ từ cận Đông Âu, Châu Á, và cuối cùng là Châu Mỹ thông qua khu vực Beringia. Cho thấy vòng lặp 7 giúp con người di cư qua những vùng địa lý với những khoảng cách không tưởng.
Mặt khác có các nhà khoa học tuyên bố vòng lặp 4 lần mới là kiểu gen xuất hiện đầu tiên và vòng lặp 7 lần chỉ xuất hiện khoảng 40,000 năm trước sau khi có một vài đột biến sinh học và từ đó nó lan rộng ra khắp thế giới. Kiểu lặp 2 lần lại tiến hóa từ kiểu lặp 7 lần và ảnh hưởng đến toàn bộ lục địa Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu trên LD (Linkage Disequilibrium) gần gene locus cho thấy tần suất lặp lại tăng một cách có chọn lọc. Như đã mô tả ở trên, tần suất xuất hiện kiểu lặp 7 lần là hơn 20% ở chủng người Châu Âu, Trung Đông, Polynesians, và Amerindians, nhưng lại không xuất hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, và chỉ 1% ở người Nhật. Trong vòng 30,000 năm, kiểu lặp 7 lần có lẽ đã bị loại khỏi dân số ở những nước châu Á vì nó tác động xấu đến sự cân bằng trong những xã hội ấy.
Rối loạn lo âu xã hội (SAD), nỗi sợ bị cô lập, và chủ nghĩa cá nhân
Để có thể phát minh ra một định lý mới hay chứng minh những nhan đề chưa có lời giải thì riêng sự tò mò là chưa đủ để nảy sinh ra ý tưởng đó; một nhà khoa học vĩ đại phải là người theo đuổi đến cùng ý tưởng của anh ta với một tâm thức hoàn toàn độc lập. Nói cách khác, nhà khoa học vĩ đại là người có tính cách hướng đến chủ nghĩa cá nhân. Ở khía cạnh này, Simonton (1988-2009) đã phân tích rằng những ý tưởng khởi phát thường mang tính điên rồ, khác người và dĩ nhiên không có sự bằng lòng với thực tại, tất cả tạo nên sự thông minh xuất chúng.
Fincher, et al (2008) đã khảo sát mức độ nguy hiểm của 10 dịch bệnh thường gặp và lập nên một thang đo các yếu tố cấu thành nên chúng. Họ liên kết mức độ chết người của bệnh dịch với tính cá nhân và nhận thấy đó là một liên kết âm đối lập nhau (r = -69, N= 68). Vậy những người tự khép mình với xã hội bên ngoài hay có tính bài ngoại thường dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hơn.
Bộ gen chịu trách nhiệm cho mối lo âu xã hội là 5HTTL-PR. Gen này giúp cân bằng và giảm thiểu tình trạng bất an khi tiếp xúc với xã hội. Dữ liệu phổ biến cho thấy sự xuất hiện của gen này ở các chủng tộc Châu Á 20%, trong khi lên đến 60% đối với châu Âu. Chiao và Blizinsky (2009) báo cáo có mối liên kết giữa những căn bệnh dịch và tần suất xuất hiện của gen này. Kết luận của Fincher (2008) càng được củng cố bởi tính đa hình gen này. Yếu tố tác động được cho rằng bao gồm từ môi trường đến sự xuất hiện của các gen trong mỗi chủng tộc và thói quen, nền văn hóa; ...
A118G (OPRM1) được phát hiện là gen chịu trách nhiệm cho sự sợ hãi bị xã hội cô lập. G và A bị đột biến trong gen này. Một nghiên cứu cho thấy đối tượng với gen tương ứng G có cảm giác bất mãn mạnh (dựa trên fMRI) khi họ bị đuổi khỏi một trận bóng (Way, Taylor, &Eisenberger, 2009). Way and Lieberman (2010) cũng đã nhận thấy mối liên kết giữa gen tương ứng G và tính cộng đồng xã hội. Và gen này xuất hiện ở các dân tộc châu Á nhiều hơn dân tộc ở châu Âu. Gen G ở khỉ rhesus được báo cáo làm thắt chặt mối quan hệ mẹ con và tăng mức oxytocin trong giai đoạn cho con bú (Barr, Schwandt, Lindell. Highley, Maestripieri, Suomi, & Hellig, 2008; Higham, Bar, Hofman, Mandalaywala, Parker & Maestripieri, 2011).
Chủ nghĩa cá nhân được định nghĩa như một tính cách quan tâm chủ yêu đến bản thân (Hofstede, 2002). Bản thân cố chấp quyết định nên cân nhắc cái gì và theo đuổi một mực thứ gì trong đời, điều đó dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của những nhà khoa học này với những nhà nghiên cứu khác (Eysenck, 1995). Những người yêu bản thân thường chủ động tìm kiếm các mối quan hệ xã hội như bạn bè, bạn đời ở một mức độ chừng mực mà không mang tính ràng buộc. Người Châu Âu ghi điểm cao về tính cách này, và khoa học cũng cần những bộ óc như vậy.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất