Tại sao một chính phủ cần có những chính sách phòng vệ thương mại đối với quốc gia của họ?
Chính sách phòng vệ
Đầu tiên, phải hiểu rằng để một nước có thể nhập khẩu hàng hóa từ một nước khác thì phải thanh toán bằng tiền của nước nhập khẩu. Từ đó, có thể suy ra rộng hơn: (1) Nước nhập khẩu tạo ra được cho chính họ một nguồn thu nhất định (GDP), (2) Đồng tiền nước nhập khẩu phải có giá trị, không được để cho tình trạng mất giá quá cao so với các nước khác, đặc biệt đối với nước mà họ nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Những luận điểm cho hành động bảo vệ thương mại của Chính phủ:
Bảo vệ nguồn lao động nội địa:
Nếu như một nước quá phụ thuộc vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, cũng có nghĩa là phần lớn sự tiêu dùng trong nền kinh tế của họ đến từ nguồn bên ngoài, những hàng hóa, dịch vụ đó cũng được sản xuất bên ngoài nền kinh tế của họ. Việc đó gây ra bất lợi sau: Người dân của nước nhập khẩu sẽ không có công việc, không được tận dụng trong quy trình tạo ra giá trị cho nền kinh tế, khiến cho họ không có thu nhập, dẫn đến tiêu dùng giảm, kéo theo không chỉ hàng hóa nhập khẩu mà nhu cầu cho hàng nội địa cũng giảm theo, làm trì trệ nền kinh tế của quốc gia đó.
Bảo vệ nền kinh tế của một quốc gia khỏi sức ép “giá nhân công” rẻ:
Nếu viễn cảnh tự do thương mại tồn tại, mọi rào cản thương mại biến mất, các quốc gia tập trung toàn lực vào thế mạnh của họ, kéo theo lợi thế về chi phí sản xuất. Cụ thể hơn, quốc gia nào có chi phí sản xuất một sản phẩm rẻ hơn thì sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư hơn trong việc sản xuất sản phẩm đó. Việc đó cũng đồng nghĩa với việc nhân công của một quốc gia sẽ không được trọng dụng do chi phí lao động đắt hơn.
Bảo vệ những nền công nghiệp “sơ sinh”, cùng với đó là hạn chế về vấn đề “quá chuyên môn hóa”:
Việc có những chính sách bảo vệ thương mại cũng ngăn chặn sự quá chuyên môn hóa trong sản xuất của một quốc gia xuất khẩu, từ đó giảm rủi ro lệ thuộc vào quốc gia đó. Hơn nữa, những chính sách đó còn bảo vệ những nền công nghiệp “mới nổi” của nước nhập khẩu, giúp giảm áp lực về tối ưu giá, kinh nghiệm đi trước của nền công nghiệp của nước xuất khẩu có lợi thế.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này