Đó là một điều kỳ lạ, việc nhiều người tự xưng là Mác xít trên mạng xã hội lại tỏ ra thù địch với các công nghệ AI mới phát triển.
Điều này là do một trong những chi tiết quan rọng nhất khiến Mác trở nên khác biệt với những nhà xã hội chủ nghĩa cùng thời của ông là cả tính kiên định về sự không thể đảo ngược lại được trong những cải tiến của lực lượng sản xuất, và quan điểm rằng chúng (những cải tiến này), với không một ngoại lệ nào, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những người theo chủ nghĩa Mác đều nên quen thuộc với đoạn trích nổi tiếng:
“Ở một giai đoạn phát triển nhất định, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội đi vào thế xung đột với các quan hệ sản xuất hiện có, hay – điều này được phản ánh tương tự theo mặt pháp lý – với các quan hệ sở hữu tài sản trong khuôn khổ mà chúng đã vận hành từ trước tới nay”. (Lời tựa cho sách Góp phần Phê phán Kinh tế Chính trị)
Đây không phải là chính xác những gì đang xảy ra với AI hay sao? AI đang làm xáo trộn các mối quan hệ (sản xuất) dựa trên ‘sở hữu trí tuệ,’ thứ vốn là nguồn thu nhập chính của tầng lớp ‘nghệ sĩ chuyên nghiệp.’ Sự thật là không thể chối cãi: Những kẻ ăn bám đang tấn công AI là những kẻ phản động theo nghĩa đen nhất và theo định nghĩa truyền thống nhất của từ này.
Một số cho rằng AI ‘ăn cắp sức lao động’ của những người họa sĩ. Bỏ qua sự thật rằng đây là một cách sử dụng lố bịch của từ ‘lao động,’ nó toan thao túng các thuật ngữ cận chủ nghĩa Mác theo một cách hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì chủ nghĩa Mác hướng tới.
Chủ nghĩa Mác coi việc thách thức vấn đề sở hữu tài sản như nền tảng của chủ nghĩa Cộng sản. Trích tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
“Giữa tất cả những phong trào này, họ [Những người Cộng sản] đặt ra như câu hỏi hàng đầu, vấn đề sở hữu tài sản, bất kể mức độ phát triển của nó vào thời điểm đó.” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chương cuối)
Quan điểm cho rằng ngôn ngữ Mác-xít có thể được sự dụng một cách phải lẽ để bảo vệ ‘Sở hữu trí tuệ’ là một điều vô lý dựa trên cơ sở đó. Nhưng tệ hơn, bản thân Mác là một người rõ ràng phản đối quyền sở hữu trí tuệ.
Trong cuốn Grundrisse, Mác coi các kiến thức (chung), ý tưởng, và từ đó có thể suy ra, các sản phẩm nghệ thuật, là thuộc về cái mà ông gọi là Trí tuệ Tổng quát (Grundrisse, Sách ghi chép 7), vốn mang tính xã hội (chung).
Quan điểm cho rằng một cá nhân có thể biến một phần của cái Trí tuệ Tổng quát này thành tài sản riêng của mình chỉ vì họ đã bỏ công sức để diễn đạt hay khám phá nó, là hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm của Mác.
Tại sao? Bởi vì đối với Mác, toàn bộ xã hội đều tham gia vào quá trình này, vì mỗi cá nhân đều lấy làm hiển nhiên sự giàu có và phong phú trong kho tàng tri thức và tiền lệ do người khác tạo ra trước khi họ tạo ra một thứ gì đó độc đáo và mới mẻ.
Ý tưởng rằng ai đó có quyền sắp xếp các pixel trên màn hình máy tính, cũng giống như ý tưởng rằng bạn có thể biến chính bản thân ngôn ngữ thành một dạng sở hữu tài sản, và bằng cách sử dụng các từ ngữ mà chúng ta hiển nhiên là không tự mình phát minh ra, chúng ta đang ‘ăn cắp lao động’ của người khác.
Việc thao túng ngôn ngữ của chủ nghĩa Mác để bảo vệ cái mà chính ra là một thể chế sở hữu tài sản lố bịch nhất được tạo ra bởi chủ nghĩa tư bản, bằng cách so sánh sự giải phóng tự do các ý tưởng, phần mềm, và phương tiện tranh ảnh với sự ‘bóc lột lao động’ của các ‘công nhân trí thức’ là một sự nhạo báng toàn diện đối với quan điểm Mác-xít.
Việc vi phạm quyền ‘sở hữu trí tuệ’ của một ai đó không giống với việc ‘bóc lột sức lao động của họ’, hơn sự cưỡng đoạt lại tài sản từ giai cấp tư bản.
Trên thực tế, sợ hữu trí tuệ thậm chí còn bất chính đáng hơn sở hữu tư bản. Nó là một dạng sở hữu tài sản ký sinh, dựa trên lợi tức, điều mà, trái ngược với nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, còn không tạo ra bất kỳ của cải vật chất nào.
Tiếp theo đó, lời bào chữa đầu tiên cho thể chế sở hữu tư nhân được dựa trên quan điểm, trước cả nền kinh tế chính trị cổ điển, rằng sở hữu tư nhân là sản phẩm khách quan của long động con người, và việc nghi vấn về nó với tư cách là một thế chế là không khác gì với việc kêu gọi ăn cắp sức lao động của người khác.
Một số có thể phản đối, và chỉ trích ‘sự mất việc’ của ‘hàng nghàn’ ‘nghệ sĩ’ như hệ quả của AI.
Nhưng Mác không lạ gì với cách mà quá trình cơ giới hóa do Cách mạng công nghiệp mang lại đã phá bỏ nhiều lối sống và các giai cấp khác nhau trong xã hội, một thế lực đẩy nhiều tầng lớp xã hội vào giai cấp vô sản. Bất cử ai quen thuộc với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đều quen thuộc với đoạn trích sau:
“Tất cả những mối quan hệ cố định và đã đóng băng, với những chuỗi thành kiến và quan điểm cổ xưa và đáng kính của chúng, đều bị cuốn trôi, tất cả những mối quan hệ mới hình thành đều nhanh chóng trở nên lỗi thời trước khi chúng kịp cứng lại. Tất thảy những gì rắn chắc đều tan vào mây khói, tất cả những gì linh thiêng đều bị báng bổ, và con người cuối cùng buộc phải đối mặt với những giác quan đã tỉnh rượu của anh ta về điều kiện sống của chính mình, và mối quan hệ của anh ta với đồng loại.’ (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chương 1)
Quá trình này đã diễn ra trên quy mô lớn hơn rất nhiều, với sự tàn nhẫn và hung dữ hơn nhiều so với tất cả những gì chúng ta đang chứng kiến với sự trỗi dậy của AI hiện nay.
Điều này không ngăn cản Mác thừa nhận rằng đó là một diễn biến lịch sử tất yếu một cách khách quan. Nó không phải về cảm xúc hay quan điểm cá nhân. Đối với Mác, công nghiệp hiện đại là không thể đảo ngược và không thể tránh khỏi.
Chưa hết, chúng ta thấy một sự phản đối kịch liệt về việc các ‘họa sĩ kỹ thuật số,’ nhà văn Hollywood, và các chuyên gia ‘sáng tạo’ đầy tham vọng sẽ trở nên thất nghiệp do công nghệ mới.
Hãy nhớ rằng những người cánh tả hầu như không lên tiếng trong quá trình tự động hóa kéo dài hàng thập kỷ đã phá hủy việc làm và sinh kế của hàng chục triệu công nhân công nghiệp.
Hãy nhớ rằng, những người theo chủ nghĩa cánh tả không ngớt cổ vũ sự tan rã của các doanh nghiệp và trang trại nhỏ, ca ngợi sự chinh phục của tư bản độc quyền là ‘tiến bộ, thậm chí còn dùng cả lối hành văn của Mác-xít để biện hộ cho quan điểm này.
Bằng một cách nào đó, chúng (những người cánh tả) là những người theo chủ nghĩa tăng tốc công nghệ và xã hội tàn nhẫn khi nói đến những chủ trang trại nhỏ bị nợ nần đè nát, nhưng lại trể thành những kẻ phản động lãng mạn và đa cảm nhất khi bàn đến ‘họa sĩ kỹ thuật số.’
Tại sao chúng coi những người ‘sáng tạo’ như thế họ có giá trị đạo đức cao hơn người bình thường? Thật đơn giản: Bởi vì nhiều người trong số chúng xuất thân từ hoàn cảnh này.
Thật kỳ lạ khi sự phản đối ‘đạo đức’ tự phục vụ một cách trắng trợn này được biện minh bằng ngôn ngữ của ‘chủ nghĩa Mác,’ vì quan điểm của chủ nghĩa Mác là một quan điểm khoa học hoàn toàn phi cá nhân về đấu tranh giai cấp, vì vậy không bỏ lại khoảng chống nào cho việc bóp méo hiện thực chỉ để nó phù hợp với cảm xúc cá nhân.
Một số người cho rằng mặc dù AI vốn không ‘xấu’, nhưng sự thực hiện phát triển hiện tại của nó sẽ làm nổi bật tất cả những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản, vì vậy nó nên bị phản đối.
Quan điểm này hoàn toàn không tương thích với chủ nghĩa Mác.
Mác và Ăng-ghen đã nói rằng, vâng, dưới chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ trong lực lượng sản xuất là thứ đặt nền tảng cho việc mở ra một kỷ nguyên mới về chất trong lịch sử, cái mà họ xác định là chủ nghĩa Cộng sản.
Đây là bởi vì những tiến bộ trong lực lượng sản xuất chung quy hóa, tập chung hóa và xã hội hóa tổng năng lực sản xuất của xã hội, theo cách mà họ gọi là kết quả vô tình của tự thân sự tích lũy tư bản. Để trích dẫn chính Ăng-ghen:
“Từ khi hơi nước và những máy công cụ mới biến công trường thủ công cũ thành đại công nghiệp thì những lực lượng sản xuất được tạo ra dưới sự điều khiển của giai cấp tư sản đã phát triển nhanh chưa từng thấy và với một quy mô chưa từng có. Nhưng giống như công trường thủ công trước đây và ngành thủ công phát triển hơn nữa do ảnh hưởng của nó đã xung đột với những xiềng xích phong kiến của phường hội, đại công nghiệp trong giai đoạn phát triển đầy đủ hơn của nó cũng xung đột với những giới hạn chật hẹp trong đó phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giam hãm nó. Các lực lượng sản xuất mới đã vượt quá hình thức tư sản của việc sử dụng chúng” (Chống Đuy-rinh)
Bạn có thể thử tranh luận rằng Mác và Ăng-ghen đã sai. Nhưng nếu họ sai thì toàn bộ quan điểm của họ về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng phải sai theo.
Quan điểm này không dựa trên cảm xúc, hay quan điểm đạo đức hẹp hòi nào đó. Nó được dựa trên những gì họ (Mác và Ăng-ghen) coi như quan điểm khoa học khách quan.
Quan điểm cho rằng AI nên bị phản đối vì nó sẽ làm tổn hại đến sinh kế của ‘người lao động’ cũng là vô nghĩa. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận rằng những kẻ ký sinh ‘sáng tạo’ này là ‘công nhân’ theo bất kỳ cách có ý nghĩa nào (mà thu nhập của họ là dựa vào sở hữu trí tuệ (IP), không tạo ra bất kỳ thặng dư vật chất nào mà từ đó vốn liếng tư sản có thể hình thành ngay từ đầu), quan điểm này rõ ràng vẫn còn phản động.
Nó tìm cách bảo tồn, chống lại làn sóng tiến triển của lịch sử, những mối quan hệ sản xuất lỗi thời, áp đặt những xiềng xích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất trên danh nghĩa ‘bảo vệ’ một số ngành nghề nhất định. Thật là từ thiện biết bao! Chỉ có điều đó là thứ rác rưởi phản động, cái mà Mác gọi là ‘chủ nghĩa xã hội tư sản’.
Cũng thật trớ trêu việc những người theo chủ nghĩa tự do xã hội, nhưng người yêu cầu tôn trọng sự đa dạng của các sở thích cá nhân, thời trang, khuynh hướng tình dục, bản dạng giới, etc., lại đồng thời tin rằng chúng ta là những kẻ vô đạo đức khốn nạn khi tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm được làm bằng các công nghệ AI.
Không ai buộc những người theo chủ nghĩa tự do xã hội này sử dụng tranh ảnh AI hay sử dụng AI trong các tác phẩm riêng của họ.
Họ cho rằng tranh AI là ‘xấu’ và nó sẽ dẫn đến việc những ‘rác thải sản xuất hàng loạt’ sẽ được bình thường hóa trên các phương tiện truyền thông.
Chà, nó cũng giống như ý kiến của bây, phải không Reddit?
Tôi nghĩ rằng hầu hết những người bình thường, chứ không phải những người mắc bệnh tâm thần trên mạng xã hội, đã đi đến một đồng thuận rõ ràng rằng chất lượng phim ảnh, truyền hình và nghệ thuật đại chúng nói chung đã giảm mạnh.
Nhưng những ‘nghệ sĩ chuyên nghiệp’, bao gồm cả những kẻ tầm thường được đặt vào vị trí quyền lực trong các tổ chức truyền thông độc quyền dựa trên hoàn toàn chế độ độc tài của phòng nhân sự của công ty, tin rằng tất cả chúng ta sẽ buộc phải tiêu thụ rác của họ mãi mãi, và tất cả các loại công nghệ thách thức sự độc quyền của chúng đều nên bị cấm.
Đây là điều đang thực sự bị đe dọa trong cuộc xung đột này: Điều mà chúng ta đã coi là đương nhiên, trong nhiều thập kỷ, là sự độc quyền toàn năng đối với các phương tiện thông tin đại chúng bởi giai cấp thống trị kiểm soát.
Trong khi những người theo chủ nghãi cánh tả muốn tuyên bố rằng AI sẽ được triển khai để ‘tăng lợi nhuận’ của các tập đoàn bằng cách cắt giảm chi phí ‘lao động’ (lol), họ không hiểu rằng ‘nghệ sĩ chuyên nghiệp’ được các tập đoàn thuê thậm chí không chủ yếu được thuê trên cơ sở lợi nhuận, thứ tự xếp hạng hay độ nổi tiếng.
Điều này là do các tập đoàn truyền thông đại chúng đã có sự độc quyền. Họ không cần quan tâm đến việc ‘kiếm lợi nhuận’ khi đưa ra quyết định về người họ thuê: Đây chính là lý do tại sao phòng/bộ phận nhân sự đã trở nên mạnh mẽ như vậy.
Việc ‘sa thải’ các tay viết Hollywood chỉ xảy ra sau HÀNG NĂM lợi nhuận sụt giảm của các công ty truyền thông đại chúng, nó đã đạt đến mức không thể chấp nhận được, ngay từ góc độ TỰ BẢO QUẢN của các tổ chức này. Không phải là ‘mở rộng’ chúng.
Sự thật là, phần lớn các công ty có thể và đã tập trung vào việc tỏ ra ‘đạo đức’ và ‘hòa nhập’ ngay cả khi điều đó không được khán giả ưa chuộng. Bao nhiêu người chúng ta có đủ công nghệ cần thiết để làm nên một bộ phim bom tấn Hollywood? Ai có thể đe dọa được sự độc quyền đó?
Vâng, chúng ta đàng ngày càng tiến gần đến việc có được công nghệ đó: Qua sức mạnh của AI, thứ sẽ đưa những công cụ tiên tiến nhất trong việc tạo ra những phương tiện trực quan đến thẳng tay những người bình thường.
Sẽ qua rồi cái thời phải đòi hỏi ngân sách hàng trăm triệu Đô-la để sản xuất những bộ phim bom tấn khổng lồ có thể sánh ngang với những thứ nôn mửa mới nhất của Hollywood về mặt giá trị sản xuất.
Ý nghĩa chính trị thậm trí còn quan trọng hơn: Giờ đây, các phong trào chính trị bất đồng chính kiến sẽ có khả năng tận dụng tối đa công nghệ làm cổ động, truyền thông, quảng cáo chiến dịch, và nhiều nữa. Điều này rõ ràng đang khiến Nhà nước An ninh (Security State) rơi vào tình trạng hoảng loạn lớn.
Ai được hưởng lợi từ việc cấm các công nghệ AI được truy cập tự do? Ngoài những cặn bã ký sinh ‘lao động sáng tạo, đó là bá chủ đế quốc cầm quyền và các tập đoàn truyền thông đại chúng của nó.
Mạng xã hội là đòn lớn đầu tiên giáng vào các phương tiện truyền thông có uy tín. AI sẽ đưa điều này đến một quy mô mà thậm chí ở hiện tại không thể tưởng tượng được.
Một trong những cách mà quyền lực đã được thể hiện trong thời đại truyền thông đại chúng là sự độc quyền về công nghệ truyền thông hình ảnh. Các hiệu ứng kỹ xảo, giá trị sản xuất và chất lượng phim tiên tiến từ lâu đã là dấu hiệu của sự đồng thuận của giới tinh hoa: Nó từ lâu đã đại diện độc quyền cho ý thức của những người năm quyền lực.
Nó không còn nữa.
Một số cho rằng AI có những tác động đáng sợ liên quan đến việc mở rộng quyền lực của Nhà nước An ninh. Sự thật là các thuật toán máy học (machine learning) từ lâu đã được nhà nước xử dụng để chống lại chúng ta.
Sự khác biệt mà chúng ta đang thấy là những công nghệ này đang bắt đầu trở nên phổ biến một cách tự do, do đó các chủ thể phi nhà nước cũng có thể sử dụng chúng.
Dường như cũng có sự nhầm lẫn về bản chất của chính công nghệ AI: mọi người lầm tường rằng nó loại bỏ yếu tố con người ra khỏi quá trình sản xuất nghệ thuật và văn hóa.
Nhưng đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết thuần túy.
Trí tuệ nhân tạo không phải là ‘ý thức nhân tạo’. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu nằm ngoài bối cảnh xã hội tổng quát của các mô hình, chiều hướng, xu thế và hiện tượng mà con người tạo ra.
AI không có lịch sử, văn hóa, diễn ngôn hay xã hội/ Nó chỉ là một cách chưa từng có mà các cá nhân có thể tiếp xúc với toàn bộ hiện thực xã hội mà chính con người tạo ra.
Công nghệ hình ảnh/nghệ thuật AI thường gắn các từ khóa (promts) với các hiện tượng thị giác đã được gắn với những từ khóa này từ trước trong tổng thể xã hội.
Nó dường như là một ‘tâm trí robot’ bởi vì thay vì một cá nhân ‘sáng tạo’ ra kết quả mong muốn, thì cá nhân đó sẽ quản lí và thực thi quyền tùy ý với các kết quả được tổng hợp lại từ những gì xã hội đã tạo ra trước đó.
Những người ghét AI là ghét chính loài người. Họ thù ghét khả năng tất cả sự giàu có mà nhân loại đã sinh ra, có thể được tổng hợp theo cái cách mà làm nó phù hợp với tính nhân văn của mỗi cá nhân.
Ghét AI về cơ bản là ghét con người.
AI chứng minh mối quan hệ vô tình giữa ngôn từ, suy nghĩ, và hình ảnh. Không ai có sự kiểm soát tuyệt đối với kết quả, nhưng họ có quyền tùy ý sắp xếp/tổng hợp theo sở thích của chính mình.
Điều mà mọi người bỏ qua là quan điểm này đúng ngay cả đối với những tác phẩm nghệ thuật ‘không phải của AI’. Lý do phải mất nhiều năm để thành thạo vẽ, hội họa hay thậm chí là ‘hội họa kỹ thuật số’ là vì hoàn toàn không có mối quan hệ trực tiếp nào giữa suy nghĩ của chúng ta và cách chúng được thể hiện chút nào.
Các nghệ sĩ không chủ đơn giản là ‘hiện thực hóa’ trí tưởng tựng của mình một cách trực tiếp. Các nghệ sĩ phải thành thạo các kỹ thuật, cũng như AI, chỉ vô tình tạo ra kết quả mong muốn. Qua việc tạo ra những mối liên kết cho ra kết quả mong muốn giữa những kỹ thuật này với khả năng và sở thích tùy ý của một người, cuối cùng họ sẽ nắm vững khả năng tạo ra kết quả như mong đợi.
Không có gì trong chủ đề này mang nhiều tính con người hơn cách mà AI hoạt động. Sự khác biệt là thay vì phải mất nhiều năm để thành thạo các kỹ thuật, máy tính sẽ làm hộ chúng ta. Vậy vấn đề ở đây là gì?
Nếu bạn muốn trở thành một người lãng mạn đa cảm về việc ‘mọi chuyện đã khác’ chỉ vì chúng ta không còn làm theo cách cũ nữa. Thì hãy làm ơn quay về với những bức tranh hang động. Toàn bộ lịch sử loài người đều tương ứng với sự đơn giản hóa trong các phương pháp và kỹ thuật nghệ thuật. Đi mà khóc về nó đi.
Việc sản xuất hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật trong thời đại công nghiệp và sự hoảng loạn mà nó gây ra cho tầng lớp ‘nghệ thuật cao quý’ là chuyện đã cũ. Walter Benjamin đã viết về nó vào năm 1935. Những người theo chủ nghĩa Dada đã mè nheo về nó khoảng một thập kỷ trước đó.
Điều nực cười là lũ nghệ sĩ kỹ thuật tâm thần Furry ngày này đã tự nhận lấy một sự tự giả dối đến mức họ tự đánh đồng mình vào hàng ngũ ‘nghệ thuật cao cấp’, hoảng sợ về sự ‘thô tục hóa’ của ‘nghệ thuật được sản xuất hàng loạt và được biến thành hàng hóa.’
Bởi vì tất nhiên rồi, khiêu dâm của con người đội lốt thú vật chắc chắn là kết quả của nghệ thuật quý tộc, gu thẩm mỹ cao và thượng lưu, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chính cách phương tiện đại chúng và chủ nghĩa tiêu dùng. Điều này chẳng có gì khác bệnh tâm thần và là một sự nhạo báng lố bịch với chính lịch sử nghệ thuật.
Không, chúng ta không phải đối diện nguy cơ ‘thô tục hóa’ và ‘thương mại hóa đại chúng’ của nghệ thuật. Con tàu đó đã đi qua từ lâu rồi. Có thể nếu bạn dành nhiều thời gian tìm hiểu về lịch sử hơn là giả vờ làm một nghệ sĩ ưu tú, bạn sẽ nhận ra thứ ‘nghệ thuật’ của mình là tầm thường và vô giá trị đến mức nào.
Ý nghĩa cao quý duy nhất mà thứ ‘nghệ thuật’ sáo rỗng của bạn có thể có là việc góp phần vào sự đa dạng dự liệu trên đó các thuật toán máy học có thể được đào tạo, để những người có gu thẩm mỹ tốt hơn có thể tạo ra một thứ gì đó tốt hơn.
Đây là lý do tại sao lập luận cho rằng nghệ thuật AI là ‘trộm cắp’ lại ngu ngốc đến vậy. Nếu nó là trộm cắp, tại sao chúng ta lại phải cần đến AI để đào tạo từ rác của bạn và biến nó thành một thứ gì khác ngay từ đầu? Bởi vì thứ nghệ thuật của bạn không đáp ứng đầy đủ khả năng và thị hiếu thẩm mỹ. Và đoán xem, chẳng có gì là sai trái với điều đó cả.
Các ‘nghệ sĩ’ chống AI không tạo ra nghệ thuật, mà họ tạo ra hiện tượng bệnh tâm thần trên quy mô lớn. Hơn nữa, những thứ đó còn chẳng phải là độc đáo.
Không có thứ gọi là trí tưởng tượng hoàn toàn độc đáo. Nó rút ra và lấy cảm hứng từ sự giàu có của những gì đã được tạo ra trước đó. Việc ‘sao chép’ những suy nghĩ, ý tưởng, và thành quả của người khác ít nhất là ở một mức độ nào đó là không thể tránh khỏi.
Một ‘cá nhân’ ‘nghệ sĩ’ kỹ thuật số rút ra từ những tiền lệ trong quá khứ giống y hệt như AI. Mọi lập luận về sở hữu trí tuệ đều phá sản: Tại sao đưa tác phẩm đó vào thuật toán máy học lại là ‘ăn cắp’, mà đưa vào trí tưởng tượng của bạn lại là không?
Tại sao bạn phải sao chép các kỹ thuật giống hệt như một nghễ sị mà bạn lấy cảm hứng? Chỉ để chịu đau khổ mà không có lý do?
Các nghệ/họa sĩ nên sử dụng những kỹ thuật này nếu họ thích sử dụng chúng hoặc tin rằng chúng cần thiết. Tại sao lại ngăn cản những người khác sử dụng những cách thức đơn giản hơn?
Có một lập luận hợp lí nào cho điều này không?
Tuy nhiên, một số người cho rằng AI sẽ phá hủy các kỹ thuật nghệ thuật riêng lẻ. Xã hội sẽ tái chế nội dung vô tận cho đến khi chẳng có gì mới sẽ được tạo ra.
Trước hết việc tái chế đã thực sự xảy ra trước cả khi có AI
Thứ hai, điều đó sai, vì AI cho phép sự tổng hợp và hoán đổi vô hạn.
Thứ ba, nó còn sai hơn nữa. Sự trỗi dậy của tranh kỹ thuật số không xóa sổ vẽ tranh. Máy móc không xóa sổ nhà điêu khắc. Các nghệ sĩ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng những phương tiện này, và họ vẫn sẽ còn làm vậy trong tương lai.
AI không ‘hủy diệt’ nghệ thuật, nó chỉ lọc ra những ‘nghệ sĩ’ vô giá trị và không có tài năng.
Không ‘nghệ sĩ’ nào có quyền lợi hiển nhiên được hưởng tiền của người khác. Trẻ em ở Châu Phi phải khai thác các loại khoảng sản hiếm để những ‘nghệ sĩ’ này có máy tính ngay từ đầu. Tại sao chúng ta phải cảm thấy tiếc nuối cho ‘nghệ sĩ ?’
Điều gì cho những ‘nghệ sĩ’ này quyền được có một công việc thoải mái như vậy, thay vì việc dọn nhà vệ sinh? Tại sao họ cảm thấy họ có quyền hiển nhiên này, ngay cả khi xã hội không cần những gì họ làm?
Tất cả những nghệ sĩ kỹ thuật số sợ đưa tác phẩm của họ vào những thuật toán máy học nên nghỉ việc cho xong. Những nghệ sĩ xứng đáng, không ngại đóng góp cho trí tuệ chung của nhân loại sẽ thế chỗ họ.
Mối lo ngại chính đáng duy nhất về AI là khả năng nó được sử dụng cho mục đích lừa đảo, bôi nhọ và phỉ báng.
Nhưng văn minh nhân loại đã có một tiền lệ lớn trong việc cho phép người bị hại đưa các hành vi phỉ báng và mạo danh lên kiến nghị tòa án công lý.
Điều có thể sẽ xảy ra là sự kết thúc của tính ẩn danh và việc bắt buộc áp dụng chữ ký dựa trên blockchain chống giả mạo để xác minh danh tính duy nhất của một người.
Bằng cách này, bất kỳ ai truyền bá nội dung phỉ báng (bao gồm cả nội dung khiêu dâm làm bằng AI), sẽ, bằng cách ký tên vào nội dung phỉ báng với chữ ký mật mã hoàn toàn độc đáo của riêng mình, sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi đó trước tòa án, do đó hành vi đó sẽ bị ngăn cản.
Các hệ thống thông luật đã tính đến các sắc thái của những tình huống này, vì vậy nỗi lo về 'độ dốc trơn trượt' giữa tự do ngôn luận và phỉ báng sẽ không còn là điều mới mẻ. Ngày nay, các tòa án đã xem xét các sắc thái của sự khác biệt này, trước cả khi có AI.
Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất của AI cũng chính là lợi ích lớn nhất của nó đối với nhân loại: Nó có khả năng dạy xã hội tôn trọng hình ảnh ít hơn, và coi trọng tư duy phê phán hơn.
Sự thật là, các hình ảnh đã được sử dụng để dắt mũi về thực tế trên diện rộng, và điều này đã tồn tại từ lâu.
Ngay cả khi không có AI, số lượng ý kiến có ý đồ xấu và xuyên tạc mà mọi người phải đối diện trên mạng đã thực sự đến giới hạn tồi tệ nhất. Không nên đổ lỗi cho công nghệ cho vấn đề này, mà nên đổ lỗi cho bản chất mục nát và tự ăn thịt đồng loại của ‘nền văn minh’ tư bản.
Con người, sự kiện, và thực tế, đã bị bóp méo và lừa lọc trên quy mô lớn từ lâu.
Sự khác biệt là kỹ năng tư duy phê phán chưa theo kịp. Khi hình ảnh trở nên không còn đáng tin cậy trên quy mô lớn, xã hội khả năng sẽ ‘thoái lui’ đến việc đọc sách như là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất.
Đây là lợi ích cho toàn xã hội.
Sự không đáng tin cậy của hình ảnh có thể sẽ buộc mọi người phải dành thời gian đọc và tổng hợp thông tin một cách nghiêm túc nếu họ muốn có được cái nhìn toàn diện về thực tế.
Cuối cùng, AI đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang Chủ nghĩa Cộng sản. Bằng cách tạo ra các mô hình từ sự hỗn loạn của thị trường thế giới (ở đây là thị trường thông tin), các lực lượng sản xuất được xã hội hóa ở một mức độ và cường độ chưa bao giờ dám nghĩ là có thể thực hiện được.
Thông tin, chứ không phải là lợi nhuận, trở thành động lực cuối cùng của sản xuất. Bản chất xã hội vô tình của các quan hệ sản xuất, trong các tín hiệu hỗn loạn của thị trường, là không thể không nhận ra được.
Khả năng lập kế hoạch kinh tế thực sự ở quy mô trước đây chưa từng có trước đây trở nên có thể, và trên cơ sở lỡi ích của toàn xã hội, không còn là ước mơ nữa, mà trở thành hiện thực.
Bởi vì “lợi ích của toàn xã hội” không còn dựa trên “ý kiến chuyên gia” của một cơ quan trung ương nào đó. Nó có thể được suy ra một cách khách quan, thông qua sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo.
Không có sự phân đôi giữa AI và con người. Đây là một ảo tưởng ý thức hệ ngớ ngẩn, là kết quả của những tàn tích đang lụi tàn của chủ nghĩa tư bản.
Nếu chúng ta định nghĩa 'sự nhân tạo' bằng 'do con người tạo ra', thì chính Chủ nghĩa Cộng sản là sự dung hòa cuối cùng giữa Trí tuệ nhân tạo và Trí tuệ tự nhiên, kết hợp ý chí có ý thức và có quyền lực của con người với thực tế xã hội vô tình, vô thức của con người mà chỉ có thể hiểu được ở quy mô tổng hợp và tập thể.
AI, giống như động cơ hơi nước, chắc chắn sẽ đóng một vai trò nào đó trong việc tham gia vào sự man rợ và điên rồ của 'nền văn minh' tư bản.
Nhưng giải pháp không phải là đổ lỗi cho công nghệ. Giải pháp là áp dụng một cái nhìn nội tâm về bản chất của nền văn minh của chúng ta.
Giải pháp là giải phóng lực lượng sản xuất công nghệ, xóa bỏ những vết tích lỗi thời của quá khứ như các tập đoàn tư bản tài chính và các tổ chức ngân hàng đang kìm hãm sự phát triển.
Những tập đoàn độc quyền ký sinh phải bị đập tan hoàn toàn. Chỉ có ohong trào chống độc quyền của GIAI CẤP LAO ĐỘNG, cùng với sự tăng tốc của công nghệ AI, mới có thể mở ra một kỷ nguyên mới thịnh vượng và phát triển của nhân loại.
Những khả năng được mở ra bởi công nghệ AI là gần như vô hạn. Chúng nên được sử dụng để đẩy nhanh quá trình phá hủy toàn bộ hệ thống lỗi thời của chúng ta.
Sức mạnh của AI không được bỏ qua vì bất kỳ lý do nào; mọi nỗ lực ngăn cản người lao động tiếp cận công nghệ AI đều phải bị ngăn chặn, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Haz al Din
Dịch từ tiếng Anh
Nguồn:
Dịch bởi Бетонин, với hỗ trợ từ AI Google Translate, bản dịch Grundrisse của Mác từ marxist.org:
Bản dịch Chống Đuy-rinh của Mác từ marxist.org:
Đối chiếu với THE COMMUNIST MANIFESTO (Penguin Classics)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất