1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu: Loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ. Trái phiếu được phát hành nhằm phục vụ mục đích chính là huy động vốn và doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu sẽ được gọi là Trái chủ.
Ví dụ: Công ty S muốn huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ phát hành trái phiếu và khi nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ nhận được một tờ giấy mang giá trị của mệnh giá trái phiếu.

2. Các yếu tố liên quan:

- Giá trái phiếu hay Giá phát hành trái phiếu: Định mức giá trị của mỗi trái phiếu khi được chào bán ra ngoài thị trường (Các loại trái phiếu khác nhau sẽ có giá phát hành khác nhau). - Kỳ hạn trái phiếu: Thời gian tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn, khi đến ngày đáo hạn, tổ chức phát hành trái phiếu phải mua lại trái phiếu. Bên cạnh đó, trong quá trình nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu, tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo thỏa thuận cho nhà đầu tư. - Lợi tức trái phiếu: Là giá trị lãi suất được ghi trên trái phiếu không bao gồm mệnh giá của trái phiếu hay chính là lợi nhuận mà tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận phát hành. Lợi tức của trái phiếu = Số giá trị thanh toán thưởng hàng năm / Giá trị của trái phiếu Công thức tính lợi tức trái phiếu sẽ được mình khai thác kỹ hơn ở những phần sau.
Ví dụ: Công ty S phát hành trái phiếu với mệnh giá 200,000,000 đồng/trái phiếu với kỳ hạn 10 năm cùng lợi suất 10%/năm, nếu A mua trái phiếu của công ty S và nắm giữ trong vòng 10 năm thì: + 200,000,000 chính là giá phát hành của trái phiếu. + Công ty S phải trả cho A: 200,000,000*10%=20,000,000 đồng/năm + Sau 10 năm (thời gian đáo hạn trái phiếu) Công ty S phải có nghĩa vụ trả cho A 200,000,000 đồng

3. Đặc điểm của Trái phiếu:

a. Đặc điểm của Trái phiếu: - Bên phía trái chủ họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay từ người vay nhưng nhà phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ phải thanh toán đúng số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay. - Thu nhập của trái phiếu đến từ tiền lãi, thường là khoản thu cố định theo kỳ, nó không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của nhà phát hành. - Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy nếu doanh nghiệp bị phá sản thì trước hết doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu trước, sau khi trả nợ trái phiếu rồi thì mới chia cho các cổ đông (hay nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu)
b. Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu được hiểu là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán trái phiếu với các mức giá khác nhau và đông đảo các nhà đầu tư tham gia. Có 2 thị trường chính có thể nhắc đến là Thị trường Trái phiếu chính phủ và Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp. - Thị trường trái phiếu chính phủ là một nhân tố then chốt đảm bảo cho thị trường trái phiếu hoạt động tốt và có khả năng huy động vốn nhanh chóng. Trong những trường hợp nhà nước cần vốn bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách, thị trường trái phiếu chính phủ sẽ là nơi đầu tư chủ yếu của rất nhiều người. Trong thị trường trái phiếu chính phủ các chủ thể tham gia được bảo vệ và có quyền lợi rõ ràng của riêng mình. - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong khi đó là nơi các doanh nghiệp huy động nguồn vốn phục vụ mục đích riêng của họ nên có phần phức tạp, khó kiểm soát và mang tính rủi ro cao hơn nhưng đi kèm với đó là lợi suất cao hơn.
Một điều mà Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn có lẽ cần phải giải quyết được đó chính là bài toán “Niêm yết Trái phiếu trên sàn giao dịch” như cách mà Thị trường cổ phiếu hoạt động, điều này giúp cho giá của Trái phiếu được mang tính thị trường (Mark to Market - M2M).
Phần 2 tới mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách phân loại trái phiếu. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc. Có gì thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi phía dưới hoặc góp ý thêm cho mình.