TOP 3 VỊ TRÍ LƯƠNG CAO, THĂNG TIẾN TỐT TRONG NGÀNH IT DÀNH CHO NGƯỜI KHÔNG CÓ NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ
Top 3 cơ hội việc làm trong ngành IT dành cho người không có nền tảng công nghệ
Dạo gần đây đọc các post trong group, thấy mọi người lan truyền là làm IT hot lắm, lương cao lắm. Rồi đọc comment thì thấy nhiều bạn muốn nhảy việc, nhưng lại chùn chân vì sợ mình không có bằng cấp hoặc kiến thức liên quan gì ngành này.
Với kinh nghiệm đi tuyển cho ngành IT đến nay cũng tầm 7 năm có lẻ, mình xin giới thiệu với các bạn 3 vị trí công việc có tương lai, dành cho người trái ngành mà bạn có thể cân nhắc nhé.
Tester (hay QA/QC)
Tên tiếng Việt của vị trí này là Kiểm thử phần mềm. Đúng như tên gọi của nó, người làm vị trí này có nhiệm vụ kiểm tra, sử dụng thử các chức năng, tính năng của phần mềm và ghi nhận lại lỗi (bugs) để bên lập trình có thể sửa lỗi trước khi bàn giao cho khách hàng. Vị trí này là vị trí không thể thiếu trong mọi công ty phần mềm, hoặc làm sản phẩm công nghệ. Khi số lượng các công ty công nghệ tăng, thì nhu cầu cho vị trí này cũng tăng lên nhanh chóng.
Sự thăng tiến trong nghề Tester cũng rất tốt, bạn có thể phát triển thành Senior Tester (mức lương 1000USD++ không hiếm) hoặc phát triển thành Project Manager (quản lý dự án). Nếu bạn có ngoại ngữ, thì mức lương sẽ rất hấp dẫn vì khi đó bạn có thể làm việc trực tiếp với khách hàng.
Và để bắt đầu nghề, hoàn toàn không cần bạn có nền tảng công nghệ. Bạn chỉ cần chăm chỉ, chịu khó tìm tòi và chọn đúng công ty có tâm, nơi có Senior cứng để đào tạo bạn theo quy trình chuẩn. Lưu ý là nên tránh xa hoặc đừng quá tham đi học các khóa đào tạo Tester ngắn hạn nếu không có người trong ngành giới thiệu, nhiều khi tiền mất mà kiến thức cũng không thấy đâu nha.
Business Analyst
Vị trí này là vị trí dễ gây hiểu lầm nhất với các bạn ngoài ngành IT. Không như tên gọi của nó, vị trí này có thể có vai trò rất khác nhau với từng công ty. Nhưng phổ biến nhất ở các công ty Software Outsourcing như bên mình, BA (business analyst) có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng và phân tích yêu cầu làm phần mềm của khách, biến ngôn ngữ thường dùng thành danh sách tính năng sản phầm, mà nhìn vào đó, bộ phận lập trình có thể hiểu và lập trỉnh ra sản phẩm theo đúng cái KH cần.
Vị trí này không cần có nền tảng công nghệ, bạn cũng không cần biết ngôn ngữ lập trình nhưng cái bạn cần là bạn phải học các từ vựng của ngành IT (ví dụ hiểu UI/UX, giao diện, dữ liệu, tool bar…. Là gì) để sử dụng cho đúng. Vị trí này rất phù hợp với những bạn thích tìm hiểu và táy máy về các sản phẩm công nghệ cũng như có khả năng đọc hiểu và giao tiếng tiếng Anh cơ bản. Cá nhân mình cũng đã từng viết bản mô tả sản phẩm công nghệ dài hơn 20 trang, dù chưa có tý nền tảng Tech nào.
Các BA kinh nghiệm rất dễ được promote lên Consultant, Account manager hoặc Sales manager với các gói lương thưởng khá hấp dẫn vì liên quan chặt chẽ tới việc tư vấn cho khách hàng.
IT Comtor
Vị trí này nôm na là biên phiên dịch trong ngành IT. Có một thực tế là các bạn làm IT ở Việt Nam thì phần đông ngoại ngữ không tốt lắm. Do nhu cầu làm việc với khách hàng nước ngoài (Nhật, Hàn, Mỹ…) mà các cty Phần Mềm hình thành nên vị trí này. Khác với biên phiên dịch của các ngành khác, IT Comtor phải hiểu khá rõ về từ vựng và các khái niệm cơ bản của ngành. Vị trí này có thể bắt đầu khi không có chút nền tảng công nghệ nào nhưng các bạn sẽ được học và đào tạo thực tế trên dự án rất nhiều mới có thể làm tốt được.
Như tên gọi, vị trí này thường tuyển các bạn có khả năng ngoại ngữ, nhanh nhạy về mặt giao tiếp (nhiều tình huống mà comtor sẽ là người giải quyết hoặc làm xấu đi quan hệ giữa đội dev và khách hàng do cách họ phiên dịch). Các comtor tốt lương rất cao và được trọng vọng trong các cty IT. Mình nhớ comtor tiếng Nhật cách đây 4 năm mình tuyển, mức senior lương đã tính theo nghìn đô rồi.
Comtor khi nhiều kinh nghiệm có thể phát triển tiếp thành Quản lý dự án hoặc tiếp tục làm Senior Comtor nhưng cho các dự án phức tạp hơn. Sống khỏe mà áp lực OT (overtime) lại không quá nhiều như bên Lập trình.
TÓM LẠI:
Ngành IT hiện tại nhu cầu nhân sự chỉ có tăng, chứ không giảm do công nghệ luôn là yếu tố thiết yếu của tương lai. Nếu bạn thấy ngành của mình hiện tại lương thấp, ít cơ hội phát triển thì tại sao không thử chuyển ngành?
P/s: ảnh dưới là chụp các tài liệu training cho vị trí Tester của công ty mình. Nếu gặp Senior cứng và công ty có tâm, thì chắc chắn các bạn sẽ có kiến thức nền tảng vững chắc để tiến xa trong nghề này.
#icts_custom_software #qa_tester #business_analyst #IT_comtor

Quy trình đào tạo Tester tại ICTS Custom Software

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất