Với phong trào "yêu bản thân" nổi lên trong suốt thời gian qua, mình đã bắt gặp khá nhiều bài viết với nội dung: "làm điều mình thích", "lắng nghe cơ thể bạn", "chiều chuộng cơ thể bạn",...
Bản thân mình đã bị cuốn theo dòng chảy của việc "Mệt quá, hay nghỉ mẹ đi, nghỉ ngơi đâu có gì sai." và của việc "Khỏi lên plan, tới đâu hay tới đó." Và mỗi khi thất bại trước một thử thách, ví dụ như xin việc, xin học bổng, hoặc thi cuối kỳ, mình đã nghĩ: "Vậy là nó không có meant to be for me - định mệnh của mình quyết định như vậy rồi, thôi coi như dừng ở đây."
Cho đến khi mình dành thời gian xem toàn bộ khóa học về Justice của thầy Michael Sandel và xem những video về self-discipline của cô Teal Swan trên youtube, mình đã nhận ra cái sai của cách hiểu trên.

Vậy, TỰ DO là gì?

Trong khóa học Justice, thầy Sandel đã giới thiệu khái niệm về Sự tự do theo triết học đạo đức của Immanuel Kant - triết gia người Đức. Chúng ta thường nghĩ Sự tự do là việc bản thân có thể làm điều mình muốn mà không có bất kỳ trở ngại nào. Kant không nghĩ như thế.
Nếu chúng ta đơn giản là tìm kiếm niềm vui, sự thoải mái thay cho đau đớn, chúng ta không thật sự tự do. Nếu chúng ta ăn để thỏa mãn cơn đói, tránh né việc tập thể dục vì cảm thấy mệt, chúng ta không thật sự tự do. Kant không nói việc thỏa mãn nhu cầu là sai trái. Ông muốn chỉ ra rằng đây không phải một hành động tự do. Chúng ta là nô lệ của những cảm giác, cảm xúc - những cảm giác, cảm xúc mà chính chúng ta không lựa chọn ngay từ khi sinh ra.
Khi khát nước và bạn bắt đầu lựa chọn xem nên uống Pepsi hay Coca, bạn đang không thật sự tự do chọn giữa hai thứ này, mà bạn đang:
- Tuân theo cơn khát của bạn.
- Lựa chọn dựa trên hai thứ đã được quảng cáo khắp mọi nơi.
Với Kant, những lúc hành vi của chúng ta bị quyết định bởi một yếu tố sinh học, hoặc yếu tố xã hội, chúng ta không thật sự tự do.
Lý thuyết về Sự tự do của Kant mang tính đòi hỏi cao và nghiêm khắc hơn.
Theo Kant, hành động tự do (act freely)hành động tự chủ (act autonomously). Hành động tự chủ là hành động theo luật chính tôi đã đề ra cho bản thân tôi.
Định nghĩa từ autonomous mình seach trên Google (dựa theo từ điển Oxford). Theo định nghĩa thứ 2, autonomous có nghĩa là hành động dựa theo nghĩa vụ đạo đức thay vì mong muốn của bản thân. Do đó, mình chọn dịch từ automous thành từ "tự chủ", trong tiếng Việt nghĩa là khả năng đưa ra quyết định sáng suốt, không để bị chi phối.
Định nghĩa từ autonomous mình seach trên Google (dựa theo từ điển Oxford). Theo định nghĩa thứ 2, autonomous có nghĩa là hành động dựa theo nghĩa vụ đạo đức thay vì mong muốn của bản thân. Do đó, mình chọn dịch từ automous thành từ "tự chủ", trong tiếng Việt nghĩa là khả năng đưa ra quyết định sáng suốt, không để bị chi phối.
Vậy, đối nghĩa của tự chủ (autonomy) là gì?
Kant đã tạo ra một thuật ngữ mới. Trái với autonomy là heteronomy. Khi tôi hành động không tự chủ (act heteronomously), tôi hành đông dựa theo những mong muốn tôi không lựa chọn cho bản thân, theo quy tắc của tự nhiên. Cuối cùng thì, khi ta sinh ra, đâu ai được chọn mình sẽ thích kem vị chocolate.

Còn SELF-DISCIPLINE là gì?

Những người được mô tả là self-disciplined là những người dùng ý chí tự do (free will) để quản lý cảm xúc, tâm trí, và cơ thể.
Định nghĩa của từ self-discipline trên Oxford Learner's Dictionary. Mình chưa tìm thấy từ đồng nghĩa trong tiếng Việt nên mình không dịch cụm từ này, xin lỗi các bạn nhé.
Định nghĩa của từ self-discipline trên Oxford Learner's Dictionary. Mình chưa tìm thấy từ đồng nghĩa trong tiếng Việt nên mình không dịch cụm từ này, xin lỗi các bạn nhé.
Những người self-disciplined hành động không dựa theo cảm xúc của họ. Họ làm những điều cần thiết để đạt được mục tiêu cho dù điều đó có mệt mỏi, khó khăn, đau đớn. Họ theo đuổi lý tưởng của chính mình mặc cho những cám dỗ kêu họ từ bỏ.
Trái vời ý chí tự do (free will) mà những người self-disciplined đang sở hữu, những người không có self-discipline đang tin vào thuyết tất định (determinism). Thuyết tất định là khi cho rằng mọi thứ phải xảy ra như nó đang xảy ra và không thể xảy ra theo bất kỳ cách nào khác. Họ bị quản lý bởi cảm xúc, tâm trí, và cơ thể của mình. Thay vì sử dụng những điều đó như một nguồn thông tin để đưa ra quyết định, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào nó.
Bạn muốn giảm cân, nhưng lại quá lười biếng để tập thể dục. Tập thể dục thật mệt mỏi và đau đớn, tại sao lại phải hành hạ bản thân. Còn phải kiêng nhiều loại đồ ăn nữa, sao lại không được tận hưởng nhỉ. Những người không có self-discipline sẽ nghĩ như thế và dẫn đến kết luận: "Thì mình biết điều này không đúng cho mình thôi. Định mệnh mình là vậy rùi." Họ bị quản lý bởi chính cảm xúc và cơ thể họ.
Người self-disciplined sẽ xem những cảm xúc mệt mỏi, đau đớn, hay những suy nghĩ về việc không được tận hưởng món ngon như một thông tin. Chỉ là một thông tin, không hơn không kém, một trong rất nhiều thông tin khác giúp họ đưa ra kết luận về việc nên hành động như thế nào. Những cảm xúc đó hệt như một notification pop-up, thông báo rằng "Ê mày đừng làm, tao mệt." Bạn có thể chọn bỏ qua notification đó, và tiếp tục nỗ lực đạt mục tiêu.

FREEDOM IS SELF-DISCIPLINE

Đến đây, ta thấy được sự tương đồng của một người có hành động tự chủ (act autonomously) và một người có self-discipline, của một người có hành động không tự chủ (act heteronomously) và một người không có self-discipline.
Hành động tự chủ / self-discipline đều hướng tới những hành động không bị chi phối bởi những nhân tố cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Họ hành động dựa theo những luật lệ, nguyên tắc đã tự mình đề ra cho bản thân.
Hành động không tự chủ / không có self-discipline là những hành động bị chi phối bởi nhân tố cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Họ dựa vào những cảm xúc và suy nghĩ của hiện tại để tránh phải tuân theo những quy tắc họ đề ra.
Hãy dững việc suy nghĩ rằng vũ trụ sẽ cho ta làm những việc khiến ta cảm thấy thoải mái.
Thay vì sống thụ động theo cảm xúc, mong muốn, hãy sống chủ động, và đề ra những nguyên tắc sống cho bản thân.
Tham khảo:
Khóa học Justice của thầy Michael Sandel do Harvard đăng tải:
Xong khóa học, bạn có thể đọc thêm sách: Justice: What's the Right Thing to Do? của thầy viết luôn nhé. Sách đã có bản tiếng Việt.
Video về Self-discipline của cô Teal Swan:

Have a nice day!