Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, họ luôn biết cách chấp nhận số phận kể cả trong cuộc sống và tình yêu. Sở dĩ con người ta hay đau khổ vì tình chỉ đơn giản là họ chọn sai cách nhận định trong các vấn đề. Chủ nghĩa khắc kỷ giúp con người tiến tới hạnh phúc, giúp bản thân hòa hợp với bản chất bên trong và với thế giới xung quanh.

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì

Stoicism là một trường phái được sinh ra ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ mang đến sứ mệnh giúp con người rèn luyện tinh thần trở nên cứng rắn, bình tĩnh hơn khi đối mặt với mọi việc trong cuộc sống ngay cả khi áp lực nhất.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Con người khắc kỷ còn cho rằng những cảm xúc nhất định của chúng ta bị tổn thương là do sai lầm trong việc phán xét các vấn đề, và họ tin rằng con người nên hướng tới việc duy trì ý chí  sao cho "hòa hợp với tự nhiên". Dấu hiệu rõ ràng nhất về triết lý của mỗi cá nhân sẽ được bộc lộ thông qua cách họ cư xử.
Những nhà  triết gia khắc kỷ nổi tiếng có thể kể đến như: Seneca, Marcus Aurelius, Epictetus,…

Tình yêu đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ như thế nào?

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Vì bản chất của khắc kỷ là việc chủ động tự nhận thức về một việc gì đó, sẽ không còn đau khổ, buồn bã nếu mình thay đổi cách nhìn đặc biệt là trong tình yêu. Người ta nói “yêu là chất ở trong lòng một ít”, thực sự không phải đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Đối với họ, cuộc sống xoay quanh việc chúng ta phải trân trọng từng khoảnh khắc. Yêu những gì chúng ta có là điều vô cùng quan trọng, bao gồm cả việc yêu chính mình và những người xung quanh.
Cũng chính vì thế mà tình yêu đơn phương sẽ không xuất hiện trong tư tưởng của họ. Sẽ thật lãng phí nếu chúng ta tự làm khổ bản thân để mong muốn một thứ mà có thể không bao giờ đạt được và cũng sẽ không “chết ở trong lòng một ít” như thơ ca vẫn hay ví von.
Chủ nghĩa khắc kỷ còn cho rằng, chúng ta nên yêu và trân trọng những gì xunh quanh mình. Ngày qua ngày, chúng ta bị tấn công bởi internet, mạng xã hội về hạnh phúc và vẻ đẹp hào nhoáng của người khác, chính vì thế mà chúng ta tự gây nên sự đau khổ cho tình yêu của mình khi người yêu của bạn không đáp ứng những yêu cầu hay mong đợi của bạn như người khác. Chúng ta nên tự nhắc nhở bản thân rằng yêu và trân trọng những gì mình có là loại tình yêu chân chính nhất.
“Hãy yêu những gì đã xảy ra với chúng ta, những điều đã được định sẵn là của mình. Không có sự hài hoà nào lớn hơn điều đó.”
Marcus Aurelius
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Và khi chúng ta bị bỏ rơi, bạn sẽ cho rằng tình yêu là lừa dối, đau khổ. Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ sẽ biết chấp nhận tính vô thường của mọi sự vật trên thế giới này. Chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng: tình yêu là thứ có thể dễ dàng biến mất hoặc thay đổi.
Thực chất tình yêu chính là thứ không ai có thể cướp khỏi tay bạn nhưng cũng không phải là thứ ta có thể chiếm hữu mãi mãi. Giống như một quả sung hay một chùm nho, bạn sẽ gặt hái nó vào thời gian thích hợp của năm. Tuy nhiên, nếu bạn mong ước những điều này vào mùa đông, rõ ràng bạn là một kẻ ngốc
Epictetus
Luôn trân trọng cái hiện tại và sẵn sàng chấp nhận những mất mát đi kèm giúp những người theo chủ nghĩa khắc kỷ luôn lạc quan trong cuộc sống và tình yêu.Cuối cùng, yêu thương đơn giản nhất vẫn chính là yêu thương. Những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ đều có thể hết lòng yêu thương mọi thứ xung quanh nhưng vẫn phải cân bằng trước ảo tưởng hão huyền hoặc ngã khuỵu trước những thay đổi bất ngờ. Yêu nhưng không đánh mất chính mình.
Trích:

Bài tập đơn giản cho ngườimuốn rèn luyện theo chủ nghĩa khắc kỷ

Bài 1: Chấp nhận và yêu lấy số phận, mọi việc xung quanh
Các nhà Khắc kỷ cố gắng tập trung vào những gì mà họ có thể kiểm soát được. Và số phận thì không nằm trong số đó. Tập chấp nhận hơn là chống lại từng điều nhỏ nhặt xảy đến với ta.
Sử dụng phép ẩn dụ “con chó bị xích vào một chiếc xe ngựa đang di chuyển”:  Người khôn ngoan cũng giống như một con chó đang bị xích vào một chiếc xe ngựa đang chạy, vui vẻ và nhịp nhàng chạy theo chiếc xe, còn người ngu ngốc thì giống một con chó gầm gừ chống lại sợ xích nhưng dù cố đến mấy bản thân nó vẫn bị chiếc xe lôi đi.
Hành động: Khi điều gì đó xảy ra với bạn, hãy hỏi bản thân xem liệu bạn có thể làm được gì hay không. Nếu không, nếu nó không nằm dưới sự kiểm soát của bạn mà là của số phận, thì chấp nhận thôi. Chống lại thực tại không ích gì, nó chỉ khiến bạn khổ sở.
Trích:
Bài tập 2:
Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ là có thể giữ được sự bình tĩnh ngay cả khi đối diện với nghịch cảnh.
“Tôi chọn sự bình thản.”- Đó thường là câu nói được áp dụng khi chuyện gì đó xảy ra khiến bạn không thích và trong lòng nảy lên cảm giác tức giận và kích động, tôi tự nhủ với bản thân, “Tôi chọn sự bình thản.” Và bình tĩnh sống tiếp. Thậm chí nở một nụ cười. 
Hành động: Đứng trước một sự việc nào đó trong cuộc sống, kể cả khi đang yêu nhau, cãi nhau, những thứ làm dấy lên sự giận dữ và bất mãn trong bạn, hãy nói với mình, “Tôi tin vào sự bình thản.” 
Khi bạn làm đổ rượu lên quần áo của bạn – hãy chọn sự bình thản. Khi bạn chung phòng (hoặc em trai) không rửa chén – hãy chọn sự bình thản. Khi đội thể thao yêu thích của bạn cầm hòa – hãy chọn sự bình thản.