THỜI ĐẠI THÔNG TIN 'MỲ ĂN LIỀN' và TÂM LÝ ‘ĂN XỔI'
:))))) Có một câu thành ngữ chế mà có lẽ ai cũng biết “ Dân ta phải biết sử ta Cái gì không biết thì tra gu gồ” Nghe có vẻ rất...
Có một câu thành ngữ chế mà có lẽ ai cũng biết
“ Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra gu gồ”
Cái gì không biết thì tra gu gồ”
Nghe có vẻ rất đúng, vì “gu gồ” thì cái gì mà chả có. Nhưng cái chết người cũng nằm ở chỗ “cái gì cũng có” của công cụ hỗ trợ tìm kiếm này. Nhiều người hiện nay đang thiếu trầm trọng những kỹ năng rất cơ bản trong cuộc sống: giặt một cái áo/cái quần sao cho sạch ( có máy giặt thì ok, nhưng vẫn không ít quần áo sẽ phải giặt tay), nấu cho mình một bữa ăn hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất ( chứ không phải gạo luộc, rau luộc, trứng luộc), làm sao để lấy thông tin từ một cuốn sách/ giáo trình, xử lý ra sao khi bị thương,...
Điều này, theo ý kiến của cá nhân mình , có 2 nguyên nhân
1. Xã hội ngày nay đề cao việc “trông có vẻ thành công” (tức là bạn làm xi i âu, xi i ủng gì đó mà không biết cắm cơm thì vẫn ok, vì cứ giàu đi rồi thuê đầu bếp là được). Vấn đề này xin hẹn các bạn ở một bài viết khác
2.Chúng ta có Google
Đúng như câu thơ chế kia: cái gì không biết thì tra google. Chính vì nhầm tưởng rằng mình có thể học được một kỹ năng nào đó rất dễ chỉ bằng cách “tra google” nên rất nhiều người sinh ra chây ì, không chịu làm/ không làm được từ những việc nhỏ nhất, cho đến những việc lớn hơn. Không biết rửa bát? “Cách rửa bát”-Enter:Gần 16 triệu kết quả. =)))
Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng hội chứng phụ thuộc Google đang làm tổn hại đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn những gì ta nghĩ. Như việc cách đây vài tháng trên mạng xuất hiện tràn lan quảng cáo thuốc “3 đời”. Tất cả cũng xuất phát từ việc khi người ta có bệnh , người ta không đến bệnh viện mà “tra Google”. Không cần nói cũng biết việc này nguy hiểm như thế nào. Bạn giao sức khỏe của mình vào những “thần y” trên mạng, đến lúc tiền mất tật mang, chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm cả.
Những thông tin trên Google ngày nay đa số là thông tin dạng “tips”, “mẹo” . Tức là thông tin ăn liền.Mẹo tự học tiếng Anh từ mất gốc lên IELTS 9.0 trong 2 tháng. Những “tips” giúp bạn ghi điểm lần đầu gặp mặt. “101 tips giúp bạn đạt điểm A môn Triết”. Mẹo cực hay giúp bạn yêu nhiều người cùng một lúc mà không bị phát hiện
Có luôn :3
Điều này nói lên rằng chúng ta đang muốn mọi thứ phải “ăn liền”, cái gì cũng phải thật nhanh, phải có mẹo, mà quên đi, hay nói đúng hơn là lười không muốn xây dựng cho mình từ những thứ căn bản nhất. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn, không mặn mà trong việc tìm học những kiến thức nền tảng và chính thông ( vì có mẹo rồi mà). Tất cả những thứ được gọi là “mẹo” đều là những gì mà bản thân người học/làm thông qua một quá trình trải nghiệm tự đúc kết lại cho riêng mình. Chính việc này vô tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số người có kiến thức chưa đến đâu chia sẻ “mẹo” một cách tràn lan, vì mẹo thì mang tính cá nhân, có thể đúng với người này, sai với người kia, bạn định bắt bẻ họ kiểu gì?
Mình xin trích một ví dụ rất hay từ tiến sĩ Lê Thẩm Dương : “ người có hiểu biết thật sự thì kiến thức của người ta được xây theo hình kim tự tháp, tức là cái móng phải to nhất, chắc chắn nhất. Còn rất nhiều người hiện nay xây dựng kiến thức cho mình theo kiểu kim tự tháp lộn ngược.” Vậy nên mình nghĩ rằng bạn chỉ nên tìm đến những mẹo, những tips, ( theo cách gọi của những mẹo-er) mà nói đúng hơn phải là kinh nghiệm cá nhân khi bản thân đã xây dựng được một nền móng vững chắc về lĩnh vực đang tìm hiểu, tránh tâm lý ‘ăn xổi’. Có như thế thì bạn mới thực sự làm chủ và biến kiến thức thành của mình một cách lâu dài được.
Tạm kết: bài viết có mục đích chỉ ra những bất cập, tác hại của những thông tin nhanh đang tràn lan ở trên mạng, cụ thể là Google; đồng thời phê phán thói ‘ăn xổi’ của một bộ phận với tâm lý mong muốn đạt được mọi thứ một cách nhanh chóng. Thay vì lên mạng tra cách cắm cơm, hãy hỏi mẹ của bạn. Thay vì lên mạng tra cách tán gái bao đổ, hãy tập trung vào rèn luyện nhân cách đạo đức của mình trước. Thay vì xem mẹo ôn thi chứng chỉ X trong Y tháng thì hãy tìm hiểu xem tại sao mình lại cần X, và học từ những điều cơ bản nhất.
I keep learning, listening, growing and experimenting - John Legend- "
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất