Image
Con mèo kế bên hang? Đoán đi nó là gì?

Lewis Carroll

“I always call him Lewis Carroll Carroll, because he was the first Humbert Humbert.”
-Vladimir Nabokov

Đệ Nhất (phần 1) cho những tay mơ mơ không hiểu tôi nói gì.
tinted monochrome 3/4-length photo portrait of seated Dodgson holding a book
Dù có tỏ vẻ thì soyboy trông vẫn rất chán mấy bạn à.
Trong trường hợp của Nabokov, dù có bị tổn thương tâm lý nhưng chắc chắn ông không phải một kẻ ấu dâm. Tôi tự tin cho là vậy dù cho sự quả quyết này khá cảm tính. Nhưng ít nhất cái cảm tính này dựa trên những chi tiết ông rải rác trong các tác phẩm của mình, cái biểu hiện, đời sống cá nhân của ông và thậm chí tướng mạo của ông. Quan trọng, có tên pedo nào vào những năm 1950 mà đường hoàng viết một cuốn sách rõ ràng như ban ngày về ấu dâm và tham gia phỏng vấn để mổ xẻ nhân vật Humbert Humbert một cách ngây thơ lẫn nhiệt tình không?
Nó lộ thiên và cực kì đối lập với cái phong cách úp mở đầy trừu tượng của tụi pedo thật cùng thời lẫn hiện tại. Đứa nào có tâm ý xấu thì càng phải hạn chế thể hiện vì ham muốn của chúng đang bị đè nén và có thể phọt ra bất cứ lúc nào. Tin vui là phương Tây hơi bị tệ ở khoảng này nên không khó để phát hiện, với điều kiện nếu ta chịu tìm hiểu về thói quen của chúng.
Lewis Carroll, một trí thức tinh hoa người Anh, một thiên tài toán học và một nhà văn nổi tiếng. Đến hiện tại thì giả thuyết Dodgson là một tên ấu dâm được bàn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông phương Tây và được dựng thành phim tài liệu chỉ để phân tích về vấn đề này. Nhưng dù có bàn tán om sòm như thế nào thì ít ai để ý những tiểu tiết trong tác phẩm Alice in the Wonderland (AITWL) và Alice through the Looking Class (ATTLG). Tác giả và tác phẩm có thể tách bạch với nhau nhưng sẽ giao thoa ở một số phương diện dù cố tình hay vô tình. Như cách Nabokov lồng ghép bao tâm tư của mình vào Lolita, Dodgson cũng sẽ phóng chiếu suy nghĩ bản thân lên tác phẩm đầy mộng mơ của mình.
Alice được dựa trên một cô bé tên Alice Pleasance Liddell ngoài đời và đồng thời là người bạn nhỏ của Dodgson đã trưởng thành. Nàng Alice này là con của trưởng khoa đại học Christ Church, nơi Dodgson giảng dạy. Ngoài Alice, các nàng thơ khác của ông là hai chị em ruột của Alice, Edith và Lorina Liddell và cả hai đóng cameo trong truyện với cái tên The Eaglet và The Lory. Trong mắt Dodgson, Alice tỏ ra khác biệt với các chị em mình. Sự thích thú của ông đã khiến Alice trở thành nhân vật chính trong truyện và đồng thời là người được tặng bản nháp viết tay của AITWL làm quà Giáng Sinh năm 1862.
Đây là một điểm thú vị. Hãy nhớ tới số liệu thống kê của RAINN, 93% các nạn nhân ấu dâm đều biết kẻ xâm hại mình là ai. Tôi nghĩ việc phát hiện Dodgson là pedo là việc đỗi dễ dàng trong thời đại công nghệ thông tin dày đặc, chỉ là hơi khó để lọc thông tin và xâu chuỗi chúng lại thôi.

Alice in the Wonderland

Cô bé Alice ngây ngô trong truyện bắt đầu cuộc hành trình dưới lòng đất sau khi vô tình nhìn thấy một con thỏ trắng biết nói và xem đồng hồ. Cô chạy theo nó và vô thức nhảy xuống cái hố đen ngòm đó. 
Hãy nhớ rằng: giống như The Matrix, Lewis Carroll có thể hoá thân vào bất cứ nhân vật nào trong truyện và thay hình đổi dạng liên tục để thoã cái ham muốn groom Alice. Kể cả là khi nhân vật trong chương trước đó là kẻ thù của Carroll thì trong chương sau lại là chính Carroll. Ngoài ra, Alice trong truyện thực ra không phải chỉ riêng Alice Liddell mà là cả ba chị em Liddell, tuỳ vào cách diễn đạt ở từng chương. Giống Nabokov, Carroll cũng mượn nhân vật và các tình tiết để kể nhiều câu chuyện cùng một lúc. Double joke, triple joke là điều rất bình thường với những tác giả như vậy. Để phân tích được những ẩn dụ hoán dụ đan chéo nhau thì phải dựa vào hoàn cảnh sáng tác và đời sống cá nhân của họ. Đây cũng là lí do vì sao SGK Ngữ Văn đều bắt học sinh học hai thứ khỉ ho cò gáy trên.
Bằng sự dâm dục của mình được tích luỹ từ JAV và đống phim 20+ của phương Tây, tôi sẽ phân tích các phân cảnh của AITWL theo hướng đen tối nhất có thể.
Và tôi tự hỏi tại sao cả cái giới Đông Lào đều biết đám cave là gái ngành mà giờ lại giở quẻ hỏi cái hang kia là cái chi nhỉ?
 

1. Quá trình rơi xuống hang (chương 1 & 2)

Bắt đầu sự khó nhằn hơn một chút với con thỏ trắng nhé. Con thỏ được xem là biểu tượng cho sự trong sáng và ngây thơ của trẻ con vì vẻ ngoài nhỏ nhắn, dễ thương và trắng toát của nó, nhưng chúng lại là giống loài cực kì nhiệt tình về chuyện giao phối. Hình ảnh kép của con thỏ sẽ được hiểu như sự đối nghịch giữa hình thức và bản chất. Con thỏ này lại là giống đực và ăn mặc cực kì lịch sự như một quý tộc, nên nó có thể là một đại diện cho Carroll, một quý ông hào hoa và lịch thiệp nhưng sâu thẳm bên trong lại không được tốt đẹp cho lắm. Sau khi ba chân bốn cẳng rượt theo con thỏ và đến gần cái lỗ, cô chợt nhận ra sự nguy hiểm của nó, nhưng quán tính tốc độ đã đẩy cô xuống cái lỗ luôn. 
Chi tiết này cho thấy, con thỏ chính là một cái mồi nhử và khi con mồi nhận ra mình bị dụ vào chỗ chết thì đã quá muộn. Nói văn vẻ hơn, Carroll đang dùng sự hào nhoáng của mình để groom Alice và cuối cùng, thuyết phục được cô tham gia các hoạt động thân mật hơn.
Ngoài ra, loài thỏ có riêng cho một tiếng lóng tương đồng với baby, “bunnie”. Nhờ sự gay lọ của A very English scandal, tôi mới biết bunnie hay được dùng cho những người đóng vai nữ trong mối quan hệ, bất kể giới tính. Nhưng nghĩa cổ của nó đã luôn chỉ những người con gái trẻ đẹp và trong sáng. Trong truyện, con thỏ trắng cũng mang hàm ý trinh tiết vì sự xuất hiện đồng thời của cái hố đen. Sau khi con thỏ đã mất hút dưới cái lỗ đó, việc Alice nhảy xuống đó không khác gì sự giao hợp sau bao lần rượt đuổi hay nỗ lực của ai đó.
Nhờ trí tưởng tượng siêu thực của tôi, diễn biến trong hang còn li kì hơn ở ngoài. Alice giờ đây là cái dương vật. Cái thứ đầu tiên cô nhặt ở trong hang trong lúc rơi xuống chính là cái bình dán chữ “mứt cam” (orange marmalade) nhưng bên trong không có tí mứt nào. Đã vậy, truyện còn tả chi tiết nữa là: “không hiểu do cái giếng quá sâu hay do cô rơi xuống chậm mà trong lúc rơi xuống, cô vẫn còn khá nhiều thời gian quan sát xung quanh”. Nghĩa là bên trong hơi khô để đi nhanh hơn. Nhưng sau bao thời gian vượt qua “bốn ngàn dặm” để đến “tâm trái đất”, cuối cùng cô đã rơi xuống một đống lá khô. “Trước mặt cô là con đường dài. Cô vẫn thấy Thỏ Trắng, đang hối hả chạy. Không để lỡ một giây, nhanh như gió, Alice lập tức lao theo”. Alice chúng ta đang cố cướp cho bằng được báu vật trinh trắng ấy và rất may là con thỏ đã đi qua một cánh cửa trong hàng chục cánh cửa ở một cái sảnh. 
Sau khi mở cánh cửa nhỏ xíu cao 15 inch và đi qua lối đi nhỏ như hang chuột, Alice nhìn qua khe cửa và phát hiện một khu vườn đẹp động lòng người như khu rừng Eva vậy. Càng sâu là càng phải eo hẹp nên thân hình to lớn của cô không thể nào đi qua. May mắn, cô phát hiện một cái bình nước in chữ “Drink me” và thu nhỏ còn có 10 inch. Nhưng cô nhận ra mình quên chìa khoá ở trên cái bàn giờ cao gấp bội mình. Thê thảm là thế nhưng vị thần may mắn đã giúp cô tìm thấy chiếc bánh in chữ “Eat me”. Đến đây, Alice cương dài ra tới tận hơn 9 foot và tiếp tục màn than khóc trước đó nhưng giờ đã thành “gallon nước mắt”.  
Philosophy | Alice in wonderland animated, Alice's adventures in  wonderland, Crying gif

Tại sao bình nước “Drink me” lại khiến Alice bị thu nhỏ vì hầu như tất cả những chất lỏng trong truyện đều ám chỉ dịch cơ thể và ở đây là tinh dịch, và trong đó là hàng triệu sinh linh bé nhỏ. Việc uống nó ẩn dụ cho việc Alice sẽ biến thành tinh trùng và bơi trong biển cả. Cái bánh “Eat me” thể hiện khá rõ nội dung của việc giao hợp (đút cái bánh vào miệng) và khi làm chuyện đó thì dương vật phải lớn hơn bình thường.
Thỏ Trắng vô tình quay lại và làm rớt đôi bao tay trắng và một cái quạt. Rồi đột nhiên Alice thấy căn phòng thật nóng nực và bắt đầu nói sảng: “Hôm nay sao mọi thứ đều kì quặc đến thế cơ chứ! Hôm qua mọi việc vẫn diễn ra bình thường cơ mà. Hay là mình đã bị thay đổi từ đêm qua rồi!”. Nói tiếp đi cưng vì cưng đúng đấy. Cô quyết định đọc bài thơ “Chú cá sấu nhỏ” để trấn tĩnh mình: “…những con cá nhỏ, chui vào miệng chú đang hiền dịu mỉm cười”. 
Sau khi ca thán một hồi, cô nhận ra đôi tay to lớn của mình đã đeo vừa vặn đôi găng tay trắng của Thỏ Trắng, và thân hình 9 foot của mình đã teo đi còn 2 foot và vẫn tiếp tục thu nhỏ lại nhờ cái quạt cầm trên tay. 
Việc đột ngột nói sảng sau khi nhìn thấy thỏ trắng chính là sự kích tình khi thấy sinh vật trong trắng kia. Quạt là dùng để hạ hoả và đồng thời bóng gió về việc hết xí quách sau khi khóc cả mấy “gallon nước mắt” và để cho lũ cá (tinh trùng) chui vào miệng cá sấu (vagina). Tất nhiên, Alice đã thành công chạm vào lớp màng sâu thẳm kia qua việc đeo vừa vặn chiếc găng tay màu trắng. Chỉ chạm thôi nhé chưa có xuyên qua đâu.
 

2. Dodo và những người bạn (chương 3)

Tiếp đó là câu chuyện về con chim Dodo (hiện thân của Carroll) tổ chức cuộc đua vòng tròn với lũ bạn chim cò của nó, sau đó ảo tưởng quá độ mà tự cho tất cả đều thắng và cuối cùng là bắt Alice thưởng kẹo hạnh nhân cho cả lũ chúng nó. Hạnh nhân (almond) là biểu tượng của trinh tiết và việc Alice chia kẹo cho lũ chim quây thành vòng tròn quanh mình là hoán dụ của gangbang.

3. Sâu bướm (chương 5)

Carroll cũng thích làm vẻ ta đây trong hình dạng con Sâu bướm phì phèo thuốc. Con sâu già khoắm đó hỏi Alice:
- Cô cho rằng cô đã bị biến đổi phải không?
- Tôi e là thế, thưa ông. Tôi không thể nhớ được những gì mà trước đây đã từng rất quen thuộc với tôi. Và kích cỡ người tôi thì cứ chưa đến mười phút đã lại thay đổi!
- Cô muốn mình sẽ to ra như thế nào?
- Ôi, về mặt kích thước thì tôi cũng không có yêu cầu gì đặc biệt lắm. - Alice vội vã đáp. Vấn đề là chẳng ai muốn thân hình mình cứ bị thay đổi luôn xoành xoạch, ông hiểu chứ?
Sâu bướm về sau sẽ hoá thành bướm (butterfly) và ngay cả Đông Lào ta đều biết nó là gì. Trong chương 5 của Sâu bướm, vì con sâu già đó (càng già càng to) quan ngại về kích thước nhỏ nhắn hiện tại của cô nên chỉ cho Alice một cây nấm thần kì. Cô đã hoá thành một sinh vật giống rắn khá là to sau khi ăn một bên của cây nấm. 
Tại sao là một bên thay vì đầu hay cả thân cây nấm? Đông Lào ơi! Có thấy là cây nấm có giống hoạ mi hay không? Ngoạm theo chiều dọc cây nấm thì không khác gì deepthroat hoặc là thiến. Vì Alice hiện tại là dương vật nên thương xót đồng loại mà “mỗi bên bẻ một miếng”. Có thể hiểu là hai miếng ở hai bên đó là balls. Trong tiếng Anh, đàn ông phải có balls thì mới đủ bản lĩnh làm việc lớn được.
Trong khi cô đang thích nghi với hình dạng mới thì một con bồ câu chợt nhìn thấy cô và phàn nàn rằng: “Chúng (rắn) cứ làm như ấp trứng là việc chẳng khó nhọc chút nào ấy. Thế mà ta vừa phải ấp trứng vừa phải canh chừng lũ rắn cả ngày lẫn đêm. Đã ba tuần nay ta không hề chợp mắt!”
Alice chối bay mình không phải là rắn, và nói mình là “một cô bé” (hoạ mi size nhỏ), nhưng bồ câu lươn lẹo rằng: “Cô đúng là một con rắn! Dù cho cô có chối bỏ điều đó cũng vô ích thôi. Ta đoán rằng rồi cô sẽ bảo rằng cô chưa bao giờ ăn trứng đấy!”. Để thể hiện sâu sắc cái chính kiến của mình, bồ câu nhấn mạnh: “Ta không tin, nhưng nếu các cô bé đã ăn trứng thì chúng cũng là loài rắn, đó là tất cả những gì ta có thể nói”. Nhưng Alice đã kịp giải thích rõ ý tứ của mình: “Có điều bây giờ tôi không đi tìm trứng và dù tôi có tìm trứng đi chăng nữa thì đó cũng không phải là trứng của bạn. Tôi không thích ăn trứng sống”. 
Trứng sống có nghĩa là trứng chưa khử trùng và có khả năng thụ tinh. Kiểu trứng như vậy thì chỉ có phụ nữ đã hoàn thiện khả năng sinh sản của mình. Mà ta biết quá rõ cái gu của Carroll mà, ngài ghét bỏ trứng sống ra mặt và càng không thích nghĩ về nghĩa vụ nối dõi tông đường. Chẳng có gì phù hợp hơn sự quay lưng với lời Chúa răn với mục đích ngăn ngừa con dân khỏi sự trì trệ của chủ nghĩa khoái lạc mang tên kê gian (sodomy).
Hơn nữa, bồ câu (pigeon) có phát âm gần với peasant (nông dân) và hay được dùng để chỉ những người có xuất thân bần hèn. Hãy để ý xuất thân của chị em Liddell. Cả ba là con gái của gia đình quý tộc Anh và chỉ có họ mới xứng đôi với một Dodgson hào hoa đến từ một gia đình học thức.
Alice không muốn trứng ấp của bồ câu nên lên đường tìm cái khác. May mắn, cô đã tìm thấy một ngôi nhà cao chỉ 4 foot, nhưng thân hình khá to của cô đã nảy sinh một vấn đề: “Mà mình to thế này thì gặp họ làm sao được, vì mình sẽ làm cho họ phát hoảng lên ấy chứ”. Thế là cô ăn phần còn lại của cây nấm và thu nhỏ mình xuống còn 9 inch.
 

4. Lợn và tiêu (chương 6)

a. Cá và ếch
Mở đầu cảnh là một người hầu ăn mặc khá sang trọng nhưng mang cái mặt cá chả ăn rơ gì với trang phục của mình. Anh mặt cá này gõ cửa ngôi nhà 4 foot đó và một người hầu mặt ếch với trang phục tương đồng mở cửa đi ra. Anh cá trao lá thư mời Nữ công tước từ Nữ Hoàng Cơ cho anh ếch và anh ếch đó đứng ở ngoài cửa luôn. Alice thắc mắc tại sao ếch lại không vào nhà thì ếch nói:
- Không cần gõ cửa đâu. - Người hầu mặt ếch nói - Vì hai lẽ: thứ nhất, vì tôi cũng đang đứng cùng một phía cửa với cô. Thứ hai, vì họ đang làm ầm ĩ trong nhà, chẳng ai có thể nghe thấy tiếng cô gọi nữa cửa đâu.
- Thế thì tôi phải làm thế nào để vào nhà? - Alice hỏi.
- Việc cô gõ cửa có lẽ cũng phần nào có ý nghĩa đấy nếu như giữa chúng ta có một cánh cửa. Thí dụ, nếu cô ở bên trong và cô gõ cửa thì tôi có thể mở cửa cho cô ra. Cô hiểu chứ?
Cá (fish) và ếch (frog) là hai thứ không những giống nhau về từ ngữ, mà còn về đặc điểm sinh học. Cá ở đây không phải cá biển, mà là cá đồng hay sông vì có sự xuất hiện đồng thời của con ếch, sinh vật chắc chắn không sống ở biển. Cả hai khiến con người liên tưởng tới sự tanh tưởi từ mùi thịt, sự èo uột từ làn da trơn trượt và sự nghèo khó từ nơi sinh sống đầm lầy đầy ẩm thấp và bệnh tật. Chúng quá ngu và hậu đậu để thực hiện gãy gọn những hành động cơ bản như đọc thư và cuối chào. Alice, một đại diện của tinh hoa đã phải nén cơn cười mà chạy vào rừng để xả sự cười khẩy lên đám dân đen đó. Đây là một chi tiết thể hiện xu hướng đè nén cảm xúc thống trị (superior) của Dodgson. Sự đè nén lên khao khát tình dục của ngài cũng lan sang sự khinh bỉ.
Việc để con ếch đứng ở ngoài cửa và trả lời vòng vo câu hỏi của Alice nhằm ám chỉ rằng bọn dân man di sống dưới đáy xã hội không có cái quyền được biết, hiểu, can thiệp và bàn tán với người khác về sinh hoạt tình dục của giới tinh hoa. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác, lũ dân đen quá ngu và bẩn thỉu để hiểu và sở hữu cái đẹp của chuyện chăn gối giới tinh hoa. 

b. Con lợn và con mèo (Pig & Pepper or rather than...Pig & Pussy)

“Chắc phải có nhiều hạt tiêu trong xúp lắm đây!” Alice vừa nói vừa hắt hơi liên tục.
Sau một loạt phân tích những chương trước, ta phải hiểu tất cả những thứ nào mà là chất lỏng thì phần lớn sẽ liên quan tới dịch cơ thể. Hạt tiêu trong nồi xúp chính là đại diện cho sự kích thích từ tuyến hormone của giống cái. Nó nhiều tới nồng nặc mùi cay cả phòng chính là ám chỉ căn phòng này chính là vagina (như đã dự đoán từ chương Sâu bướm).
Alice, Nữ công tước và thằng bé bồng trên tay đều hắt hơi từ mùi tiêu đó nên cả ba người này là giống đực. Duy chỉ bà đầu bếp thì không hắt hơi và con mèo Cheshire lại không thấy được miêu tả gì, nên hai người này là giống cái và căn bếp này là địa phận của họ. Hơn nữa, vị trí đầu bếp luôn hàm ý là người kiểm soát hay người chủ vì họ quyết định những gì người khác ăn. Chắc chắn đây một điều Carroll không thích vì nó để cho phái nữ giữ vai trò cầm trịch. Lũ pedo luôn muốn mình phải là người làm chủ cuộc chơi. Nam phải dẫn dắt nữ và làm khổ nữ, chứ không thể nào để cho “hạt tiêu” (hormone nữ) dẫn dắt và vắt kiệt thằng bé. Cách mô tả thằng bé là một sinh vật “kềnh càng như một con sao biển” đã thể hiện sự bị động của đàn ông trước phụ nữ.  Tư thế starfish dùng để tả một người bị trói hai tay hai chân và không thể cựa quậy được gì.
Ngoài ra, ta có thể thấy trừ thằng bé ra và con mèo, cả Nữ công tước và bà đầu bếp đều là phụ nữ già đời. Cái tư duy thiết lập quyền lực dựa trên giới tính của Dodgson còn lan sang cả phụ nữ lớn tuổi, vì nó kết hợp hài hoà với sự yêu thích trẻ em-thù ghét người lớn ở các tay pedo. Ở ngoài đời, ông rất ghét những bà già này và đơn cử là mẹ của ba chị em Liddell. Sự ghét bỏ các bà già còn được thể hiện ở việc ông để cho Nữ Hoàng Cơ và Nữ Hoàng Đỏ làm nhân vật phản diện cho cả hai phần truyện.
Đứa bé đang khóc oe oe (nhớ “gallon nước mắt” không?) chính là dương vật và con mèo Cheshire với cái miệng cười rộng chính là âm vật. Nữ công tước là đại diện cho phần ý thức hay phần hồn của dương vật, còn đứa bé chỉ là phần xác bên ngoài. Nữ công tước đã phải quát, lắc và tung hứng đứa bé liên tục để khiến nó luôn khóc. Mỗi lần khóc như vậy chỉ khiến cho giống cái với bản năng thụ thai vui vẻ.
Logic tương tự với bà đầu bếp và con mèo. Bà đầu bếp đại diện cho phần hồn của âm vật. Cái cách bà khoan thai nấu nồi xúp là quá trình tạo nên thứ hormone bổ trợ cho việc khóc thông qua cơ chế hắt hơi-la mắng và đánh của Nữ công tước.
Giống cái được mặc định là phải “nết na" và "dịu dàng” hơn giống đực nên sự tấn công của nó cần phải có thời gian để tích luỹ rồi sau đó mới bộc ra, đối nghịch với sự khóc la không ngừng nghỉ của đứa bé. Mãi một hồi sau thì đột nhiên bà đầu bếp “ bê vạc xúp ra khỏi bếp lò và lập tức ném tất cả những gì bà ta vớ được vào Nữ công tước và đứa bé. Trước tiên là cái que sắt cời lửa, rồi đến trận mưa đủ loại xoong, nồi, bát, đĩa”. Nhớ hình ảnh con mèo Cheshire đang nằm trước lò sưởi không? Cái que sắt cời lửa (một thứ dài dài hay thọt vào ngọn lửa âm ấm trong lò sưởi) khẳng định một lần nữa đây là cuộc giao hợp. Nếu con cái tấn công con đực trong lúc giao hợp, khả năng là do nó bị con đực làm đau quá mức và nếu muốn tẩn lại thì điều đầu tiên cần làm chính là tống khứ cái dương vật ra khỏi âm vật.
Sự tấn công qua lại khá khốc liệt này thể hiện cho một cái nhìn rất thực dụng của giao hợp, đó là chỉ để sinh con đẻ cái và loại bỏ đi sự khoái lạc. Bạn nào xem phim The Concubine (2012) của Hàn Quốc thì sẽ hiểu được cái điều tôi đang nói. Phân cảnh vị vua động phòng với hoàng hậu của mình trước sự theo dõi sát sao của hoàng thái hậu và người hầu luôn khiến cho cuộc yêu cực kì căng thẳng và làm cả hai người trong cuộc thay vì đau kiểu kích dục, thì lại đau đớn theo đúng nghĩa đen. Hôn nhân thời phong kiến Anh Quốc cũng khắt khe không kém Á Đông vì nhà thờ cấm quan hệ trước hôn nhân và sự hiện diện tương đồng của “động phòng hoa chúc” ở Anh với cái tên “bedding ceremony” hay “consummation”.
Nếu bây giờ tưởng tượng vị hoàng thái hậu và đám người hầu trong The Concubine là Nữ công tước-bà đầu bếp thì cũng hiểu được vì sao cái quan cảnh ở nhà bếp chẳng khác gì bãi chiến trường, vì sao thằng bé khóc trong đau khổ và vì sao Alice-Carroll rất khó chịu. Cuộc yêu bây giờ là cuộc thụ thai máu chảy đầu rơi và cả hai bên đang chiến đấu để giành những gì mình muốn.
Nữ công tước luôn ra sức chửi mắng thằng bé để cho nó khóc nhiều nhất có thể (bản năng gây giống của đực), còn bà đầu bếp thì quăng xoong nồi chảo liên tục khi thấy mình đã bị overload bởi nước mắt (sự yếu đuối thể chất của cái). Nhưng sau khi hết overload, bà lại tiếp tục tiếp nhận thêm nước mắt thông qua hành động đồng ca “Wow Wow Wow” với thằng nhóc (bản năng thụ thai của cái).
“Ta nói với thằng con những lời gay gắt
Ta đánh đòn khi nó hắt xì hơi
Để nó được hoàn toàn thưởng thức
Vị hạt tiêu cay nồng mỗi lúc nó vui!”
 Dàn đồng ca lại hát:
“Cha! Cha! Cha!” (không hiểu sao dịch từ Wow thành Cha)
Một chi tiết nữa xác nhận cái mục đích gây giống của giao hợp chính là sự tương phản về tuổi tác và giống loài giữa Nữ công tước-bà đầu bếp và thằng bé-mèo Cheshire. Nữ công tước-bà đầu bếp đều là người già đời nên họ luôn có một cái nhìn truyền thống và bảo thủ về giao hợp. Kê gian (sodomy) là một tội trong đạo Kitô vì nó không phục vụ cho mục đích sinh con đẻ cái, bảo vệ giống loài và lôi kéo con người sao lãng công việc có ích khác để đắm chìm trong lạc thú. Trong khi đó, thằng bé-mèo Cheshire lại là những sinh vật nhỏ tuổi, và quan trọng chúng không phải người hay thậm chí giống người. Động vật luôn được xem là man di mọi rợ so với loài người văn minh. Thằng bé ấy được Nữ công tước gọi là “lợn con” (pig) còn con mèo (pussy) thì rõ ràng là động vật. Pussy ai cũng hiểu rồi, còn Pig là con vật biểu tượng của sự dâm dục sỗ sàng, là sinh vật được nuôi béo cho những mục đích công nghiệp và là một sự nhổ toẹt lên chủ nghĩa lãng mạn trừu tượng của Carroll.
Việc Nữ công tước-bà đầu bếp đốc thúc và kiểm soát thằng bé-mèo Cheshire có thể ngụ ý rằng giáo lí Kitô hay những quy ước xã hội đang can thiệp vào chuyện yêu đương, một việc mà Carroll không muốn người khác chõ mũi vào, hệt như cái quan điểm mà ngài đã thể hiện ở phân cảnh con cá-con ếch. Tóm lại, dù có là đám dân đen hay bô lão quý tộc hay dân mộ đạo thì cũng không được quyền can thiệp chuyện riêng tư này của ngài quý tộc Dodgson.
Để thể hiện sự tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc của mình, Alice nói với Nữ công tước:
- Nếu trái đất quay nhanh hơn thì chưa chắc đã tốt hơn đâu. - Alice nói, cô cảm thấy rất vui vì có dịp phô bày một chút kiến thức của mình. - Hãy nghĩ xem, trái đất có cả ngày và đêm sẽ khiến mọi việc được tiến hành thuận lợi như thế nào! Bà biết đấy, trái đất mất hai mươi bốn giờ để quay quanh trục của nó...
- Nói về những cái trục ư?! Hãy chặt đầu cô ta đi! - Nữ công tước đột nhiên ra lệnh.
Chủ nghĩa khoái lạc rất thích dây thun thời gian vì bản thân nó coi khái niệm thời gian là một rào cản của lí trí dành cho sự lạc thú. “Cả ngày vả đêm” và “24h quay quanh trục” là cách diễn đạt sự vô tận của thời gian, và điều này chọc tức Nữ công tước của Kitô giáo và bà ta đòi “chặt đầu” hay thiến những cái “trục” thích được “trái đất” quay quanh 24/7
Ở chương này, Alice là một đại diện của Carroll, một người đàn ông ủng hộ chủ nghĩa khoái lạc nên đã lên tiếng và ra sức bảo vệ cho đồng loại của mình, khi thấy thằng bé bị “tiện đứt đi cái mũi” bởi đống đồ vật bị quăng tớt tấp bởi bà đầu bếp aka dương vật bị tổn thương bởi sự bóc lột sức lao động để gây giống.
Nếu ai thấy tôi hơi bị đi xa vụ Kitô thì hãy nhớ là gia đình Dodgson có bao tiền bối là cha xứ và bản thân Dodgson cũng đang làm việc cho trường đạo.
Bỏ ngỏ một chút là Nữ công tước trong chương này sẽ trở thành Carroll trong chương 9.

c. Mèo Cheshire 
Ta đều biết bướm (butterfly) trong nghĩa Tây hay Ta đều cùng ý nghĩa với mèo (pussy) và chỉ khác duy nhất ở size.
Carroll lại hoá thân thành còn mèo Cheshire Cat buông lời ỡm ờ đầy dục tính:
- Đằng kia - Mèo quơ tay phải chỉ - là nhà của Người làm mũ (The Mad Hatter) và đằng này - Mèo lại giơ tay trái chỉ - là nhà của Thỏ rừng (The March Hare). Cô thích nhà nào thì có thể tới nhà đó. Họ đều là những kẻ điên đấy.
 …
 - Lúc nãy cô nói là con lợn (pig) hay quả vả (fig) nhỉ? 
Cái câu thứ nhất tôi sẽ nói sau còn câu thứ hai thì…Ôi trời! Dịch giả ngây thơ tới độ không biết đây là chơi chữ của cái gì. Fig ở đây chính là fig sign, một biểu tượng phồn thực phổ biến ở Châu Âu cổ. Hơn nữa, fig còn là một từ đồng nghĩa của fuck.
 

6. Tiệc trà (chương 7)

blow the candles out my dear and make your wish come true! a very happy  unbirthday to YOUUUUUU… | Alice in wonderland 1951, Alice in wonderland  disney, Disney alice

Giải nghĩa câu thứ nhất sẽ được tiết lộ trong chương tiếp theo sau khi Alice quyết định rẽ trái đến nhà The March Hare. Hãy nhớ rằng The March Hare và The Mad Hatter đều có sự tương đồng về cấu trúc chữ T, M và H nên cả hai chính là hai bản thể tuy khác nhau về ý chí nhưng thực chất sống không thể thiếu nhau và bắt buộc phải đi đôi (như Tweedledum & Tweedledee).
Alice gặp The March Hare và The Mad Hatter đang uống trà với nhau và ở giữa họ chính là con Chuột sóc The Dormouse. Alice nghĩ trong đầu khi nhìn thấy cảnh này: “Cứ bị tì vào người thế kia thì chắc Chuột sóc khó chịu lắm đây. Nhưng vì đang ngủ nên có lẽ nó không cảm thấy gì”. Hơi ngờ ngợ The Dormouse là gì rồi đúng không? Đàn ông có ba thứ ở hạ bộ, 2 balls-1 fly. Ngoài ra, Alice hiện tại là mèo và The Dormouse là chuột thì có gì là khó hiểu nào?
Khi Alice muốn tìm chỗ ngồi thì cả hai la lên:
- Không có chỗ đâu! Không có chỗ đâu! - Thỏ rừng và Người làm mũ gào lên khi thấy Alice đi tới.
- Vẫn còn nhiều chỗ đấy chứ! - Alice tức tối nói và cô ngồi xuống chiếc ghế bành to kê ở đầu bàn.
Alice ngồi ở đầu bàn, trước một cái bàn hình chữ nhật. Tự hiểu.
A mad tea-party — Storyteller Tim Warnes

Vì con chuột The Dormouse đang buồn ngủ muốn chết nên dù The March Hare có muốn mời rượu cô thì cũng không có rượu cho cô uống. Sau đó, tên The Mad Hatter đột nhiên cất tiếng lần đầu sau khi chiêm nghiệm cô bé một hồi:
- Tóc cô cần phải cắt rồi đấy. (Ừ. Tóc nhiều. Tự hiểu đi)
- Anh không nên đưa ra những nhận xét mang tính cá nhân như thế. Như vậy là khiếm nhã. - Alice nghiêm khắc nói.
Tiếp trò đùa đen tối của mình, The Mad Hatter đố mẹo Alice: 
 - Tại sao một con quạ lại giống một cái bàn viết?
- Được thôi. - Alice vội vã đáp - ít ra... tôi cũng đang nghĩ về những gì tôi sẽ nói. Các bạn biết đấy, chúng giống nhau mà.
Thế là chúng ta đang chứng kiến một kiểu đối đáp gợi tình dưới đây:
- Chẳng giống nhau chút nào! - Người làm mũ chen vào - Cô có thể nói “Tôi nhìn thấy những gì tôi ăn” thì cũng giống như cô nói “Tôi ăn những gì tôi nhìn thấy!”
- Cô có thể nói - Thỏ rừng tiếp lời - rằng: “Tôi thích cái tôi lấy” Cũng giống như “Tôi lấy cái tôi thích!”
- Cô có thể nói - lại đến lượt Chuột sóc và nó nói như đang mê ngủ - rằng “Tôi thở khi tôi ngủ” cũng giống như “Tôi ngủ khi tôi thở!”
Lạm bàn, con quạ đen (raven) ở đây có thể liên quan tới tác phẩm Raven (1845) của Edgar Allan Poe. Con quạ trong tác phầm này chỉ nói được từ “nevermore”. Không biết chi tiết này có phải là nguyên do cho việc Carroll đã ghi sai chính tả từ “never” thành “nevar”, một cách viết ngược của “raven”.
“Because it can produce a few notes, though they are very flat; and it is nevar put with the wrong end in front”
Preface of Alice’s Adventures in Wonderland
Vì vậy, một số người bảo câu đố của The Mad Hatter never có đáp án. Một số lại hóm hỉnh tạo nên câu trả lời “Because Edgar Allen Poe wrote on both”, ý nói “Edgar wrote Raven and wrote it on a writing desk” (Edgar viết tác phẩm Raven trên một cái bàn giấy).
Trở về chủ đề chính, raven có thể chỉ toà lâu đài Ravensworth của nhà Liddell. Có thể Dodgson đã ghé thăm toà lâu đài và viết AITWL trên một cái bàn giấy ở đó. 
Nhưng tôi lại nghĩ raven là một cách chơi chữ như “pig or fig” ở chương trước. Con quạ (raven) luôn được xem là sinh vật tinh khôn, cơ hội, lén lút và hay ăn cắp vặt. Cái bàn giấy (writing desk) có lẽ ám chỉ công việc giảng dạy của vị giáo sư Dodgson mẫu mực tại ngôi trường đạo Christ Church nghiêm khắc. Công việc bàn giấy từ trước giờ đều bị xem là tẻ nhạt, lặp lại ngày qua ngày và không cho con người ta bức phá và sáng tạo. Ngoài ra, cái bàn giấy là một hoán dụ cho công việc viết lách của Dodgson (writing desk-writer). Writing desk là đại diện của Carroll, còn raven lại thể hiện một tính chất của Carroll trước chị em Liddell, sự grooming đầy trò mèo.
“Why is a raven like a writing desk?”. Alice trả lời chúng giống nhau nhưng The Mad Hatter lại bảo không. Ông ta khẳng định sự suy nghĩ sai của Alice bằng ví dụ “Tôi nhìn thấy những gì tôi ăn" thì cũng giống như cô nói “Tôi ăn những gì tôi nhìn thấy!”. 
Đúng là ví dụ của The Mad Hatter thể hiện sự sai lệch về logic khi trả lời câu đố nhưng lại không đề cập tới sự giao thoa của hai câu ông ta nói, bên cạnh sự khác biệt của chúng. Con quạ và cái bàn giấy hoàn toàn khác nhau về nghĩa đen, nhưng chúng có thể giống nhau về nghĩa bóng, và đây là lí do cho sự ra đời của câu đố mẹo trên.
Trong chương này, Carroll đã dùng bộ ba làm nhân dạng của mình và Alice đang là đối tượng của cho những trò sex joke của ngài. Nếu đã là trò đùa thì phải nên hiểu theo một phạm trù ngoài cái vòng lẩn quẩn được tạo bởi các câu trả lời của Alice và bộ ba trên.
Alice tin rằng chúng giống nhau vì cô tập trung vào điểm tương đồng của chúng, trong khi bộ ba tin rằng chúng khác nhau vì họ tập trung vào điểm bất đồng, dù cả hai bên đều không liệt kê ra những điểm mà chúng giống/khác nhau và chỉ phản bác ở lỗi logical reasoning all-some rất là không liên quan. Nếu như vậy thì cả hai câu trả lời "giống nhau-không giống nhau" này sẽ đi vào ngõ cụt, vì sự chính xác của chúng phụ thuộc vào cách diễn giải của hai bên. Chúng sẽ không thoả cái điều kiện đúng-sai rạch ròi của đố mẹo, vì đố mẹo chỉ có duy nhất một đáp án đúng. Nếu có hai hoặc ba đáp án thì các đáp án đó không được loại trừ nhau vì chúng phải dựa trên một chuẩn mực duy nhất. (Xem Nhanh Như Chớp để hình dung luật đố mẹo là như thế nào).
Vậy để trả lời đúng thì phải vượt qua khỏi cái phạm trù điểm tương đồng-điểm bất đồng rất ba phải trên. Tôi sẽ trả lời câu đố này như sau:
“A raven is like a writing desk, because a raven is a writing desk”. Tôi bỏ qua việc giống hay không giống và khẳng định rằng raven và writing desk chính là cùng một bản thể. Về nghĩa bóng, cái gã bàn giấy mang tên Dodgson ấy chính là một con quạ mưu mẹo và ma lanh. Một câu trả lời trên mạng (theo hướng giống nhau-khác nhau) khá hay ho và tình cờ đi cùng hướng của tôi: “both have quills dipped in ink” (cả hai đều nhúng lông của mình vào mực đen -> đều nhúng chàm -> đều xấu xa như nhau).
Cách mà The Dormouse phụ hoạ “tôi thở khi tôi ngủ” là để ám chỉ sự cương cứng ngay cả khi không bị kích tình. Đây là một hiện tượng có thật, nhất là vào buổi sáng vừa mới thức dậy, vừa ngáp dài. Thần thoại Hy Lạp đã nhân hoá hiện tượng này để tạo nên vị thần Priapus, con giữa Aphrodite và Dionysus/Hermes/Pan hay nhóm các vị thần lươn lẹo và dâm dục.
Sau đó, The Dormouse kể thêm một câu chuyện về ba chị em Elsie, Lacie và Tillie (ba chị em Liddell) sống trong một cái giếng để mua vui cho cả bàn tiệc. Con chuột ấy khẳng định cả ba sống qua ngày nhờ uống đường mật có sẵn trong giếng. Lải nhải cho đã rồi lại ngủ tiếp. Thấy không ổn, cả The March Hare và The Mad Hatter vực dậy The Dormouse bằng cách ấn nó vào ấm trà.

Amazon.com: Carroll Alice 1865 Nthe March Hare And The Mad Hatter Trying To  Put The Dormouse In The Teapot After The Design By Sir John Tenniel For The  First Edition Of Lewis

Đùng! Hết chương 7 và mở đầu chương 8 chính là cảnh ba người làm vườn (các quân bài lính của hoàng gia) đang sơn đỏ những bông hồng trắng. Màu trắng luôn là hình ảnh của trinh tiết và khi nó được sơn đỏ, nó đã mất rồi và vì sao nó mất là do The Dormouse bị ấn vào ấm trà.

Painting The Roses Red Gif


7. Gặp lại Nữ công tước (chương 9)

Alice with the Duchess, illustration from 'Alice in Wonderland' by Lewis  Carroll

Nữ công tước sau khi tham dự buổi chơi croquet của Nữ Hoàng Cơ thì đã bị tống giam vì làm phật lòng Nữ Hoàng. Nhờ con mèo Cheshire đang phá buổi chơi croquet nên Nữ Hoàng buộc phải thả bà ta ra để bà ấy dạy dỗ lại con mèo.
Trong phần đầu chương này, truyện đã cố gắng cho ta thấy rằng Alice và Nữ công tước đã tách khỏi đám người lộn xộn đang chơi croquet và cùng nhau đi dạo một mình trong vườn. Tôi biết là hơi khó hiểu nhưng tốt nhất bạn phải đọc truyện để hiểu rằng cái không khí rất riêng tư của Alice và Nữ công tước. Nếu cả khu vườn hiu quạnh chỉ còn hai người thì chắc hẳn là "thiên thời-địa lợi-nhân hoà" cho Carroll làm vài điều xấu xa với Alice.
Nữ công tước nói với Alice:
Khi ta trở về địa vị Nữ công tước, trong bếp của ta sẽ không còn chút hạt tiêu nào nữa. Không có hạt tiêu thì xúp vẫn ngon. Có thể chính hạt tiêu đã làm cho con người ta trở nên nóng tính"
Đây là chi tiết cho thất Nữ công tước Alice đang nói chuyện không phải Nữ công tước trong gian bếp mù mịt ở chương trước. Bà đã bị tráo đổi thành Carroll ở một giai đoạn nào đó không rõ. Việc bà ấy bị tống giam rất liên quan tới một sự kiện ngoài đời của Dodgson khi quý ngài này bị xúc phạm nặng nề bởi Mrs Liddell, mẹ của ba chị Liddell. Cơ bản là ở diễn biến hiện tại, Nữ Hoàng Cơ chính là đại diện cho bà già lắm mồm mà Dodgson ghét cay ghét đắng. Bằng chứng là bây giờ, chỉ duy nhất Nữ Hoàng Cơ là người nói liên tục câu "chặt đầu" aka thiến bộ phận trân quý nhất của Dodgson aka nỗ lực chấm dứt khao khát bệnh hoạn của gã.
"Không có hạt tiêu thì xúp vẫn ngon" đã thể hiện sự chấm hết cho phái nữ ở vị trí cầm trịch cuộc giao hợp. Hạt tiêu ấy đã khiến bà "trở nên nóng tính" hay mất sự kiểm soát và khi nó không còn thì Carroll-Nữ công tước sẽ làm chủ cuộc chơi. Đây là sự hoán đổi vị trí rất khẽ khàng, vì nó tận dụng vai trò đại diện của dương vật bởi Nữ công tước ở chương trước nhằm đánh lừa người đọc.
Ngay sau lời tự sự này thì truyện lập tức mô tả rằng: "Alice hoàn toàn quên mất là cô đang đi cùng Nữ công tước và cô hơi giật mình khi nghe tiếng bà ngay bên cạnh". Điều này đã xác nhận cho sự hoán đổi nhân vật Nữ công tước tôi mới vừa nói.
Rồi tiếp đó, Carroll-Nữ công tước bắt đầu "tựa sát vào người cô (Alice)" và cô không hề thích tí nào. "Thứ nhất là vì bà ta rất xấu. Thứ hai vì bà ta cao đúng tầm để đặt cái cằm lên vai Alice. Đó là một cái cằm rất nhọn và khi nó tì lên vai Alice, cô cảm thấy rất khó chịu". Hơi sàm sỡ rồi đấy ngài Carroll ạ.
Tiếp theo là vài lời đối thoại rất chi là khó hiểu giữa hai người:
- Bây giờ cuộc chơi có vẻ hay hơn rồi đấy - Alice nói
- Đúng vậy, và tinh thần của nó là... Ồ, đó là tình yêu, là tình yêu, nó làm thế giới này hoàn hảo.
- Có người nói rằng - Alice thì thầm - sở dĩ như vậy là do mọi người đều để tâm tới công việc của mình.
- Ừ! Nó cũng có nghĩa như nhau cả thôi. - Nữ công tước nói và ấn cái cằm nhọn vào vai Alice - và tinh thần của nó là: “Hãy quan tâm đến ý nghĩa của sự việc còn những lời đồn đại hãy bỏ ngoài tai.”
Tôi cũng hơi lười phân tích tiếp mấy câu gạ tình này của Carroll nên mấy bạn tự hiểu nhé.
- Ta dám chắc là cô đang tự hỏi vì sao ta lại không vòng tay ôm eo cô. Là bởi vì ta không rõ lắm về tính khí con hồng hạc của cô. Ta có thể thử một chút được không(Lúc này, Alice vẫn đang cắp con hồng hạc dưới nách.)
- Nó có thể cắn bà đấy! - Alice đáp với vẻ thận trọng. Thật ra cô chẳng lo lắng gì cho bà Công tước nếu bà ta cứ thích tiến hành cái cuộc thử nghiệm kia.
Khúc này mới đáng để tôi phân tích này! Vì nó đã rất gần với mục đích cuối cùng của việc gạ tình.
Dựa trên dáng dấp và màu hồng tươi của hồng hạc, flamingo là một hoán dụ cho hoạ mi trong quần. Dường như tiếng Anh rất thích dùng các từ có chữ đầu là f cho sex joke. Từ "flamingo" có âm điệu khá giống với fig, fuck và flying. Tại sao Nữ công tước lại muốn "thử" con hồng hạc đang cắp dưới nách của Alice? Vì con hồng hạc ấy chính là của bà ta chứ chẳng phải của Alice. Đáng nói ở đây là con hồng hạc ấy hơi bị gần Alice rồi đấy vì chính cô đang ôm nó mà (xem hình và tự hiểu).
Các bạn phải đọc bản tiếng Anh mới thấy nó gợi tình như thế nào. 
“I’m doubtful about the temper of your flamingo. Shall I try the experiment?”
Truyện còn tả chi tiết sự gần gũi này bằng việc đề cập "vòng tay ôm eo cô". Eo nhé! Và tại sao bà ta "lại không vòng tay ôm eo cô (Alice)"? Vì Nữ công tước còn chưa "thử"/ "try the experiment"/ động đậy con hồng hạc cơ mà. 
- Đúng đấy, Hồng hạc và mù tạt đều biết cắn cả. Và tinh thần của nó là: “Những con chim có cùng một thứ lông thì bay cùng nhau.”
- Nhưng mù tạt không phải là chim.
-Đúng, bình thường thì đúng là như thế. Cô phân biệt mọi vật rõ ràng thật đấy.
- Cháu nghĩ mù tạt là một loại khoáng chất.
- Tất nhiên. Nữ công tước tỏ ra sẵn sàng tán thành tất cả những gì Alice nói - Gần đây có một mỏ mù tạt rất lớn. Và tinh thần của nó là: “Ta càng có nhiều thì ngươi càng có ít.”
Flamingo và mustard là một suy diễn rất dễ đoán cho những ai thấm nhuần phân tích của tôi từ những chương trước. Chất lỏng aka dịch cơ thể và với sự xuất hiện của flamingo, nó chính là tinh dịch. Hai thứ này không thể tách rời nhau nên mới "cùng một thứ lông" và "bay cùng nhau". Ngoài ra, mù tạt còn là một hình ảnh rất tương đồng với nồi xúp đầy tiêu trong chương 6. Nếu như nồi xúp với vị cay của tiêu là tuyến hormone của giống cái, thì mù tạt cay xè mắt ấy chính là hormone của giống đực. Nhiều chuyện một chút, mustard là một từ lóng ở Anh đồng nghĩa với bastard (con hoang).
Cái miệng ba hoa của Alice còn bồi thêm câu "khoáng chất" và điều này đã tạo điều kiện cho Nữ công tước đổ dầu vào lửa cho sự nhăng cuội trên: “Ta càng có nhiều thì ngươi càng có ít”.
Ừ...Ừ! Mù tạt truyền từ bên Nữ công tước sang cho Alice nên bà ta càng ngày một ít dần và Alice chỉ ngày càng có nhiều hơn.
Nhưng sự ngây thơ của cô bé (dưới sự thao túng của tác giả Carroll) chưa dừng tại đây:
- Ồ, cháu nghĩ ra rồi! - Alice reo lên. Cô không để ý đến câu nói cuối cùng của Nữ công tước - Nó là một loại rau. Mặc dù mù tạt trông không giống rau nhưng nó chính là một loại rau.
- Ta hoàn toàn đồng ý với cô. Tinh thần của điều này là: “Hãy là chính mình” hoặc nếu cô muốn nói một cách đơn giản hơn thì “Đừng bao giờ tưởng tượng mình không phải là mình, rằng mình khác với cái hình bóng đã từng xuất hiện trước mọi người, rằng mình đã và có thể khác với hình bóng trước đó.”
- Cháu nghĩ cháu có thể hiểu rõ hơn những câu bà nói nếu cháu viết nó ra. Còn bây giờ, cháu sợ rằng cháu không thể kịp hiểu hết những lời bà nói.
- Nếu ta được lựa chọn các từ ngữ thì những câu ta nói đã chẳng có gì là khó hiểu cả - Nữ công tước vẫn vui vẻ nói.
- Lạy chúa, vậy thì bà đừng tự gây rắc rối cho mình nữa, đừng nói những câu như thế nữa.
- Ồ, chớ nên nói đó là rắc rối! Tất cả những điều ta nói đều là món quà tặng cô đấy.
Ừ...Mù tạt là rau (vegetable). Người Anh có xu hướng nấu các món rau củ quả thành dạng bột đặc sệt (lại một chất lỏng nữa). Nhưng Carroll thích double joke nên vegetable còn một nghĩa thứ hai nữa. Chế độ ăn chuẩn mực của người Anh có tên gọi là "meat and two veg" (một phần thịt và hai phần rau). Rất là healthy theo quan điểm của tôi. Nhưng hãy nhớ tới bộ ba cấu thành hoạ mi. Two veg là balls trong truyền thuyết.
Đúng như Nữ công tước nói, "chẳng có gì là khó hiểu cả" nếu như bà ta "lựa chọn các từ ngữ". Khúc khích cười trước sự ngô nghê và ngu ngốc của người khác là một sự tự mãn rất đè nén của trí thức tinh hoa Dodgson. Đó là một cảm giác thống trị về trí thông minh và trình độ trừu tượng mà đám dân đen không bao giờ có thể học và hiểu được.
Nhưng may mắn thay, Nữ Hoàng Cơ đột ngột xuất hiện và cứu Alice khỏi trò mèo của Carroll, như cách mà Mrs. Liddell đã kịp thời chen ngang vào và đe doạ gã Dodgson đang lăm le con gái bà.
Nữ công tước bỗng im bặt, thậm chí cái từ “tinh thần” ưa thích của bà cũng không kịp bật ra hết. Toàn thân bà run bần bật. Alice kinh ngạc nhìn bà và rồi cô ngước nhìn lên: Hoàng hậu đã đứng ngay trước mắt họ, hai tay khoanh trước ngực, mặt mày cau có. Giông bão nổi lên đến nơi rồi!
Kính chúc lệnh bà một ngày tốt lành! - Nữ công tước cất giọng yếu ớt nói.
- Còn ta thì mang đến cho ngươi lời cảnh báo rõ ràng - Hoàng hậu gào lên, vừa gào vừa giậm chân thình thịch - Ngươi xéo ngay hoặc cái đầu của ngươi sẽ bị chặt! Không còn thời gian nữa đâu! Hãy chọn đi!

Truyện thiếu nhi hay lời bộc bạch của gã bệnh hoạn?

Và đó là món quà Giáng Sinh của Dodgson dành cho Alice. Đồng thời, là cuốn sách nổi tiếng bao thế hệ trẻ em phương Tây, và giờ đang được ca ngợi như tuyệt tác văn học thiếu nhi ở Á Đông. 
Muốn trải nghiệm cái cảm giác ghê tởm đó, tôi khuyên chân thành các bạn lên các trang Tiki, Fahasa và các trang bán sách, tìm từ khoá “Alice ở xứ sở diệu kỳ” và đọc review của người mua. Nó vừa mắc ói và vừa thương xót cho những fan của Lewis Carroll và những bậc cha mẹ thật tâm muốn con mình được giải trí lành mạnh. 
BIG FAT JOKE of ALL TIME mà lũ pedo cười lăn cù mèo trong ruột khi thấy con mồi của chúng tung hô kẻ đang muốn giết chúng.








Tác phẩm này đã truyền cảm hứng cho bao nhà trí thức như James Matthew Barrie, Roald Dahl và Chris Van Allsburg để tái lập lại một Wonderland của Alice. Với tôi, Alice là chính là cẩm nang child grooming hạng triết và sơ khởi nhất, và hiển nhiên là dập chết mọi thể loại dâm thư Á Đông. Nó được tạo ra để khiến trẻ con bình thường hoá những hành vi xâm hại. Bọn trẻ con lẫn bậc cha mẹ phương Tây đã bị desensitised kha khá cái khả năng phát hiện ra những tình tiết kín đáo này. 
Và vì sao một thằng Đông Lào như tôi có thể phân tích chi tiết được như thế? Chẳng lẽ tôi cũng bệnh hoạn như Dodgson? Để có thể bảo vệ con cái của mình thì bản thân tôi phải là người hiểu được cạm bẫy của lũ pedo, và để có thể hiểu thì bắt buộc phải nhìn thẳng trực diện vào đống thứ bệnh hoạn này. Một số người bảo lỡ như tôi tẩu hoả nhập ma mà trở thành Dodgson thì sao? Tôi xin đáp lại là việc này cũng là một thử thách mà tôi phải vượt qua. Tôi chọn đối đầu với nó vì cảm tính của tôi nói cho tôi biết rằng sự chống trả của bản thân như thế nào. Tôi phải xin cảm ơn nền tảng giáo dục vững chắc của gia đình đã giúp mình có được sự hoà hợp nhưng không hoà tan (như SGK Đạo Đức kêu ca mệt cả tai) giữa cái gốc bảo thủ Á Đông và sự ham muốn của ngon vật lạ phương Tây.
Nếu như trong quá trình giải mã lũ pedo, Nabokov có thể giữ được nền tảng đạo đức của người Slavic, một nền văn hoá tách bạch với sự thăng trầm của văn hoá phương Tây,  tôi nghĩ cũng có một khả năng cho những người còn lại.
Bởi vậy, tôi tự tin cho rằng về trình độ trừu tượng và bóng gió những thứ dâm, các anh tài Triết Tây cao tay hơn các cụ Nho Tàu cả mấy bậc. Độc hại rõ ràng thì biết đường mà tránh, còn kín kẽ như vậy chẳng khác gì tẩy não trong sự ca ngợi hân hoan của văn minh.

Charles Lutwidge Dodgson, kẻ thù của mọi bậc cha mẹ

Ai mà nói: “thời đó con gái mới tí tuổi đã lấy chồng rồi thì tại sao lại bảo Lewis Carroll ấu dâm” hay ba hoa kiểu “Carroll không hề ấu dâm mà là ái nhi và hai thứ đó là khác nhau” thì xin vả vào mặt.
Bộ những vấn đề tâm thần thời hiện đại không diễn ra thời xưa? Kiểu “bịt tai trộm chuông” sẽ là lí do à? Yêu trẻ con kiểu gì mà một khi chúng trút bỏ đi vẻ ngoài trẻ con thì ngay lập tức hết yêu?
Cho dù Dodgson có thích Alice theo kiểu trai gái thì có dám tự tin khẳng định rằng một trí thức phong thái điềm đạm với trí tưởng tượng phong phú trên hoàn toàn bình thường về tâm lý không? Ngoài các sự kiện với chị em Liddell, Dodgson đã được mô tả là một người rất kì dị về ứng xử xã hội và không bao giờ có được một mối tình nào với phụ nữ trưởng thành cả. Bản thân tôi sẽ không bao giờ để một kẻ như vậy dây vào con gái mình.
Tôi khẳng định rằng Charles Lutwidge Dodgson là một tên tâm thần có suy nghĩ lệch lạch về tình dục và là một gã ấu dâm cực kì đè nén. Không rõ Alice Liddell thực sự bị xâm hại chưa, nhưng trong lá thư của cô chị Lorina gửi cho Alice, những dòng chữ mờ ám này đã dấy lên một sự suy đoán rằng sự yêu thương của Dodgson đã khiến cho hai chị em và cả người mẹ của họ khó chịu:
“I said his manner became too affectionate to you as you grew older and that mother spoke to him about it, and that offended him so he ceased coming to visit us again”. 
Dịch: Chị đã nói cách hành xử (của Dodgson) trở nên gần gũi hơn bình thường với em (Alice), nhất là khi em đang dần lớn khôn, vì vậy mẹ của chúng ta đã nói chuyện với ông ấy, và việc đó đã xúc phạm ông đến mức ông ta không còn đến ghé nhà tụi mình nữa.
Thời Dodgson sống, age of consent là 12 tuổi, nên chi tiết Alice càng lớn và càng được âu yếm là một cách để vừa tuân thủ pháp luật, vừa thoả cái ham muốn của mình. Hơn nữa, dù sao cha mẹ chị em Liddell là những người quyền thế nên một thiên tài như Dodgson (hay tên chủ doanh nghiệp Willy Wonka) dù có thích đấy nhưng cũng đâu có dại mà trực tiếp gây hấn.
Một bức thư với cái tên "cut pages in diary" được viết bởi cháu của Dodgson, Violet Dodgson đã tạo một hướng bất ngờ cho mối quan hệ giữa Dodgson-Alice. Bức thư này tiết lộ việc mẹ của ba chị em, Mrs. Liddle khuyên Dodgson phải đặc biệt chăm sóc cô chị lớn nhất Lorina (tên gọi thân thiết là Ina) để có được sự tin tưởng của Mary Prickett, người bảo mẫu ba chị em Liddell.
"L.C. learns from Mrs Liddell that he is supposed to be using the children as a means of paying court to the governess – he is also supposed [unreadable] to be courting Ina"
Lorina thời điểm đó đã qua tuổi age of consent và toàn quyền quyết định với cơ thể mình. Đây là là một manh mối cho thấy đối tượng của Dodgson không riêng gì Alice và nó càng đi đúng hướng của những tấm ảnh táo bạo hơn bình thường mà Dodgson ưu ái chụp riêng cho Lorina.
Nhưng một lần nữa, gã pedo Dodgson dù có thông minh đến đâu thì vẫn không thể nào bỏ được cái thói bệnh hoạn của mình. Gã luôn giữ một hành vi cố định trước các đối tượng của mình.
Giáng sinh năm 1862, gã tặng Alice Liddell 10 tuổi bản nháp đầu tiên của AITWL. Sau khi sự việc với chị em Liddell vỡ lở, Dodgson đã tặng bản nháp đầu tiên của ATTLG cho cô bé Mona Margaret Paton ở tuổi 11 vào Giáng Sinh năm 1871. Cô bé Alice thứ hai ấy chính là con gái của Joseph Noel Paton, một hoạ sĩ nổi tiếng người Scotland và đồng thời là bạn thân của Charles Dodgson.

Nguồn tham khảo: