TẠI SAO THẨM PHÁN, LUẬT SƯ LẠI ĐỘI TÓC GIẢ MẶC ÁO CHOÀNG ĐEN?
Vào thế kỷ 17, văn hóa tư pháp của Anh ảnh hưởng lớn đến các nền tư pháp trên thế giới. Màu đen được xem là màu này tượng trưng cho...
Vào thế kỷ 17, văn hóa tư pháp của Anh ảnh hưởng lớn đến các nền tư pháp trên thế giới. Màu đen được xem là màu tượng trưng cho sự trung lập, quyền uy, trang nghiêm và tính khiêm nhường - những đức tính cần có cho vị trí của người nắm giữ cán cân công lý.
Tóc giả để .... "hợp thời trang"
Theo trang Fashion-History, hình ảnh những vị thẩm phán đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Chính vua Anh đã chỉ thị giới thẩm phán và luật sư nước Anh đội những bộ tóc này như cách để khẳng định vị thế uy quyền của mình nơi tòa án.
Bộ tóc giả cũng mang ý nghĩa biểu tượng rằng người sử dụng nó sẽ gạt bỏ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, màu da, đặt mình vào một tiêu chuẩn chung đại diện cho luật pháp và sẽ xét xử vụ án một cách công bằng, không định kiến.
Bên cạnh tính biểu tượng, bộ tóc giả cũng giúp che giấu danh tính của các thẩm phán, giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa.
Lịch sử thú vị về bộ tóc giả của các quan tòa Anh quốc:
Những bộ tóc giả này xuất hiện ở Ai Cập với chức năng bảo vệ vùng đầu khỏi nắng gay gắt trên các sa mạc. Sau này, các phụ nữ tại Rome đội chúng như một phụ kiện thời trang. Tới thế kỷ 17, tóc giả thịnh hành trở lại bởi một lý do là... chống chấy. Tóc giả tại châu Âu (đặc biệt là Anh và Pháp) là để giúp bảo vệ tóc thật khỏi bị chấy. Tóc giả nhanh chóng trở thành biểu tượng thời trang vào năm 1624 sau khi vua Louis XIII đội chúng để che mảng đầu hói của mình. Đến giữa những năm 1600, vua Louis XIV thấy rằng việc đội tóc giả rất đẹp và thời trang nên đức vua và tầng lớp quý tộc đội tóc giả để làm đẹp.
Nguồn: Tổng hợp
Theo dõi nhiều bài viết khác tại Instagram: @oof.mh
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất