Lo lắng được xem là một hiện tượng sinh lí gốc của hầu hết động vật trước những tác nhân gây rối loạn lo âu ( môi trường ngoài, môi trường trong, suy nghĩ, nhận thức,...). Nếu một con vật sẽ xuất hiện sự " lo lắng " khi không săn được mồi trước mùa đông hay không hoàn thành sự di cư theo bầy, thì ở con người, nguyên nhân của sự lo lắng bắt nguồn từ " nhận thức ". Lo lắng có thể xuất hiện khi một đứa trẻ chưa hoàn thành bài tập được giao và sẽ bị phụ huynh phạt ( đánh vào tay, hay cấm xem phim ), thì lúc này, sự xâm phạm quyền lợi của phụ huynh mà đứa trẻ không thể kháng lại, sẽ dẫn đến trạng thái lo lắng của đứa trẻ, thúc đẩy nó hoàn thành. Cũng như chúng ta thường lo lắng về tiền điện, tiền nước, deadline,... đó là những tác nhân ngoại cảnh dẫn đến sự lo lắng trong tâm cảnh. Lo lắng xuất hiện, và tăng dần mức độ cho đến khi tác nhân được giải quyết triệt để.
Cách giải quyết sự lo lắng :
1. Phân tích vấn đề:
Hãy lấy một tờ giấy, một cây bút, tốt nhất là như thế, không nên sử dụng laptop hay điện thoại để ghi chú. Hãy ghi ra điều làm bạn lo lắng là gì.
Tiếp theo hãy phân tích nguyên nhân ( Tại sao nó xảy ra ?),
kết quả ít may ( trường hợp xấu nhất đối với bạn là gì ?),
tích cực ( Kết quả tốt nhất có thể xảy ra là gì ?)
Biện pháp ( Có cách khắc phục nào không ? ) ghi ra cách giải quyết khắc phục của bạn. Cố gắng suy nghĩ triệt để, thấu đáo.
Hỏi chính mình : " Tôi còn có thể làm điều gì khác ngoài biện pháp này nữa không ?"
Nếu có, hãy bổ sung điều đó vào phần biện pháp. Nếu không, hãy làm điều bạn vừa ghi trong phần biện pháp. Dù thành công hay thất bại cũng kệ nó đi vì bạn đã làm những điều mà bạn có thể làm. Còn lại, bạn lo lắng nữa cũng chẳng được gì đâu.
Lưu ý : Đây không phải là điều dễ dàng để làm. Nhưng nó có ích hơn là ngồi ôm điện thoại lo lắng, đi ngủ trong lo lắng. TỐT NHẤT bạn nên thiền, hoặc nghe nhạc thư giản để đầu óc tĩnh táo để đưa ra những điều đúng đắn.
Cảm ơn bạn đã đọc.