TẠI SAO NGÀNH TÂM LÝ HỌC VẪN CHƯA PHÁT TRIỂN MẠNH Ở VIỆT NAM
Trước khi đi vào vấn đề này, trước hết mình xin giới thiệu một chút về bản thân mình. Hiện tại, mình đang làm leader translate cho...
Trước khi đi vào vấn đề này, trước hết mình xin giới thiệu một chút về bản thân mình. Hiện tại, mình đang làm leader translate cho một tổ chức phi lợi nhuận về mảng tâm lý học mang tên là WhyPsychology (cộng đồng hiện đang có hơn 400k tổng số lượt thích và lượt theo dõi trên facebook). Nghe thì có vẻ sang mồm vậy thôi chứ thật ra mình chỉ là một đứa trưởng nhóm quản lý một team dịch thuật cho page này thôi. Công việc hằng ngày của mình thường là tìm kiếm những bài liên quan đến tâm lý học trên các diễn đàn hoặc những tờ báo online chính thống như Psychology Today, Wellmind, Mental Health Confession, Reddit, Psy2go...rồi lên danh sách những bài dịch cần được dịch trong tháng kèm theo đó là chủ đề phải phù hợp với từng độ tuổi. Sau đó mình sẽ lên một cái plan cho những thành viên có thể dựa vào đó để đăng kí dịch bài và trả deadline đúng hạn.Mình sẽ chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả rồi mới cập nhật bài mới lên trang. Ngoài ra mình còn đảm nhiệm việc viết bài riêng của mình trên page.
Thật ra mình chỉ tìm hiểu ngành tâm lý học cũng như những chuyên đề có liên quan được hơn một năm nay thôi. Lúc đó mình bị áp lực về việc học đại học cũng như áp lực về tài chính của gia đình cho nên mình mới đọc rất nhiều sách về tâm lý có liên quan đến tình hình hiện tại của mình và may mắn thay mình thấy trang WhyPsychology này cũng khá hay ho và thú vị nên apply làm thành viên dịch thuật, nhưng trong quá trình hoạt động thì mình là đứa làm lâu và dai nhất thì được lên chức leader thôi nè.
Nói vòng vo cũng nhiều rồi, giờ thì bắt đầu vào vấn đề chính thôi nào.
Mình tiếp nhận khá nhiều phản hồi cũng như các câu hỏi của mấy bạn muốn theo đuổi ngành học này rất nhiều. Với lý do em thấy em hướng nội nên cần học ngành này hay đại loại như là em thấy ngành này khá ngầu ( chẳng hạn những ngành thuộc tâm lý học tội phạm). Nhưng rất nhiều bạn gặp phải vấn đề là theo học ngành này ở đâu và ra trường làm gì. Thực sự mà nói thì đây là vấn đề rất nan giải khi tâm lý học không thực sự phổ biến hay nói cách khác là bạn rất khó tìm việc làm khi theo đuổi ngành này. Lý do tại sao lại như vậy thì câu trả lời nằm ở dưới đây nhé.
1. Ngành Tâm lý học khiến thức quá rộng
Ngành tâm lý học là một trong những bộ môn học thuật, là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người. Nghiên cứu hành vi hay là nhà nghiên cứu nhận thức. Hành vi cá nhân hay là hành vi xã hội. Các lĩnh vực tâm lý cũng khá là hàn lâm và bao quát như: tâm lý học đại cương - tổng quát, tâm lý học chuyên ngành - chuyên sâu, các học thuyết tâm lý học nổi tiếng, thuyết hành vi, thuyết phân tâm. Thuyết phát sinh nhận thức, thuyết hoạt động, Trong lĩnh vực tâm lý học đại cương - tổng quát lại bao gồm: tâm lý học phát triển, tâm lý học tội phạm, tâm lý học nhận thức, tâm lý học xã hội, tâm lý học sáng tạo, nghệ thuật, vân vân và mây mây.
Điều này khiến các bạn trẻ muốn theo đuổi rất khó xác định được hướng đi sao cho hợp với sở thích cũng như mối quan tâm của bạn trẻ. Vì khi học bạn sẽ được chia ra từng lĩnh vực để theo đuổi, chính vì vậy mà rất mơ hồ trong việc lựa chọn.
2. Ngành Tâm lý học khó kiếm việc làm
Để hành nghề tâm lý học trị liệu, bạn ít nhất phải có một bằng thạc sĩ ở một nhóm ngành sau; tâm lý học, tư vấn, công tác xã hội, điều dưỡng viên tâm thần cao cấp. Về mảng sức khỏe tâm thần thì thường có bằng cử nhân khá nhiều, vì vậy vị trí này chỉ ở mức độ nhập môn. Bạn không thể hành nghề trị liệu tư với bằng cử nhân được.
Đi xa hơn một tí, ở WhyPsychology có rất nhiều bạn làm tình nguyện viên là các du học sinh các nước như Mỹ, Canada, Đan mạch, Hàn, Nhật,....Những bạn này có một case study liên quan đến một mảng tâm lý mà mình hứng thú, có nhiều trường khi vào chuyên ngành sẽ bắt buộc học song ngành tâm lý nữa. Vì ở nước ngoài, ngành tâm lý học rất phổ biến vì hầu như con người ở đó khi gặp phải vấn đề nào trong cuộc sống thì đều đến gặp bác sĩ trị liệu hoặc tư vấn tâm lý. Điều này là thói quen giúp cho con người ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Vì vậy mình cảm nhận được rằng những nhà tâm lý ở Việt Nam hầu hết đều tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài. Mang nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức tâm lý vào vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đời sống.
3. Định kiến của người lớn về việc con cái theo đuổi ngành tâm lý
Mình có một người bạn, hiện đang theo đuổi ngành tâm lý học giáo dục. Mỗi lần hẹn nhau cà phê thì lúc nào mình cũng thấy bạn ấy buồn, bạn buồn vì ngành bạn ấy đang theo đuổi không một ai trong gia đình ủng hộ cả. Bạn ấy có ý định học lên thạc sĩ hoặc đi du học nhưng ba mẹ bạn bảo sẽ không lo cho bạn ấy bất cứ khoản nào nếu bản thân đeo đuổi nó. Ba mẹ bạn ấy có khuyên nên học cái ngành nào mà khi ra trường, công ty nào cũng có thể nhận vào làm, chứ học ngành này xong về không biết làm gì cả. Hiện tại bạn ấy cũng mơ hồ về ngành này không kém gì ba mẹ nghĩ nên tâm thế bạn ấy còn rất hoang mang. Bạn ấy có dự định mở dịch vụ trị liệu tâm lý sau khi ra trường, nhưng muốn tụ lực thì phải kiếm ra tiền đã. Ba mẹ bạn ấy trước giờ không am hiểu về ngành học này, vả lại ở quê cũng chưa từng có phòng khám hay trị liệu tâm lý. Thành ra điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức của người lớn. Vì vậy lâu dần sẽ hình thành định kiến cho người lớn về ngành học này.
Ở trên là những gì mình đúc kết qua thời gian mình tìm hiểu về tâm lý học, vì là ý kiến cá nhân nên không tránh khỏi những sai sót. Mình xin nhận những góp ý để lần sau mình viết tốt hơn.
Người viết: Phùng Thị Lên
Cảm ơn mọi người đã đọc ạ.
Đọc thêm:
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp môn đã không còn xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh các tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Nếu khoa học tự nhiên thiên về các con số, sự logic, tính toán thì khoa học xã hội và nhân văn lại nghiên cứu chủ yếu về văn hoá, con người, giáo dục…shop.spiderum.com
Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp môn đã không còn xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh các tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Nếu khoa học tự nhiên thiên về các con số, sự logic, tính toán thì khoa học xã hội và nhân văn lại nghiên cứu chủ yếu về văn hoá, con người, giáo dục…shop.spiderum.com
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất