TẠI SAO CẦN ĐIỀU CHỈNH KHOẢN PHẢI THU?
Ở bài viết trước, mình đưa vào khái niệm “khoản phải thu điều chỉnh”. Bây giờ mình muốn nói rõ hơn về “khoản phải thu điều chỉnh”, để sau đó các bạn có thể sử dụng như một tài liệu hay một ý tưởng tham khảo trong đầu tư.
Trong đầu tư, rất nhiều nhà đầu tư sử dụng số liệu có sẵn trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.
Một phần nhà đầu tư còn lại, sẽ điều chỉnh các dữ liệu có sẵn để có được dữ liệu phù hợp hơn. Khoản phải thu là một dữ liệu thường được nhà đầu tư điều chỉnh.
Công thức ở bài trước là một cách để điều chỉnh khoản phải thu.
Khoản phải thu đến từ đâu?
Khi doanh nghiệp bán được hàng, phần khách hàng trả bằng tiền mặt thì được ghi vào phần tiền mặt. Còn phần khách hàng chưa trả (trả chậm hoặc nợ) thì được ghi vào khoản phải thu.
Khoản phải thu là khoản nợ mà doanh nghiệp có thể thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường nhỏ hơn một năm).
Tại sao “có thể”
1. Không phải khoản phải thu nào cũng thu được vì khách hàng trả chậm.
2. Khách hàng trả một phần hoặc là quỵt luôn (không trả).
Việc điều chỉnh khoản phải thu (dự phòng các trường hợp xấu) để nhà đầu tư để giảm thiểu rủi ro sau khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Khoản phải thu trên báo cáo tài chính luôn lớn hơn khoản thực thu.
Vậy thì khoản phải thu điều chỉnh phải luôn nhỏ hơn khoản phải thu.
Và lượng nhỏ hơn có thể gọi là tỉ lệ điều chỉnh
Làm thế nào xác định tỉ lệ này để nhà đầu tư sử dụng trong việc định giá doanh nghiệp và ra quyết định.
Công thức tính khoản phải thu điều chỉnh
Phần diễn giải công thức
Vì khoản phải thu hiện có của doanh thu lớn hơn doanh thu nghĩa là có rất nhiều khoản không thu được.
(Những khoản phải thu này có thể còn tồn từ năm trước đó)
Điểm mạnh khi đánh giá theo khoản phải thu điều chỉnh
1. Áp dụng được với mọi công ty
2. Tỉ lệ điều chỉnh được thay đổi tùy thuộc từng công ty
Tỉ lệ điều chỉnh= (Doanh thu - Khoản phải thu)/Doanh thu
3. Nhà đầu tư tránh được những doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển doanh thu mà quên đi rằng dòng tiền mà doanh thu đấy đem lại mới quan trọng.
=> Tránh tình trạng phá sản do cần vốn lưu động ( chi tiết trong link bài viết http://spiderum.com/bai-dang/VON-LUU-DONG-TRONG-KINH-DOANH-omf).
Điểm yếu
1. Không chính xác tuyệt đối, doanh nghiệp không thể sử dụng công thức này để cải thiện mà chỉ có nhà đầu tư có thể sử dụng để đầu tư.
2. Không dự đoán được tất cả các trường hợp khách hàng bùng tiền hàng.
Điểm quan trọng trong việc sử dụng khoản phải thu điều chỉnh là giảm thiểu được rủi ro của nhà đầu tư trong việc định giá doanh nghiệp.
Đánh giá khoản phải thu điều chỉnh của HSL

Tỉ lệ điều chỉnh: 22,76%