Chúng ta đều có 1 tuổi trẻ để tìm câu trả lời Đúng hay Sai. Người Việt Nam thông minh, luôn tìm tòi, quan sát. Thật ngạc nhiên, hầu như những người Việt Nam mình  đều thích tranh biện. Bất cứ vấn đề nào đều có thể tranh biện được.
Khi tôi làm lập trình viên, sự đúng sai trở thành công việc của tôi. Nó xuất hiện hầu hết trong các nghiệp vụ của các dự án tôi tham gia. Tôi biết rõ, chỉ sai 1 chút thôi, nhưng hậu quả cũng có thể rất lớn.
Tôi đã hiểu "Ngụy Biện", rồi hiểu về sự "Đồng Thuận" và cuối cùng cũng nhận thức được một vài điều giúp tôi có thể nghe và hiểu được. Theo tôi, chúng ta có 4 mức cơ sở được sử dụng để tranh biện với nhau:
Mức 0: Thiên hạ làm thế thì ta làm thế.
Đây là lý lẽ được sử dụng phổ biến nhất. Trong nhiều trường hợp, lý lẽ này được sử dụng như ngụy biện. Do môi trường hoặc ngữ cảnh áp dụng lý luận không giống nhau nên việc tranh biện có thể bị mất thông tin cơ sở. Khi các điều kiện cơ sở không được xem xét đến, hoặc bị mất thì việc tranh biện không công bằng và vấn đề kết luận hoặc quyết định cuối cùng dễ sai hoặc bị lợi dụng theo hướng có lợi.
Mức 1: Sự đồng thuận có phạm vi.
Khi 1 tranh biện được sảy ra, các bên nên thống nhất 1 khung tiêu chí làm cơ sở phân tranh. Khung tiêu chí phải được các bên xem xét đồng thuận.
Sự đồng thuận này có thể chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian, trong 1 nhóm hoặc 1 cộng đồng nhất định.
VD: luật pháp là 1 sự đồng thuận có phạm vi trong 1 cộng đồng.
Mức 2Sử dụng tham chiếu tới các mô hình  tương tự
Việc tranh biện sảy ra khi vấn đề chưa từng được nhận thức trong phạm vi môi trường và ngữ cảnh của vấn đề. Các bên đều không có cơ sở nào để xây dựng tiêu chí làm căn cứ đúng. Trong trường hợp này, có thể sử dụng 1 tiền lệ của 1 mô hình tương tự  làm cơ sở để phân tranh.
VD: TQ nói rằng: "những vấn đề đàn áp Cáp Nhĩ Tân được xử lý phù hợp theo văn hóa và luật pháp TQ"
=> Đây là 1 hình thức ngụy biện của TQ, khi vấn đề của Cáp Nhĩ Tân chưa từng sảy ra ở TQ. TQ hội nhập với thế giới, với cách nói đó, sinh vật trên  thế giới chia  thành: người trái đất, người Trung Quốc và khủng long. Khủng long muốn tham gia vào thế giới của con người phải tuân theo các giá trị được phần  đông con người chấp nhận.
Theo tôi, vấn đề này có thể được tham chiếu tới các mô hình dân chủ khác (vd như Bắc Âu), tham chiếu tới cách thức đễ đạt được sự đồng thuận để từ đó tìm ra giải pháp xử lý phù hợp.
Mức 3: Giá trị cốt lõi của con người hay sự vĩnh cửu của tự  nhiên.
Chúng ta phải giữ gìn thế giới này, vì đó là nơi duy nhất chúng ta và con cháu chúng ta sống. Sự vĩnh cửu của tự nhiên là mục tiêu đúng. Và vì nó là ngôi nhà của con người, nên nó thuộc giá trị cốt lõi của con người.
Khi chúng ta tranh  biện 1 vấn đề, vấn đề này có thể chưa từng sảy ra, cũng không có 1 mô hình nào để tham chiếu. hoặc vấn đề có thể có nhiều mô hình để tham chiếu, có nhiều hơn 1 lý luận, 1 giải pháp để tranh biện. Vậy căn cứ nào để chúng ta lựa chọn được đáp án đúng cho vấn đề của mình, để phân tranh Đúng hay Sai. Câu trả lời là giá trị cốt lõi của con người, giải pháp chúng ta lựa chọn đem đến nhiều lợi ích nhất cho con người, nhân văn nhất.
VD: Nhóm chúng tôi tranh biện về đáp ứng tình huống khi xuất hiện cúm corona Vũ Hán. Có rất nhiều ý kiến về việc nên có thái độ thế nào đối với bệnh dịch:
- Có bạn bảo không sao đâu
- Có bạn rất lo lắng và có biện pháp đề phòng ngay với gia đình mình
- Có bạn thì chờ theo chỉ thị, hướng dẫn của chính phủ.
Ngay 1 bài báo thăm dò của tờ soha.vn ngày 31/1, thì có 50% những người được thăm dò cho thấy thái độ của họ là chưa quan tâm tới bệnh dịch.
Trong trường hợp này, thái độ của cả 3 trường hợp tôi nêu ở trên đều không sai. Trong trường hợp này giá trị cốt lõi của con người cần phải được sử dụng như cơ sở để quyết định. Chúng ta phải quyết liệt ngay, phải có sự đề phòng cho bản thân, gia đình và hỗ trợ cộng đồng phòng tránh dịch.

Người Việt Nam cũng như bất cứ ở nơi đâu, luôn luôn, điên cuồng lao về phe Đúng.