Các bạn tham gia thị trường crypto C chắc hẳn không còn xa lạ với các công cụ xem dữ liệu on-chain nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi vì sao lại có nhiều người xem dữ liệu on-chain siêu đẳng đến thế và họ nói rằng dữ liệu trên chuỗi là công cụ để họ giao dịch kiếm tiền mà lại "tuồn" những thông tin đó đến cho các bạn ? Không ai tự nhiên chia chén cơm của mình cho người khác nhỉ ? và có ai ở đây đã thực sự chỉ nhìn vào dữ liệu on-chain mà đánh trận thắng không ?
Trước hết, dữ liệu on-chain là gì ?
Dữ liệu on-chain là các thông tin và giao dịch được lưu trữ trực tiếp trên blockchain. Mỗi giao dịch trên blockchain sẽ được ghi lại trên các khối (block) và kết nối với các khối trước đó, tạo thành một chuỗi các khối liên kết (blockchain). Các dữ liệu on-chain bao gồm các giao dịch, địa chỉ ví, số lượng tiền điện tử được chuyển đi hoặc nhận về, thời gian giao dịch, các mã hash, mã thông báo thông qua một chuỗi khối và các thông tin khác liên quan đến giao dịch trên blockchain.
Để dễ hiễu, dữ liệu on-chain cho chúng ta biết được 1coin/token có bao nhiêu ví nắm giữ, bao nhiêu token lock/unlock, các địa chỉ ví nắm số lượng thế nào, porfolio của những ví đó là gì...
Giá của Token bị thao túng như thế nào ?
Thực tế là việc thao túng thị trường tiền điện tử bởi các cá voi (whales) đã xảy ra và đang xảy ra trong ngành công nghiệp này. Những cá voi này sở hữu số lượng lớn các token và có khả năng tác động đến giá cả của chúng. Và việc thao túng giá token này cũng không có gì là lạ trong thị trường crypto currency, các bạn mới tham gia đầu tư cũng đừng đặt kỳ vọng quá cao về loạt công nghệ mà các người làm nền tảng đưa ra nhé, vốn dĩ toàn thị trường gần giống như một sàn casino ít regulation thôi.
Ngoài ra còn có các đội Market makers, họ là một nhà đầu tư hoặc một tổ chức cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách đặt các lệnh mua và bán trên sàn giao dịch. Mục đích của market maker là tạo ra một thị trường thanh khoản và ổn định, cung cấp cho các nhà đầu tư một mức giá ổn định và tính linh hoạt cho các giao dịch mua bán.
Thường thì market maker sẽ đặt các lệnh mua và bán cho các cổ phiếu, token hoặc sản phẩm tài chính khác với giá cả hấp dẫn, tạo ra một sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán (bid-ask spread). Nếu có bất kỳ nhà đầu tư nào muốn mua hoặc bán tại mức giá đó, market maker sẽ chấp nhận thực hiện giao dịch với giá đó, tạo ra thanh khoản và giúp định giá của sản phẩm tài chính đó. Đôi khi thị trường có sóng thì họ cũng có thể pump-dump giá token kiếm lợi nhuận.
Whales có thể được xem như các market makers nhưng các MMs chưa hẳn là whales.
2 đối tượng này có liên quan đến giá token và dữ liệu on-chain, phần lớn chúng ta trade trên CEX vì ở đó có nguồn thanh khoản dồi dào hơn, thuận tiện hơn trong việc mua bán nhiều lần tránh mất khoản phí gas, các Whales và MMs cũng thế.
Mọi lượt giao dịch trên các sàn CEX đều không được ghi nhận trên blockchain, trên sàn tập trung, các giao dịch được xử lý trong nội bộ của sàn và chỉ có thông tin về giao dịch được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của sàn. Thông tin này bao gồm các thông tin về giá cả, số lượng và thời điểm thực hiện giao dịch, chỉ khi bạn rút về ví phi tập trung thì tài sản đó mới thực sự là của bạn.
Lời thú nhận của một Market maker - Wolong
Wolong là biệt danh một trader người sing đã thừa nhận làm giá dogecoin vào năm 2014, anh này đã chia sẽ cả một quy trình làm giá và bơm xả đến khi thị trường "kiệt quệ" thanh khoản. Quy trình này vẫn được lưu truyền đến bây giờ và trở thành tiêu chuẩn cho tất cả cuộc làm giá bài bản. ( tuy nhiên ở các nhóm dev việt thì không, họ không thích dằn xé con mồi, họ xả 1 lần luôn, có khi rugpull)
Đa số mọi người nghĩ rằng thị trường lên xuống bất nguyên tắc và phản ánh sự hiểu biết của nhà đầu tư. Bàn tay vô hình hoàn toàn không tồn tại nhưng giá thị trường luôn bị quản lí bởi bàn tay hữu hình của MMs. Người trong cuộc thao túng thị trường, làm giá để kiếm lợi nhuận. Thao túng diễn ra ở khắp nơi, không thể phủ nhận và cũng không thể tránh được. Hiện tượng này diễn ra ở tất cả các thị trường chứ không chỉ crypto mà có cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ…Có rất nhiều cách làm giá trên thị trường, ví dụ như thao túng cộng đồng và tin tức, Wolong gọi là Game of Deception.
Quá trình không chỉ đơn giản là bơm và xả như mọi người thường nghĩ. Để một đợt bơm-xả thành công bao gồm nhiều giai đoạn:
Chuẩn bị vị thế -> Ép giá xuống -> Bơm thử -> Bơm thật -> Rung lắc -> Tái phân phối -> Xả
Đọc đầy đủ lời thú nhận của Wolong ở đây nhé:

Vì sao dữ liệu on-chain chỉ giúp chúng ta có thêm thông tin để ra quyết định đầu tư nhưng không chắc rằng có thể giúp chúng ta kiếm tiền ?

Việc kiểm tra on-chain chỉ cho thấy số liệu mà các MMs/whales cho chúng ta thấy trên chuỗi nhưng lượng giao dịch trên CEX mới gây ảnh hưởng mạnh đến giá của token mà giao dịch trên sàn tập trung chỉ được ghi ở trên CSDL của nền tảng đó.
Hơn hết nữa, dữ liệu on-chain ghi nhận những giao dịch đã xảy ra rồi, tức một dự án mà có rugpull thì xem dữ liệu trên chuỗi không "đỡ" được.
số lượng token giao ngay trên các sàn CEX cũng đủ để dump khiến chính nó mất thanh khoản tạm thời.
Chúng ta có thể thấy một hay vài ví nắm đến 95-99% ở một rất nhiều token và đến đây nhiều người mới có thể dự rằng mấy thằng này đang nắm nhiều như vậy, tụi nó không thể dump giá đâu, giá sắp pump và họ quyết định "múc". Việc này là một quyết định thiếu logic, vì bọn nắm nhiều thế này có rất rất nhiều tiền và cũng không giỏi gì ngoài trò tâm lý, các Whales/MMs sẽ vờn chart chán chê, đến khi holder chẳng còn ai ngoài những người quên mất là mình đã mua thì cuộc chơi mới chính thức bắt đầu.
Thậm chí loại whale này đang nắm đến 90% số lượng nhưng vẫn mạnh tay tiếp tục đè giá token cho đến khi phần còn lại không thể chịu nổi sức nóng nữa mà buông tay, khi các whales gom lại số token vô chủ mà chờ sóng để bơm giá và xả số lượng mà họ nắm giữ. Họ cứ tiếp tục như vậy như một vòng tròn, ai nhận ra bản chất cuộc chơi thì đã mất tiền còn người mới sẽ luôn bị mắc bẫy.
<i>fan token alpine có 3 holders nắm đến 98.9% số lượng</i>
fan token alpine có 3 holders nắm đến 98.9% số lượng
Tương tự với các fan token của binance phát hành bao gồm alpine ( như trên), Santos, Porto và Lazio đều có tình trạng này. Binance nắm đến 99% số lượng, điều này rất nhiều người ngoài kia cũng thấy nhưng họ không dám xuống tiền đầu tư vì họ cũng biết nếu mua thì vốn bị chôn đó mà lại không biết khi nào mới được Pump, giá có thể bị đè đến mức /2 /3 hiện tại rồi mới phục hồi mạnh mẽ hoặc hoặc có thể dập dình đến cả năm hoặc có thể được bơm luôn ngay lúc này.
- có số ít holder dài hạn có thể kiếm tiền từ cách xem on-chain nhưng gần như số này là mua rồi quên khoản đó đi.
-> bản chất crypto là thị trường bị thao túng, các nhà tạo lập có cách moi tiền từ túi bạn mà dữ liệu on-chain vẫn đứng yên. Nếu có ai muốn ăn xổi chỉ từ việc xem dữ liệu on-chain thì mình khuyên bạn nên cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền nhé.
"hông bé ơi, hổng dễ ăn của ngoại đâu"
Vì sao người mới lại nghĩ rằng on-chain là tôn chỉ trong thị trường crypto currency ?
Theo góc nhìn của mình, những người mới tham gia đầu tư trong thị trường này nghĩ rằng nếu có thể đọc và phân tích thông tin này một cách chính xác có thể tìm ra những xu hướng và cơ hội đầu tư tiềm năng, việc xem dữ liệu on-chain cũng cung cấp cách để giám sát tình trạng của thị trường và các công cụ này cho người dùng cảm giác mình là người nắm cán, rằng họ có thể theo dõi được động thái của những cá voi hay market makers
Một chú gà mới ảo tưởng sức mạnh của dữ liệu on-chain. Người anh em này lúc đó đang tham gia một group community call để kiếm kèo đầu tư. Dude, nếu on-chain là tôn chỉ, vì sao người anh em lại ở đây với tôi vậy ?
Một chú gà mới ảo tưởng sức mạnh của dữ liệu on-chain. Người anh em này lúc đó đang tham gia một group community call để kiếm kèo đầu tư. Dude, nếu on-chain là tôn chỉ, vì sao người anh em lại ở đây với tôi vậy ?
Một kol chuyên xem và chia sẻ thông tin on-chain và sau đó bán khoá học...
Một kol chuyên xem và chia sẻ thông tin on-chain và sau đó bán khoá học...
dẫu cho những cá nhân đã từng tham gia các thị trường đầu tư khác đều mắc các bẫy tâm lý khá phổ biến nhưng không dễ nhận biết mà do các nhà tạo lập trong thị trường này đặt ra:
Hiệu ứng đại diện - Representativeness heuristic:
đây là một trong những lỗi suy luận phổ biến trong tâm lý học và kinh tế học. Hiệu ứng này mô tả cách chúng ta xây dựng các mô hình hoặc đại diện về một sự kiện hoặc nhóm người dựa trên những đặc điểm mà chúng ta cho là phù hợp, thay vì dựa trên số liệu thống kê hoặc các yếu tố khác có liên quan.
Ví dụ: nếu chúng ta thấy một người mặc quần jean và áo thun, có tóc bù xù và đang chơi đàn guitar, chúng ta có thể kết luận rằng họ là một nghệ sĩ hoặc một người yêu nhạc. Điều này có thể đúng hoặc sai, nhưng chúng ta đã sử dụng hiệu ứng đại diện để đưa ra quyết định.
- Nếu có một cá voi chuyển số lượng lớn BTC lên CEX, có người sẽ suy nghĩ rằng số đó sẽ bị bán, thực tế thì số đó có thể được dùng để "múc" altcoin hoặc chuyển cho ai đó thôi, muôn vàn trường hợp có thể xảy ra - Unpredictable
Hiệu ứng thông tin chọn lọc - information selection bias:
là xu hướng của cá nhân để chọn lọc và tập trung vào các thông tin xác nhận cho niềm tin, giá trị và thái độ trước đó của họ, trong khi bỏ qua hoặc bác bỏ các thông tin mâu thuẫn với niềm tin của họ. Điều này có thể xảy ra có ý thức hoặc vô ý và có thể dẫn đến củng cố những niềm tin hiện tại và hình thành những lối suy nghĩ sai lệch. Hiệu ứng thông tin chọn lọc có thể có tác động đáng kể trong quá trình ra quyết định, bởi vì nó có thể dẫn đến việc cá nhân đưa ra các lựa chọn có thiên hướng sai lệch hoặc không tối ưu dựa trên thông tin không đầy đủ.
ví dụ: khi một người ủng hộ chính sách về đánh thuế giàu có, họ có xu hướng tìm kiếm và đọc các bài báo, bài viết, hoặc tài liệu liên quan đến những lợi ích của chính sách này và bỏ qua những thông tin khác về những hệ lụy hoặc khó khăn trong việc triển khai chính sách này.
Ảo tưởng kiểm soát - illusion of control: là hiện tượng tâm lý mô tả cảm giác kiểm soát một tình huống hoặc sự kiện vượt quá mức thực tế và được củng cố bởi sự tự mãn và cảm giác tự tin của người đó. Họ có khuynh hướng tìm kiếm và sử dụng các thông tin chỉ để hỗ trợ quan điểm hoặc quyết định đã được đưa ra trước đó. Khi xem dữ liệu on-chain, người đầu tư có thể dễ dàng rơi vào hiệu ứng này và chỉ tập trung vào các thông tin ủng hộ quan điểm của họ, bỏ qua các thông tin khác có thể có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
3 hiệu ứng tâm lý trên đều tồn tại trong mỗi con người, nhiều ít tuỳ mỗi cá nhân, các nhà tạo lập thị trường có thể dùng dữ liệu trên chuỗi để đánh lạc hướng chúng ta khiến có nhiều luồng suy nghĩ và thông tin lệch pha ảnh hưởng đến việc ra quyết định ai đã trải qua thị trường càng lâu thì càng ít sự tin tưởng và phụ thuộc vào những công cụ dự đoán và kiểm tra này.

Vọc vạch vài công cụ on-chain

Đọc đến đây, xin các bạn đừng hiểu lầm ý mình rằng dữ liệu on-chain chả giúp được gì hết, như đề mục bài viết đã đề cập, data giúp chúng ta ra quyết định xuống tiền với một dự án nhưng đừng thần thánh hoá việc xem dữ liệu on-chain mà bỏ qua các yếu tố khác. Mình xin gửi vài công cụ xem dữ liệu có thể có ích với các bạn

Nhóm explorer

Mỗi loại blockchain sẽ có một hoặc nhiều explorer khác nhau tương ứng, để tìm các trang này trên google rất dễ, chỉ cần search theo từ khoá "tên chuỗi + explorer". Nổi bật trong nhóm này đó là Snowtrace của Avax, bscscan của biannce chain, etherscan của ethereum...v...v
Đưa contract của một token vào khung filter có thể biết được số lượng holder, market cap, thông tin giao dịch, contract...
Nhóm này là các công cụ nền tảng, căn bản, để đưa ra nhiều góc nhìn hơn, cần phối hợp với các công cụ xem khác có tính phân loại và đánh dấu cao hơn để đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất

Dune Analytics

Dune Analytics là một nền tảng cho phép người dùng trực quan hóa và truy vấn dữ liệu từ nhiều blockchain khác nhau. Dune cung cấp cho người dùng một giao diện để truy vấn dữ liệu blockchain và tạo các bảng tổng hợp, biểu đồ và đồ thị dữ liệu để phân tích. Nền tảng này cũng cung cấp cho người dùng cách để chia sẻ và tương tác với các bảng và biểu đồ của họ, cho phép cộng đồng truy cập và sử dụng các bộ dữ liệu blockchain được phân tích và chia sẻ.
Điểm nổi bật là ngoài các dashboard có sẵn, người dùng có thể tự chắt lọc dữ liệu mà mình cần nhưng cần phải biết SQL để truy vấn dữ liệu. Có rất nhiều người đưa ra dashboard hằng ngày, được công khai trên nền tảng này như một mạng xã hội, mọi người có thể theo dõi thêm.

Dữ liệu On-chain Bitcoin

Có rất nhiều công cụ nhưng mình thấy nền tảng thực dụng và đầy đủ nhất là Crypto Quant công cụ này giúp người dùng nắm được tình hình on-chain tổng quan của Bitcoin và những dữ liệu khác liên quan tới BTC như dữ liệu trên sàn giao dịch, dữ liệu về lợi nhuận ghi nhận của miner, hash rate (tỉ lệ hàm băm), các dữ liệu trên thị trường phái sinh...
giao diện crypto quant
giao diện crypto quant
Ngoài các tác vụ cơ bản được miễn phí, chúng ta phải trả một khoản phí để sử dụng các tác vụ cao cấp hơn. Ngoài ra còn có Glassnode nhưng mình đánh giá không cao bằng Crypto Quant

Đa hệ - tổng hợp

Đây là nhóm công cụ đa năng cung cấp cho người dùng những dữ liệu tổng hợp về nhiều phương diện trên nhiều blockchain như Watchers, DeFinder, defiLlama, DeBank, Etherscan, Zerion nhưng phổ biến nhất có lẽ là Nansen
Không chỉ dừng lại ở phân tích và xử lý dữ liệu on-chain, Nansen còn có một cơ sở dữ liệu dồi dào về các địa chỉ ví. Điểm nổi bật của Nansen là khả năng dán nhãn các loại ví dựa trên các hoạt động on-chain, từ đó giúp người dùng dễ dàng theo dõi các địa chỉ ví trade giỏi. Ngoài ra, còn có các tính năng phân tích tài sản NFT, stablecoin.
chức năng Smart money được dán nhãn để user có thể dễ dàng theo dấu
chức năng Smart money được dán nhãn để user có thể dễ dàng theo dấu
Có một nhược điểm của Nansen là người dùng bắt buộc phải trả phí để sử dụng các tính năng hay ho này. Đúng là cái gì thơm thì không thể miễn phí
Vài tools hay ho khác
- Apeboard cho bạn biết porfolio của một địa chỉ ví, chỉ cần dán địa chỉ ví vào thanh tìm kiếm.
https://apeboard.finance/
- Metasleuth biến một địa chỉ ví/ giao dịch trở thành mind map để chúng ta có thể dễ theo dõi
Dappradar cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về số lượng người dùng, lưu lượng giao dịch và doanh thu của các ứng dụng phi tập trung đó trên mạng blockchain.
- Messari có công cụ cho chúng ta biết porfolio của những quỹ lớn, họ cũng chuyên làm các báo cáo hàng năm.
Tổng kết
Trong thị trường tiền điện tử ngày nay, các công cụ xem dữ liệu on-chain đang trở thành một phần quan trọng của quá trình ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá mức vào các công cụ này có thể dẫn đến các sai lầm trong quá trình đánh giá và ra quyết định. Xem dữ liệu để có thể đưa ra góc nhìn khách quan nhưng không vì thế mà bác bỏ các yếu tố quan trọng khác như giai đoạn thị trường, cộng đồng dự án.
Có một câu nói mà mình tâm đắc và cũng có thể có ích với nhiều bạn khác
"Time in the market is better than timing the market"