Khi sếp cũng hỏi "Bao giờ lấy chồng?"
Mình đã trăn trở khá nhiều về bài viết đầu tiên ở Spiderum :)). Well, ấn tượng ban đầu quan trọng mà, phải không? Đã lưu kha khá nháp...
Mình đã trăn trở khá nhiều về bài viết đầu tiên ở Spiderum :)). Well, ấn tượng ban đầu quan trọng mà, phải không? Đã lưu kha khá nháp nhưng chưa có gì hoàn thiện cả. Tình cờ hôm qua hôm kia có đọc được 1 chiếc confession và tình cờ thằng bạn vào comment rồi tình cờ chiếc comment lại thu hút kha khá gạch đá tất nhiên có cả ủng hộ. Cuối cùng thì tất cả tình cờ thành một cuộc chiến khá là gay gắt nên tình cờ là mình gạt hết đống nháp đi để đăng bài này.
Nội dung cfs nó như sau:

Không ngạc nhiên lắm khi bình luận chia thành 2 luồng ý kiến như sau:
1. Bộ phận HR hỏi quá vô duyên và việc lấy tình trạng quan hệ, kế hoạch sinh con làm tiêu chí tuyển dụng là bất bình đẳng với nhân viên nữ.
2. Tiêu chí này là hợp lý vì ảnh hưởng tới lợi ích công ty. Chẳng ai muốn thuê 1 nhân viên làm mấy tháng rồi nghỉ đẻ cả, tốn tiền đóng bảo hiểm, các chế độ khác mà năng suất lại không đảm bảo.
Là một đứa hay nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ, dưới các vai trò khác nhau nên mình sẽ không đánh giá bên nào đúng, bên nào sai vì mỗi bên lại có cái lý của riêng mình.
Nhóm 1 có thể tạm gọi là nhóm có ý thức về nhân quyền, về xã hội bình đẳng. Họ coi trọng quyền lợi của từng cá nhân đặc biệt là nhóm đang bị đối xử không công bằng hơn trong xã hội đồng thời muốn xóa bỏ bất công, phê phán những hành vi đi ngược lại điều này.
Nhóm 2 đang lập luận trên phương diện là giới chủ, mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận của công ty tương đương với việc giảm chi phí. Vì vậy họ cần người có năng suất lao động cao, chi phí thấp và rõ ràng một phụ nữ chuẩn bị sinh con thì không nằm trong nhóm này.
Đó chỉ là nói một cách khách quan, cá nhân mình là một người từng tham gia các dự án liên quan đến bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ nên không ủng hộ việc nhà tuyển dụng đưa tiêu chí bao giờ đẻ, bao giờ cưới vào xem xét vì rõ ràng đó là quyền công dân, được pháp luật bảo hộ không phụ thuộc vào việc có tham gia quan hệ lao động hay không. Việc công ty can thiệp là trái với Luật Lao động và Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế.
Tất nhiên các công ty cũng không ngu ngốc mà vi phạm luật. Công việc hiện tại của mình có 1 chút liên quan đến Luật Lao động nên qua quan sát thì việc yêu cầu người lao động ký cam kết không sinh con trong xx năm đầu cũng chỉ có vài công ty/nhà máy áp dụng để lừa công nhân trình độ học vấn thấp và không có nhiều lựa chọn nghề nghiệp thôi. Trên đất Hà Nội hay nội thành các tỉnh, thành phố, tuyển dụng nhân viên yêu cầu Cử nhân trở lên mà chơi trò đó thì lên báo ngay chứ đùa. Chính vì vậy, họ không để đến bước ký hợp đồng mới đưa điều khoản đó vào mà chọn lọc từ khi phỏng vấn. Từ đó có những câu chuyện như thế này.
Các bạn có thể chọn về phe nào mình muốn, tất nhiên, mình mong các bạn ở nhóm 1. Nhưng chưa hết, điều mình muốn tập trung hơn là luồng ý kiến thứ 3.
Tại sao mình không liệt kê bên trên? Bởi nó không chính, chính ở đây là không nhiều người đề cập đến trong bình luận. Thứ hai là đây là một khía cạnh khác so với 2 luồng trên. Ban đầu mình không để ý nhưng sau khi đọc lại mình phát hiện ra 1 điều mà mình thấy đáng lo hơn cả việc GĐ nhân sự hỏi: "Bao giờ lấy chồng?". Đó là khi bạn nữ thấy việc này "cũng bình thường" và điều làm bạn ấy khó chịu là vì cách hỏi "lỗ mãng, thiếu tế nhị" hơn là nội dung câu hỏi.
Bạn nữ này có cảm thấy "nhức nhối" với những câu hỏi này, mình cảm nhận được qua những gì bạn viết. Nhưng có bao nhiêu bạn nữ ngoài kia vẫn thấy "hoàn toàn bình thường" khi trả lời những câu hỏi này trong buổi phỏng vấn? Có bao nhiêu bạn sẽ cảm thấy ngại với sếp chỉ vì mình nghỉ đẻ sinh con - thiên chức mà trời cho họ? Còn có bao nhiêu bạn sẽ phải hoãn kế hoạch của mình (nếu có) để có được công việc?
Có nhiều điều không bình thường lắm trên thế giới này nhưng vì quá nhiều người cho là bình thường nên ai cũng nghĩ nó là bình thường. Nói cho cùng, bình thường hay không đều là do con người quyết định.
Khi còn học năm nhất, một chị đã nói với mình như thế này:
Em đừng đòi mọi người đối xử bình đẳng với phụ nữ, khi mà chính phụ nữ còn cho rằng họ bị đối xử như vậy là bình thường. Họ cần thay đổi tư duy trước và ý thức được rằng bản thân mình xứng đáng nhiều hơn thế
Nota.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Còn HR yêu cầu kí cam kết "không chửa để trong xx tháng đầu" thì sai luật. Nên đấu tranh và kiện.
Tuy vậy, với tư duy kinh doanh thì mục tiêu tối đa là tăng chi phí giảm lợi nhuận, giảm rủi ro, vì thế nên đây là suy nghĩ thực tế rồi, dù muốn dù không cty vẫn phải đưa yếu tố rủi ro đó vào khi lựa chọn nhân viên, dù có thành văn hay nói ra hay không. Bằng cách này hay cách khác (hay nhất là trong âm thầm lặng lẽ), nếu HR tìm hiểu đc thông tin ứng viên có dự định sinh đẻ tương lai gần thì họ vẫn đưa yếu tố đó vào tiêu chí đánh giá thôi.
Nhưng đặt trên vấn đề lợi ích thì cũng công bằng thôi:
- Nghỉ đẻ tương lai gần là bất lợi cho phía cty (lợi nhuận thu đc từ bạn chưa đủ bù chi phí), nhưng nếu bạn đủ giỏi thì vẫn cty vẫn nhận bạn thôi. Và cty còn nhân thể sự kiện đó để lấy lòng ứng viên giỏi vì điều đó cho thấy cty quan tâm và công bằng hết mực. Cty thấy được lợi nhuận từ khả năng của bạn sau đó to lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra tương lai gần. Với một số vị trí cấp cao, mình (suy đoán) là dạng câu hỏi pv như trên ko có nhiều vì ứng viên thường là những ng có khả năng rất cao đã đc nhắm từ đầu.
- Nếu bạn được nhận theo lý thuyết công bằng, pv không ai hỏi gì vô duyên, tất cả nhân văn hết, sau đó nghỉ đẻ, thì phía công ty cũng bắt bạn cày sấp mặt sau đó cho bù lại lợi nhuận thôi.
- Nếu bạn lập luận là tôi còn chưa có cơ hội thể hiện thì đã bị cướp mất cơ hội, thì thực ra CV và performance trong buổi pv của bạn đã là tất cả điểm cộng rồi. Cty luôn phải chịu rủi ro khi đa phần tr hợp chỉ có thể nắm được năng lực ứng viên qua CV, nên dù có nói ra hay không thì cty cũng sẽ dựa vào CV của bạn để đánh giá là bạn xứng đáng để cty chịu tất cả rủi ro tiềm ẩn hay ko (kể cả việc nghỉ đẻ ngay trong xx tháng đầu).
- Nghe thì là thiệt cho các bạn nữ trẻ mới ra trường, đang trong độ tuổi sinh nở tốt nhất - và cũng vì thế mới có luật để các bạn nữ yên tâm phát huy năng lực đồng - nhưng quy luật thị trường là thế. Vì vậy nên theo mình thì có 2 giải pháp:
Ý của mình ngắn gọn là quy luật thị trường và năng lực sẽ ảnh hưởng đến quyết định có chấp nhận rủi ro tuyển dụng hay không là thực tế, nên nếu ko có giải pháp thiết thực (mà mình nghĩ như trên, ko rõ hợp lý hay ko) thì chuyện mà cả nhà bàn cãi ở đây chỉ đơn giản là buổi phỏng vấn có nên hỏi những câu vô duyên hay ko? hay là HR nên có kĩ năng âm thầm điều tra tốt hơn?