Sự oằn mình
Thay đổi của chưa bao giờ là dễ dàng nhưng nó sẽ luôn mang lại những điều tích cực đến cuộc sống của mỗi chúng ta
Sự oằn mình ở đây được hiểu thoe nghĩa là việc chúng ta phải thay đổi bản thân để thích nghi hay bắt đầu một điều mới trong cuộc sống. Mình đã và đang ở trong hoàn cảnh này chính vì vậy mình muốn chia sẽ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình đến với các bạn. Hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn.
Hiện tại mình đang là sinh viên năm cuối và đang trong giai đoạn thực tập. Trước đấy mình cũng như rất nhiều người đang trong giai đoạn giãn cách xã hội, minh được ở nhà làm những điều mình thích như chơi game, tập đàn hay tìm hiểu một số thứ mà mình thích. Tất nhiên là một sinh viên nên mình không phải lo nghĩ quá nhiều về vấn đề tài chính, mọi thứ từ thực phẩm đến chi phí sinh hoạt đều được gia đình chu cấp và đặc biệt mình có một cuộc sống tự do tự tại khi sống xa gia đình. Đối với mình, thời gian giãn cách thật sự là một khoảng thời gian tuyệt vời đối với mình. Chính vì thế khi đi thực tập những ngày đầu tiên thực sự như một cơn ác mộng với mình, mình phải làm quen với môi trường mới, thói quen sinh hoạt mới và tồi tệ hơn là mình phải ở kí túc xá của công ty, nơi mà mọi thứ không thể tiện nghi như ở nhà được. Khoảng thời gian đầu khiến mình nhớ nhà khủng khiếp, nhớ đến mức mình sẵn sàng bỏ cơ hội thực tập ở công ty tốt như bây giờ để được trở về nhà. Và để thích nghi với môi trường mới mình đã thực sự phải “oằn mình” để đấu tranh với sự nhớ nhung khoảng thời gian trước. Tất nhiên là mình đã “oằn mình” thành công thì mời có thể ngồi đây để viết những dòng này. Và sau đây mình sẽ chia sẽ những thứ liên quan đến việc “oằn mình” để từ đó các bạn có thể tự tìm cho bản thân một cách riêng để có thể “oằn mình” thành công.
1. Mức kháng cự
Hãy liên tưởng đến một cổ phiếu đang ở mức kháng cự nơi mà nó gặp phải một lực bán lớn khiến nó khó có thể tăng giá và quá trình vượt kháng cự của cổ phiếu cũng như quá trình “oằn mình” vậy. Sự so sánh này phần nào cũng rất đúng ít nhất là trong trường hợp của mình. Ở đây “mức kháng cự” là một cuộc sống tự do vô lo, vô nghĩ. Chính vì vậy khi phải bắt đầu việc đi làm, mình cảm thấy rất khó chịu và luôn muốn quay lại cuộc sống trước đây. Đó chính là “lực bán”, thứ khiến mình không thể tập trung làm việc. Việc cứ mong muốn quay lại càng khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn bởi lẽ mình vừa không thể quay ngược thời gian vừa không thể tập trung hoàn thành công việc. Nếu không vượt “mức kháng cự” thì chúng ta sẽ không thể “tăng giá”. Vì thế, hãy nhận biết “mức kháng cự” và “lực bán” trước khi bắt tay vào những bước oằn mình tiếp theo.
2. Bước đầu tiên luôn là khó khăn nhất
Nếu để ý kĩ, các bạn hoàn toàn có thể thấy trước khi bắt đầu làm một việc gì đó chúng ta đều cảm thấy như có một lực cản khiến các bạn cảm thấy ngại để bắt tay vào làm. Và đôi khi lực cản đó đủ lớn để khiến chúng ta tự tìm lý do để hoãn công việc đó lại. Ví dụ như khi bắt đầu đọc một quyển sách, sẽ rất khó khăn khi chúng ta bắt đầu đọc những trang đầu tiên hay khi quyết định tập thể dục, sẽ là cả một thử thách để bạn đưa ra quyết định thực hiện những động tác đầu tiên. Tuy nhiên, ngay khoảnh khắc bạn làm quen với công việc đó, bạn sẽ thấy làm những việc đó không hề khó và thậm chí bạn hoàn toàn có thể cảm thấy hứng thú với công việc đó cho dù ngay trước đấy bạn vẫn còn cảm thấy lười để bắt đầu. Trong vật lý, mọi vật luôn trở về vị trí có năng lượng thấp nhất, và con người cũng vậy, luôn muốn trở về với sự an nhàn và thoải mái nhưng lúc đấy chúng ta sẽ chẳng thế tạo ra bất kì giá trị gì. Nhưng khi có đủ một lượng kích thích đó là vượt qua bước đầu tiên chúng ta sẽ cảm thấy bản thân có nhiều năng lượng và tinh thần để tiếp tục công việc. Chính vì vậy, hãy “oằn mình” thực hiện những bước đầu tiên ngay lập tức vì “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
3. Sự thoải mái đáng sợ hơn nhiều so với những khó khăn
Chắc hẳn chúng ta đều biến con bướm muốn trở thành một cá thể đẹp đẻ và khoẻ mạnh phải vượt qua một việc vô cùng khó khăn đối với chúng đó là tự mình chui ra khỏi kén của chính nó tạo nên. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó giúp một con bướm phá kén? Chắc hẳn các bạn cũng nghe đâu đó về kết quả của việc này chính là con bướm đó sẽ không thể bay vì quá yếu ớt. Cái kén ở đây như sự thoải mái và an nhàn mà chính chúng ta tạo ra cho bản thân mình vậy. Nếu như chúng ta không thể vượt qua chính những thứ chúng ta tạo ra thì cũng như con bướm vậy, mãi mãi chẳng thể làm được điều gì hẳn hoi. Hãy nhớ, chiến thắng những suy nghĩ lười nhác của bản thân mới là thứ khó khăn nhất. Vì thế, chúng ta nên liên tục tìm những điều thử thách mới trong cuộc sống cũng như công việc. Điều đó sẽ khiến mỗi ngày mới đến, bạn sẽ thấy hào hứng và ý nghĩa hơn.
4. Để quên đi “con voi màu hồng” hãy nghĩ đến “con kiến màu xanh”
Nếu bạn muốn vượt qua những khó khăn của việc “oằn mình” thì thay vì tự nhủ bản rằng sẽ vượt qua những khó khăn, bạn hãy nghĩ về những điều tốt khi bạn đã “oằn mình” thành công. Ví dụ như trong trường hợp của mình, thay vì nghĩ làm sao để quay trở lại cuộc sống thoải mái trước đây bằng vô vàn lý do thì mình đã quyết định nghĩ về những thứ mình sẽ có khi bắt đầu đi thực tập như một cơ hội được va chạm ở một môi trường phát triển chẳng hạn. Mình biết thay đổi một lối suy nghĩ không hề và sẽ chẳng bao giờ là dễ dàng đặc biệt là những thứ đã theo chúng ta hàng chục năm. Nhưng hãy luôn thay đổi và tin mình đi, thay đổi dù là nhỏ ở trong suy nghĩ nhưng chúng có thể tạo ra những sự khác biệt lớn ở trong cuộc sống của chúng ta.
Trên đây là những suy nghĩ của mình về sự oằn mình. Hi vọng nó có thể giúp ích phần nào đó cho các bạn. Hãy cho biết ý kiến của các bạn ở phần bình luận nhé. Chân thành cảm ơn vì đã dành thời gian cho mình

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất