Nếu có bao giờ có một nhà văn trốn chạy khỏi cái tên của chính mình, chỉ có thể là Fernando Pessoa. Pessoa có nghĩa là “người” trong tiếng Bồ Đào Nha, và ông chẳng mong muốn là gì nhiều hơn thế. Liên tục trong thơ văn của Pessoa, ông luôn phủ định rằng ông chẳng tồn tại như một cá nhân đặc biệt. “Tôi bắt đầu biết mình hơn. Tôi không tồn tại," ("I’m beginning to know myself. I don’t exist,”) ông viết trong một bài thơ. “Tôi là khoảng trống giữa cái mà tôi muốn là và cái mà người khác nhìn nhận tôi… Đó là tôi. Chấm hết.” (“I’m the gap between what I’d like to be and what others have made of me. . . . That’s me. Period.”)
Trong tuyệt tác của mình, “Cuốn sách của Nỗi Băn Khoăn” — tập hợp của những châm ngôn và những suy nghiệm diễn đạt dưới dạng một cuốn nhật kí viễn tưởng, cũng là cuốn sách ông đã cố gắng hoàn thành trong nhiều năm nhưng không bao giờ hoàn thành và không hay được xuất bản — Pessoa vẫn quay trở lại đề tài cũ: “Qua những dấu ấn cố tình được chắp nối lỏng lẻo, tôi là người dẫn truyện thờ ơ, lãnh đạm cho tiểu sử mà không có sự kiện của tôi, lịch sử mà không có cuộc đời của tôi. Đây là Lời thú tội của tôi và nếu tôi không nói gì trong đó, điều đó có nghĩa là tôi chẳng có gì để nói cả.” (“Through these deliberately unconnected impressions I am the indifferent narrator of my autobiography without events, of my history without a life. These are my Confessions and if I say nothing in them it’s because I have nothing to say.”)
Câu nói này nghe không phải là trụ cột hứa hẹn cho một công trình sáng tác mà bây giờ được xem là một trong những tuyệt tác của thế kỉ 20. Nếu một nhà văn không là gì, không làm gì, và không có gì để nói, liệu anh ta có thể viết được gì? Nhưng cũng như vụ nổ lớn, xảy ra trong hư không và biến hư không thành cả một vũ trụ, năng lực tưởng tượng rộng lớn của Pessoa chỉ cần rất ít chất liệu để viết. Thực ra, ông thuộc về dòng những nhà văn Châu Âu ưu tú, từ Giacomo Leopardi trong đầu thế kỉ 19 đến Samuel Beckett trong thế kỉ 20, những người đã lấy sự trống rỗng làm cảm hứng sáng tác. Sự vô ích của mọi thành tựu, ham muốn cô đơn, cách mà nỗi buồn làm màu cách chúng ta nhìn nhận thế giới: Pessoa thấu hiểu đề tài yêu thích của ông với một cái giá đắt, nhưng ông không thể làm khác đi được. “Để tìm ra bản thân cần phải đánh mất bản thân — đức tin vận hành theo số phận như thế” (“To find one’s personality by losing it—faith itself subscribes to that sense of destiny,”), ông viết. 
Thân phận của Pessoa được đề cập ngắn gọn. Sinh ra ở Lisbon vào năm 1888, ông chuyển đến Nam Phi khi 7 tuổi khi bố dượng của ông được đề làm lãnh sự Bồ Đào Nha ở Durban. Ông học giỏi Tiếng Anh, dành được nhiều giải thưởng viết văn ở trường, và ông viết thơ Tiếng Anh suốt đời. Vào năm 1905, ông quay trở về Lisbon để học đại học. Tuy nhiên sau 2 năm, sinh viên đình công khiến trường học phải đóng cửa, và Pessoa bỏ học. 
Trong suốt quãng đời của mình, ông dành thời gian đọc và viết trong khi dịch thuật trao đổi thư từ kinh doanh tự do để nuôi sống mình. Ông không cưới một ai, và trong khi những nhà viết tiểu sử đoán lên đoán xuống tính dục của ông ấy — “Tôi không phải người mà trong tình yêu hay tình bạn / Thích giới tính này hơn giới tính kia” (“I was never one who in love or friendship / Preferred one sex over the other”), ông viết trong một bài thơ — có thể ông đã chết khi đang còn trinh. Ông cũng làm việc cho một vài doanh nghiệp văn học, bao gồm tờ báo nổi tiếng Orpheu, tờ báo mặc dù chỉ cho ra 2 xuất bản nhưng được coi là có trách nhiệm đem Chủ nghĩa Hiện đại đến Bồ Đào Nha. Ông chỉ xuất bản một cuốn sách trong cuộc đời của mình — “Message” (Lời nhắn), một tuyển tập những bài thơ được truyền cảm hứng bởi lịch sử Bồ Đào Nha. Cuốn sách xuất hiện năm 1934. Ông là một địa chỉ quen thuộc trong giới văn chương Bồ Đào Nha, nhưng khi ông mất năm 1935 lúc 47 tuổi, ông không có thành tựu nào nổi bật đi liền với tên tuổi. Có vẻ đúng là ông đã có “một lịch sử mà không có cuộc đời.”
Nhưng Pessoa chắc hẳn có một kiếp sau phi thường, như cách ông tiên đoán trong bài thơ của mình: “Nếu tôi chết trẻ”: “Gốc rễ có thể bị giấu trong lòng đất / Nhưng những đóa hoa sẽ nở trong đất trời rộng mở cho tất cả nhìn thấy./Phải là như vậy. Không gì có thể ngăn cản.’’ (“roots may be hidden in the ground / But their flowers flower in the open air for all to see. / It must be so. Nothing can prevent it.”) Một trong những vật ông để lại khi mất là một cái rương to, chứa hơn 25 nghìn trang viết tay - thành quả của một đời người viết năng suất điên rồ. Như cách mà Richard Zenith, một trong những nhà dịch giả tiếng Anh của Pessoa, đã viết, Pessoa sáng tác “trên mấy tờ giấy lỏng, sổ tay, văn phòng phẩm của xí nghiệp mà ông làm cho, mặt sau của những lá thư, phong bì, trên tất cả các mẩu giấy nào mà ông với được.”
Kho lưu giữ của những tài liệu này giờ đang nằm tại Thư viện Quốc gia của Bồ Đào Nha, lưu trữ đủ tuyệt phẩm để biến Pessoa thành nhà thơ Bồ Đào Nha vĩ đại nhất của thế kỉ- quả đúng vậy, có khi vĩ đại nhất kể từ Luís de Camões từ thế kỉ 16 với sử thi “The Lusiads’’. Trong số những bài viết đó cũng là hàng trăm bài viết làm nên tập “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” - nhưng không theo một thứ tự nhất định nào, để cho những biên tập viên kế tiếp áp đặt chính tầm nhìn của họ vào tác phẩm. Cuốn sách được lần đầu xuất bản vào năm 1982, gần 50 năm sau khi Pessoa mất. Tập dịch thơ tiếng Anh mới của Margaret Jull Costa được gọi là: “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn: Bản Hoàn thiện” (New Directions), và được dựa trên một ấn bản Bồ Đào Nha của Jerónimo Pizarro năm 2013. Đây cũng là phiên bản đầu tiên đã sắp xếp các bài viết theo trình tự thời gian và cũng là bản dịch tốt nhất có thể dựa vào dấu ngày mà Pessoa để lại cũng như là các nguồn khác. 
Ngoài kích thước và sự lộn xộn của kho tàng văn thơ của Pessoa, còn có một yếu tố phức tạp trùng hợp khác: đó là việc, có thể hiểu là, có nhiều nhà văn viết cùng lúc. Trong bản thảo của Pessoa, và ngay trong cả những trao đổi cá nhân, Pessoa tri ân phần nhiều của những bài viết tốt nhất của ông cho vô số những cái tôi thay thế khác, cái mà ông gọi là “những cái tên khác” (hetero - khác; nym - tên). Nhiều học giả đã liệt kê đến 72 cái tên. Ông đã đam mê sáng tạo tên từ sớm: khi 6 tuổi, ông đã viết thư dưới cái tên Pháp Chevalier de Pas, và sớm chuyển đến dùng các nhân cách tiếng Anh ví dụ như Alexander Search và Charles Robert Anon. Nhưng phần lớn các bút danh ông dùng trong các tác phẩm sau này của mình không chỉ đơn thuần là những cái tên đùa cợt, mã hóa. Chúng là những nhân vật toàn diện, được trao cho cả tiểu sử, triết lý, và phong cách viết. Pessoa thậm chí còn tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trên và cho họ bình luận bài viết của nhau. Nếu Pessoa thực sự trống rỗng, như cách ông nhìn nhận, đó không phải là một khoảng trống đơn thuần mà là một sân khấu, nơi các bản ngã có thể gặp nhau và tương tác. 
Trong thơ của Pessoa, có 3 bút danh quan trọng. Ngoài những bài thơ mà ông kí với chính tên của mình, ông còn là Alberto Caeiro, một thằng nhóc bản tính dốt nát; Ricardo Eris, một bác sĩ trầm ngâm luôn hết mình với các thể loại và đề tài cổ điển; và Alvaro de Campos, một kĩ sư hải quân và nhà thám hiểm thế giới cực kì yêu thích Walt Whitman. Mỗi một nhân cách có một ngày sinh cụ thể trong vòng vài năm từ ngày sinh của chính Pessoa, và bí ẩn cuộc đời của họ giao nhau: Pessoa một lần có viết một đoạn văn về việc Campos giải thích tại sao Reis thay đổi hoàn toàn vì được nghe Caeiro đọc. 
Bình thường, chúng ta thường kì vọng các nhà thơ sẽ có một phong cách riêng, một cách viết khiến họ khác biệt như một họa sĩ và nét vẽ. Nhưng sự chia tách của nhân cách của Pessoa cho phép ông có ít nhất 4 phong cách cùng một lúc. Khi viết dưới tên của chính mình, Pessoa ngắn gọn, siêu hình, nhạy cảm:
Tôi suy tưởng về một đầm ao im lặng Nước của nó bị khuấy động bởi một làn gió Có phải tôi đang suy nghĩ về mọi thứ Hay mọi thứ đã lãng quên tôi rồi?
(I contemplate the silent pond Whose water is stirred by a breeze. Am I thinking about everything, Or has everything forgotten me?)
Reis, trong lúc đó, lại giống như Horace hay Catullus, chìm trong sự chóng tàn của cuộc đời và tình yêu, sử dụng những vần thơ có quy tắc: 
Như thể mỗi nụ hôn Là nụ hôn tiễn biệt Hãy hôn nhau nồng nhiệt nhé, Chloe của anh.
(As if each kiss Were a kiss of farewell, Let us lovingly kiss, my Chloe.)
Campos, trái ngược hoàn toàn, là một người tin tưởng vào tương lai, tự hào về sức mạnh và vận tốc của sự hiện đại:
Sự tức giận phiếm thần vì đã đời cảm giác được Bằng tất cả giác quan nôn nóng và tất cả lỗ chân lông đang bốc khói Rằng mọi thứ cũng chỉ là một tốc độ, một năng lượng, một dòng thiêng liêng Từ và đến trong chính nó, ngưng lại và rì rào cơn giận với tốc độ điên khùng.
(Pantheistic rage of awesomely feeling With all my senses fizzing and all my pores fuming That everything is but one speed, one energy, one divine line) From and to itself, arrested and murmuring furies of mad speed.
Và rồi lại có Caeiro, người được đòn là chết vì bệnh lao phổi khi ông đang trong tuổi 20. Được tôn sùng như là “Bậc thầy” bởi các bút danh khác, ông viết những bài thơ thẳng thắn, tránh các suy nghĩ trừu tượng và gắn bó với thế giới tự nhiên, gần như là theo tinh thầntrí tuệ Zen.  
Tôi tạ ơn Chúa tôi không giỏi Nhưng tự nhiên có sự vị kỷ của những bông hoa Và những dòng sông vẫn theo lối cũ Vô tình bận lòng Chỉ với những nở hoa và những dòng chảy của chúng.
(I thank God I’m not good But have the natural egoism of flowers And rivers that follow their path Unwittingly preoccupied With only their flowering and their flowing.)
Với nhiều độc giả, những bút danh của Pessoa, với những bí ẩn phức tạp, là lý do tại sao họ thấy Pessoa hấp dẫn; các độc giả khác lại cho rằng chúng là những công cụ thừa thãi và vướng víu. Nhưng không nghi ngờ gì, chúng là một trong những yếu tố đánh dấu Pessoa là một người thuộc chủ nghĩa hiện đại lớn nhất. Đây là thế hệ nhà thơ tin vào cái mà Oscar Wilde họi là “sự thật của mặt nạ”. T. S. Eliot, người không Eliot hơn khi ông ta là J. Alfred Prufrock, có một mối quan hệ thân cận với Pessoa. Sinh ra chỉ cách nhau vài tháng, cả 2 nhà thơ đều thích sự bảnh, khinh thường sự bình thường, tự biến mình thành kẻ lạnh nhạt thường xuyên và có kỷ luật, và một thiên hướng tận hưởng niềm hạnh phúc.
Nhưng Pessoa đi xa hơn cả việc giả dối biệt lập có chủ đích. Trong một mục của sách “Cuốn sách của Nỗi băn khoăn” có tiêu đề “Làm sao để Mơ Siêu hình” ( How to Dream Metaphysics), ông có đề cập một phương pháp phân tán ý thức khá giống với tự thôi miên, hay một hành động tôn giáo. Đầu tiên bạn cần đọc tiểu tuyết để rèn luyện cho bản thân biết quan tâm hơn về thế giới tưởng tượng hơn là thế giới thật. Sau đó bạn cần khả năng để cảm thấy những gì bạn đang tưởng tượng – ví dụ như, một người "trác táng” nên có khả năng “phóng tinh khi những khoảnh khắc như thế xuất hiện trong tiểu thuyết của anh ta”. Sau cùng, sau một vài bước nữa, bạn có thể đạt được cái mà Pessoa gọi là “bậc cao nhất của việc mơ”. “Sau khi đã sáng tạo ra một dàn nhân vật, chúng ta sống cuộc đời của tất cả bọn chúng, trong cùng một khoảng thời gian —chúng ta là những linh hồn chung cảnh ngộ và đang tương tác với nhau. Việc này chắc chắn ông ấy đã đạt được, và nếu, một mặt, nó có vẻ như sự hy sinh (self-abnegation), mặt khác, nó giống như tôn thờ bản thân (self-worship): “Tôi là Chúa,” bài viết kết luận. Sau cùng, nếu trí tưởng tượng của bạn mạnh đến nỗi nó có thể bao trùm cả thế giới thì chẳng cần đến sự tồn tại của con người thực thụ nữa rồi.
Sự duy ngã (solipsism) này hấp dẫn Pessoa, như cuốn “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” cho thấy. Chất liệu để ông bao gồm trong cuốn sách được viết trong 2 giai đoạn, mỗi một giai đoạn với bút danh riêng, tách biệt từ bốn nhân vật đã ngự trị thơ ca của ông. Trong giai đoạn đầu tiên, từ năm 1913 đến 1920, ông đã cống hiến tác phẩm của mình cho Vicente Guedes, người mà ông miêu tả trong một đoản văn giới thiệu là một người đàn ông khoảng 30 tuổi, thanh mảnh, khá cao, rất gù khi ngồi xuống mặc dù bớt đi khi đứng lên, và chẳng quan tâm việc ăn bận [không phải là không có chủ đích].” Đoạn văn tiếp tục miêu tả nếp sống khắc khổ, sự buồn bã, trí tuệ, và có vẻ như không có sức ảnh hưởng của Guedes— tất cả những phẩm chất mà hắn, đương nhiên là, có chung với người sáng tạo ra chính hắn. Vì vậy, khi Pessoa miêu tả “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” là “cuốn tiểu sử của người chưa bao giờ tồn tại”, ông đang cùng lúc nói ra một sự thật một phần (chẳng có ai là Guedes cả) và viết một lời thú tội đầy tính thơ: chính ông cũng chưa bao giờ sống một cuộc đời được coi là đủ đầy.
Trong những năm 1920, Pessoa tạm ngưng quyển sách và dành hết tâm trí cho thơ và thu mình trong sở thích cả đời của ông là thuyết huyền bí (occultism) và chiêm tinh học (astrology). Khi ông quay trở lại quyển sách vào năm 1929, ông đã tưởng tượng lại tác giả của nó. Bây giờ quyển sách là của Bernando Soares, một trợ lí thủ thư trong một xưởng sợi ở Lisbon. Tương tự, Soares cũng tương tự với Pessoa về mặt tinh thần: đúng vậy, Pessoa viết rằng ông chỉ là “bán bút danh”, bởi vì nhân cách của ông ấy, mặc dù không phải của tôi, lại không khác gì tôi mà chỉ là một bản khuyết tật. Soares là một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng hơn hơn người tiền thân Guedes. Ông đã quan sát hàng xóm của ông ấy Baixa, chỗ làm của ông ấy ở Rua dos Douradores, và ông chủ của ông, Vasques, theo cách mà đã cho phần hai của cuốn sách cảm giác tiểu thuyết hơn. Đúng vậy, bản Penguin Classics của “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn”, biên tập bởi Richard Zenith, đã để một số đoạn văn như trên gần phần mở đầu, dẫn dắt độc giả vào quyển sách với một câu chuyện nhỏ. 
Thủ pháp tuyến tính của bản in mới không cho phép bất cứ sự sắp xếp theo chủ đề nào, và kết quả là một quyển sách khó tiếp cận hơn là tiền thân của nó. Đó một phần là vì nó bắt đầu với chất liệu yếu nhất. Tận những năm Pessoa 25 tuổi còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ Trường phái Ẩn dụ Pháp và Phong trào Suy đồi (Decadent Movement), của những năm 1890s. (Bồ Đào Nha có vẻ như chỉ là về một thế hệ chậm hơn đồng thời điểm văn học đó của Paris và London.) “Linh hồn tôi là một dàn nhạc dấu đi”, dòng đầu tiên viết. “Tôi không biết nhạc cụ gì, dương cầm gì hay đàn hạc, trống và tambour vang lên và chạo đụng trong tôi. Tôi biết bản thân tôi như một dàn hợp xướng.” ("My soul is a hidden orchestra, I do not know what instruments, what violins and harps, drums and tambours sound and clash inside me. I know myself only as a symphony.”)
Đoạn văn trên tạo nền cho thơ văn xuôi hoa mỹ, thứ đã thống trị phần đầu tiên của tác phẩm. Một số bài viết có những tiêu đề xoắn não, như là “Chuỗi khổ đau” (Litany of Despair) hay “Mỹ học của sự từ bỏ” (An Aesthetics of Abdication). Nhiều bài khác bao gồm những nét họa như trường phái ấn tượng về bầu trời hay quang cảnh, như là trong “Ngày mưa” (Rainy Day): “Không khí là một màu vàng đặc quánh, như màu vàng nhẹ được nhìn qua màu trắng dơ dáy” (The air is a concealed yellow, like a pale yellow seen through a grubby white.”) Có những mơ mộng hão huyền kể về những người phụ nữ không tên, nửa là Mẹ Đồng trinh Mary, nửa là Belle Dame Sans Merci (Người đẹp không có lòng thương xót): “Người là dạng duy nhất không tỏa ra sự chán ngắt, là thuốc phiện an ủi và giấc ngủ cho bỏ mệt nhọc, và cái chết đã nhẹ nhàng gấp tay tôi lên ngực.” (“You are the only form that does not radiate tedium, because you change with our feelings, because, in kissing our joy, you cradle our grief and tedium, you are the opium that comforts and the sleep that brings rest, and the death that gently folds our hands on our breast.”)
Nếu đây là tất cả những gì “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” có, nó sẽ không phải là một kiệt tác hiện đại mà một lược sử thời gian. Dù sao thì, cũng chính từ chủ nghĩa suy đồi những năm muộn thế kỉ 19 mà những hạt giống đầu tiên của chủ nghĩa hiện đại nảy mầm; và trong Pessoa sự chuyển dịch từ thế kỉ 19 đến thế kỉ 20 thực sự rõ ràng. Sự suy đồi được thấy trong sự đảo ngược không đúng chỗ của hệ tư tưởng thời đại: thay thế cho nỗ lực và sự kiên quyết về phẩm chất, những nhà văn như Wilde hay Joris-Karl Huysmans đã nâng cấp sự lười biếng tưởng tượng và những nghịch lí khiêu khích. Đối với gã nhà văn trẻ Pessoa, thông điệp này đúng, bởi vì nó khiến ông trở nên lưỡng lự và tháo lui thành một đức hạnh nghệ sĩ. “Tôi không bao giờ cố gắng quá sức,” ông viết trong một mục năm 1915. “Sự may mắn, nếu nó có muốn, có thể sẽ đến và tìm tôi. Tôi biết quá rõ rừng những nỗ lực cùng cực nhất của tôi cũng sẽ không bao giờ đạt được thành công mà những người khác đang hưởng thụ.”
Mặc dù khi ông già thêm, và đặc biệt là khi ông trở lại quyển sách “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” trong những năm ông 40 tuổi, Pessoa đã làm điệu cho những vẫn thơ của mình thành một thứ nghiêm túc và sắc sảo hơn. Nó đã trở thành một kiểu thuyết hư vô siêu hình, một truyền thống mà trong đó sự thật bao trùm mà nghệ sĩ phải truyền tải là chẳng có gì quan trọng hết. Quan trọng trong sự chuyển dịch này là quyết định bỏ Guedes, với tuyệt tài hùng biện, và phát ngôn qua Soares - người thiếu sự hấp dẫn, bất kì loại hấp dẫn gì. Quả đúng vậy, với phòng trọ xập xệ và việc làm nhàm chán, lặp đi lặp lại, Soares bình thường hết sức – kiểu người mà một nhà duy mỹ sẽ quay giật đi, hay đơn giản là chẳng đoái hoài tới. Trong “The Waste Land” (Vùng Đất Bỏ Đi), Eliot thấy cả đàn những người như Soares trôi nổi trên cầu London và coi họ như là đã chết: “Tôi chưa bao giờ nghĩ cái chết đã tha cho quá nhiều người như vậy.”(“I had not thought death had undone so many.”)
Đối với Pessoa, dù sao thì, nghịch lí phút chót đó chính là cái chết chính xác là thứ có thể cho ông vị trí lợi thế để thấy sự tồn tại của con người. Nếu bạn có phải miêu tả Soares trong một chữ, nó sẽ là “không-thể-lừa-dối”: bởi vì ông ta không muốn gì nên ông ta có thể thấy thấu mọi thứ. “Đúng, đó chính là sự nhàm chán: tâm hồn đã mất đi khả năng huyễn hoặc chính nó”, Pessoa viết. Những thứ khác trong “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” đã làm thất vọng ông là du lịch (“Suy nghĩ về du lịch khiến cơ thể tôi ốm”), chính trị (“Tất cả các cuộc cách mạng đều ngu ngốc như những đứa cải tổ vậy”), và tình yêu (“Tôi chưa bao giờ có sự kiên nhẫn cũng như là sự tập trung để muốn đi một bước”). Dễ nhận thấy lịch sử cũng thiếu vắng trong bài viết của Pessoa, mặc dù ông sống trong Thế Chiến thứ Nhất, và ở Bồ Đào Nha xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị mà đã dẫn đến sự thành lập của một đế quốc Phát xít. Ông nhất định loại bỏ những điều trên khỏi sự quan tâm của mình. Ông có vẻ hạnh phúc nhất khi được quan sát thời tiết, và nhiều entries cũng bao gồm những miêu tả khiêm tốn về mặt trời và bầu trời, mây mưa. 
Sự thờ ơ này khó có thể hiểu được khi so sánh với những cố gắng và artistry mà Pessoa cống hiến cho tác phẩm. Nễu không có gì đáng để làm, tại sao lại viết hai-mươi nghìn trang? Thỉnh thoảng, ông bảo rằng việc nghĩ và viết cũng chỉ đơn giản là cách giết thời gian – để cho trí óc bận bịu giống như bàn tay khi crochet, như cách ông nói trong bài thơ “Thản nhiên” (“Impassively”): 
Tôi cũng có crochet của mình Nó bắt đầu từ khi tôi biết nghĩ Mũi này đến mũi khác làm nên một thể mà không có một thể…  Một tấm vải, và tôi không biết để mặc hay chẳng để làm gì. 
I also have my crochet. It dates from when I began to think. Stitch on stitch forming a whole without a whole . . . A cloth, and I don’t know if it’s for a garment or nothing.
Nếu việc suy nghĩ được đơn thuần xem là trạng thái thiếu hành động, thì nó giống như sự cự tuyệt cuộc sống, và “Cuốn sách của Nỗi Băn khoăn” sẽ được lập nên với những biểu hiện của sự buồn chán, hối hận và đau khổ. Cùng lúc đó, Pessoa lại tin chắc rằng việc nghĩ là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất, hơn tất cả các hành động. Đúng vậy - vì chúng ta không thể tiếp cận thế giới nếu không có các khái niệm và ý tưởng của chính ta nên các hành động trong thế giới, nói đúng ra, đều thừa thãi. Tại sao lại cần phải hành động khi chúng ta có thể tưởng tượng chúng ta hành động? Theo cách này, Soares người nhân viên lại trở thành một quý tộc tối thượng, người không thèm đến những thứ như thành tựu hay chức vụ, bởi vì ông ta xem bản thân mình mãi mãi tối thượng hơn những thứ đó. “Khi một con người leo thang càng cao, ông ta phải từ bỏ càng nhiều thứ. Trên đỉnh núi chỉ có đủ chỗ cho độc mình ông ta mà thôi,” Soares nói, nghe như Zarathustra của Nietzsche. Việc viết đều là lý do và bằng chứng cho sự thượng đẳng này: “ Văn học… theo tôi là mục đích mà mọi nỗ lực con người nên hướng đến.”
Giữa việc nên hiểu quyển “Cuốn sách của Nỗi Băn Khoăn” như là ghét bản thân hay yêu bản thân, quyển sách về bản chất giống như một kì thú hưng-trầm cảm (manic-depressive). Thành tựu của Pessoa, dù hữu ý hay vô tình, là để cho thấy rằng nguyên nhân của một loại đau khổ nào đều vì sự duy ngã – niềm tin rằng chẳng có gì xảy ra ngoài thực thể thực sự quan trọng, vậy nên trí óc không bao giờ có thể bị tác động bởi những gì nó trải nghiệm. “Sự tự do là một khả năng của sự cô lập”, ông viết trong bài viết cuối cùng của mình. “Nếu ngươi không thể sống một mình, thì ngươi sinh ra là một nô lệ”. Nhưng ngay cả Pessoa, cuối cùng, cũng chẳng thể sống một mình; ông tiếp tục sáng tác ra những bút danh, những bút danh không như con người mà luôn sống dưới tầm kiểm soát của ông. Chỉ có cái chết mới có thể giải phóng chúng — và ông — khỏi trí tưởng tượng quá mạnh đó…