Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.    
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 47

Bạn thân mến!
Tôi rất mừng khi nghe được (từ những người quen bạn) rằng bạn sống rất đạo đức với những người nô lệ của mình. Điều đó thích hợp với những người có phẩm cách và giáo dục.
“Chúng là nô lệ”. Không, họ là con người.
“Chúng là nô lệ”. Không, họ là những người trong cùng một nhà với ta.
“Chúng là nô lệ”. Không, họ là những người sinh ra thiếu may mắn hơn.
“Chúng là nô lệ”. Đúng, nhưng có thể là những người nô lệ anh em, nếu bạn nhớ rằng vận mệnh có thể định đoạt số phận bạn như nó đã định đoạt cho họ.
Bởi vậy, tôi cười khinh những người nghĩ rằng việc ngồi cùng bàn ăn với nô lệ là thấp kém. Tại sao không? Chỉ có một lý do: có một truyền thống kiêu ngạo ngu xuẩn của những người chủ nô rằng họ sẽ ăn tối với một đám nô lệ đứng quanh thành vòng tròn. Họ ăn nhiều hơn họ có thể chứa, tham lam vô độ ấn đẫy vào dạ dày, đến nỗi nó căng ra và không thể làm nhiệm vụ tiêu hóa thêm nữa - chỉ để cuối cùng họ tốn nhiều sức để nôn mửa hơn là để tiêu hóa. Trong khi đó, những kẻ nô lệ đứng quanh không được phép mở miệng để nói, mỗi tiếng thì thầm sẽ được đối xử bằng roi vọt. Thậm chí không được hắt xì, ho hay nấc, không gì có thể được miễn roi; nếu như im lặng bị phá vỡ bởi bất cứ tiếng động nào dù là nhỏ nhất, họ sẽ phải trả giá đắt. Cả tối họ phải đứng đó, câm lặng trong đói khát. Và kết quả là những người nô lệ không thể nói trước mặt chủ sẽ sẵn sàng nói sau lưng hắn ta.
Ngày trước, khi mà nô lệ không những được nói trước mặt chủ mà thậm chí còn được chuyện trò với ông ta, họ không bao giờ phải kiềm chế, phải tự khâu mồm mình lại; những người nô lệ ấy luôn sẵn sàng liều chết vì chủ của mình khi ông ta gặp nguy hiểm. Họ nói trong bữa tối với chủ, nhưng tuyệt đối im lặng nếu rơi vào tay kẻ thù (của chủ). Chỉ sau này ta mới thấy câu truyền miệng ấy trở nên phổ biến, từ chính cái truyền thống vô đạo đức kia: "Đếm số nô lệ và ta có số kẻ thù". Họ không phải là kẻ thù của chúng ta chỉ vì họ ở đó: chính chúng ta khiến họ trở thành như vậy.
Tôi thậm chí không thể liệt kê nổi tất cả những trường hợp độc ác dã man thiếu nhân tính về cách đối xử với nô lệ, mà thậm chí còn là không thể chấp nhận nổi với thú vật, chứ không nói với người. Trong khi chủ tiệc tùng bê tha, một người nô lệ phải thu dọn những bãi đờm bãi nôn mửa, đứa khác phải bò vào dưới gầm ghế để nhặt những rác rưởi mà một kẻ say đánh rơi vào. Đứa thứ ba làm thịt con chim quý, với bàn tay thành thạo tước thịt từ lườn và ngực thành những miếng hoàn hảo. Thật đau lòng cho kẻ ấy, khi sống cuộc đời làm thịt gia cầm. Hoặc nó có thể làm một thứ khác, nếu không nói là tệ hơn thế, là kẻ dạy nó làm như vậy. Nó học vì nó phải học, còn kẻ kia thì dạy nó vì được chỉ thị như thế. Đứa khác thì làm người hầu rượu, phải ăn mặc trang điểm như đàn bà và tìm mọi cách chống chọi với tuổi tác. Nó phải luôn đóng vai một cậu bé, vì bị bắt phải hành động ăn nói như thế. Dù đã như một người trưởng thành trong quân ngũ, thì má nó vẫn phải mềm mại, và tóc phải được làm cẩn thận. Nó phải làm việc suốt đêm: ca đầu tiên để thỏa mãn cơn khát rượu của chủ, ca sau để thỏa mãn dục tính - vì nó phải là một cậu bé chỉ trên bàn rượu: khi vào phòng ngủ nó phải là một chàng trai. Đứa khác thì được giao cho nhiệm vụ quan sát khách khứa. Tức là nó phải đứng đó để nhìn xem ai là kẻ xu nịnh, ai không thể kiểm soát nổi tính háu ăn của mình hay ai là kẻ vô liêm sỉ không biết kiểm soát lời nói. Họ sẽ là những người được tiếp tục mời đến ngày hôm sau. Thêm vào đó là những kẻ đánh giá đồ ăn, những kẻ có khả năng thẩm vị và biết rõ gu của chủ: thức ăn nào sẽ kích thích khẩu vị của ông ta, thứ nào khiến ông ta thích con mắt, thứ nào mới với ông ta, và có thể cuốn hút ổng ngay cả khi ổng đã đầy bụng, đến nỗi ông ta trở nên ghét chúng vì chúng được phục vụ quá thường xuyên, và thứ gì ông ta mong muốn vào những ngày cụ thể. Chính những con người ấy mà tên chủ không thể ăn uống cùng, nghĩ rằng việc ấy là thấp hèn hơn địa vị của ông ta khi ngồi cùng bàn. Lạy Chúa chứng dám!
Nhưng có rất nhiều trường hợp chính những người nô lệ ấy đã đổi đời và có thứ bậc cao hơn cả chủ của họ. Có lần ở cửa nhà Callistus tôi thấy một người chủ cũ của Callistus, đứng chờ xin được vào cầu kiến. Ông ta đã từ bỏ và bán Callistus đi, đã dán nhãn "Chờ bán" lên Callistus cùng những tên nô lệ khác, giờ phải chờ đợi một cách nhục nhã trước cửa nhà Callistus mà thậm chí không được cho vào, trong khi những kẻ khác thì được. Đó là “lời cảm ơn” ông ta nhận được từ tên nô lệ mà ông ta đã vứt bỏ, khi nó được đấu giá bởi những người quyền lực hơn. Và giờ thời thế xoay chuyển: Callistus trở thành người có quyền quyết định, có quyền đánh giá chủ cũ của mình là không đáng để được diện kiến. Ông ta đã bán Callistus, và giờ Callistus bắt ông ta trả giá.
Bạn ơi, hãy luôn nhớ rằng người mà bạn gọi là nô lệ được sinh ra cùng một giống nòi với bạn, hưởng thụ cùng một bầu trời, hít thở, sống, chết đều giống bạn. Rất có thể bạn sẽ nhìn thấy kẻ ấy một ngày trở thành người tự do, và cũng tương tự kẻ ấy có thể một ngày sẽ thấy bạn là một kẻ nô lệ. Vào thời tai họa Varus, rất nhiều những người quyền thế bị phế truất, ngay cả những người trông đợi vào một ghế trong nghị viện sau những năm tháng phục vụ trong quân đội. Vận mệnh khiến một vài trong số họ trở thành những kẻ chăn cừu, những kẻ khác đi trông trại. Thử đi mà chế giễu họ xem. Hãy nhớ rằng sự chuyển vận ấy hoàn toàn có thể một ngày ám lấy bạn như chúng đã ám lấy họ.
Tôi không muốn có một bài thuyết dài về cách đối xử với nô lệ, đặc biệt khi chính ở đây, ở Rome, có thể nói cách đối xử với nô lệ là ngạo mạn, độc ác, và xấu xa nhất. Nhưng tất cả những gì tôi muốn nói có thể được tóm tắt thế này: Hãy sống với những kẻ dưới yếu thế hơn mình như cách bạn muốn những người quyền lực cao hơn mình đối xử với bạn. Mỗi lần bạn nhớ đến quyền lực trước những kẻ nô lệ của mình, hãy nhớ quyền lực mà những người khác có với bạn. "Nhưng tôi không có chủ", bạn nói. Bạn vẫn còn trẻ, có lẽ sẽ có ngày. Bạn không nhận ra rằng Hecuba đã già thế nào khi bà ta trở thành nô lệ? Hay Croesus? Hay mẹ của Darius? Plato? Diogenes?
Hãy sống một cách thuận hòa với những người nô lệ, hay thậm chí thân thiện; và cho phép họ thạm gia vào các cuộc trò chuyện của bạn, kế hoạch của bạn, bữa ăn của bạn. Tại điểm này, một hội đồng những kẻ xa hoa ủy mị sẽ khóc thét lên vào mặt tôi: "Không gì thấp kém hơn thế! Không gì đáng xấu hổ hơn!" Và tôi thấy chính những kẻ ấy hôn tay những nô lệ của người khác.
Chẳng lẽ các người không biết cách mà cha ông chúng ta làm để loại bỏ sự thù hằn đối với chủ và sự khinh miệt đối với nô lệ? Họ đặt cho chủ cái biệt danh "người cha của gia đình", và “thành viên của gia đình” cho nô lệ, một danh xưng giờ đây vẫn còn xuất hiện trong những buổi diễn. Họ chọn ra một ngày kỷ niệm, khi mà chủ sẽ cùng ăn với nô lệ, không phải họ chỉ làm thế trong mỗi ngày đó, nhưng ngày đó được coi như ngày kỷ niệm điều ấy. Họ cho phép nô lệ giữ những chức vụ và đưa ra những phán xét trong nhà, vì họ coi nhà là một thể chế thu nhỏ.

"Ông đang nói gì vậy? Chẳng lẽ tôi phải cho tất cả nô lệ của tôi ngồi cùng bàn". Không, không nhiều hơn cách bạn tiếp những người bình thường. Nhưng bạn sai lầm nếu cho rằng tôi bỏ qua những người thấp kém hơn trong số chúng, khi công việc của họ ít sạch sẽ hơn, như người quản la hay người chăm súc vật. Tôi sẽ đánh giá tất cả, không phải về công việc, mà về phẩm cách của chúng. Vì mỗi người tự quyết định được cách sống của mình, trong khi công việc lại là thứ nhiều khi không thể tự định đoạt. Hãy để vài đứa được ăn tối cùng bạn vì chúng xứng đáng, và vài đứa để khiến chúng cố gắng để được xứng đáng. Bởi vì nếu chúng có khúm núm, vì thân phận thấp hèn, chúng sẽ dần bớt đi cái cảm giác mặc cảm ấy.

Bạn ơi, bạn không cần phải tìm bạn bè trong nghị viện hay trong nhà quốc hội. Nếu bạn chịu khó để ý, bạn sẽ thấy họ trong chính nhà bạn. Rất thường, những thứ tốt đẹp bị lãng phí chỉ vì không có người đủ tài để nhìn ra và sử dụng: hãy thử và bạn sẽ thấy. Cũng giống như một người sẽ thật ngờ nghệch nếu mua ngựa mà không đánh giá, thay vào đó chỉ chăm chăm nhìn cái yên và cương ngựa, thật quá ngờ nghệch khi đánh giá con người qua quần áo hay vị trí của họ trong cuộc sống. Vì địa vị thực ra cũng chỉ là một thứ vỏ bọc khác mà thôi.
"Nó là nô lệ". Nhưng có thể tâm trí nó tự do. "Nó là nô lệ". Và bạn lấy điều đó để hủy bỏ cơ hội của nó? Hãy cho tôi thấy người nào không phải là nô lệ đi. Kẻ thì nô lệ cho ham muốn nhục dục, kẻ khác cho lòng tham, kẻ khác nữa cho những khát vọng, và tất cả chúng đều nô lệ cho những hy vọng và sợ hãi. Tôi sẽ cho bạn ví dụ về một người rất quyền thế trước kia, người bị nô lệ cho một mụ đàn bà, hay một kẻ giàu có bị nô lệ cho một con ở. Tôi sẽ cho bạn thấy những cậu trai trẻ ở những nhà danh gia vọng tộc nhất lệ thuộc vào một vũ nữ ca kịch. Không một sự nô lệ nào đáng hổ thẹn hơn khi người ta tự chuốc lấy nó.
Vậy thì tại sao phải sợ những kẻ hợm hĩnh ấy? Hãy cho những người nô lệ của bạn thấy một thái độ hài hòa, cao hơn họ mà không kiêu ngạo với họ. Hãy để họ kính trọng bạn thay vì sợ hãi. Có người sẽ nói tôi đang kêu gọi giải phóng nô lệ và hạ thấp địa vị cao quý của những người chủ nô, chỉ vì tôi nói: "Hãy để họ kính trọng bạn thay vì sợ hãi". "Cái gì vậy?", họ nói. "Phải chăng chúng kính trọng ta như những khách hàng, hay người đánh thức mỗi sáng". Ai nói thế tức là đã quên mất những thứ đủ với Chúa thì không thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của một chủ nô. Một người được kính trọng thì cũng được yêu thương, yêu thương và sợ hãi thì không thể hòa trộn. Vì vậy tôi nghĩ bạn đang làm đúng khi bạn không muốn để họ phải sợ bạn và khi bạn sửa sai cho họ chỉ bằng lời căn dặn của mình. Roi vọt chỉ để huấn luyện cầm thú mà thôi.
Không phải thứ gì làm ta không hài lòng cũng có hại cho ta. Chính sự nuông chiều bản thân khiến ta trở nên khó kiểm soát giận dữ, trở nên cuồng nộ với bất cứ thứ gì không hợp mắt. Ta tưởng mình là vua chúa. Vì vua chúa thì cũng thường quên mất giới hạn quyền lực của họ và sự yếu kém của kẻ khác, và vì vậy mà trở nên cuồng giận, như thể họ phải chịu những tổn thương thật sự, dù cho với địa vị của họ khó ai động được đến họ. Và họ cũng hoàn toàn hiểu được điều ấy, nhưng trong cơn giận dữ họ vẫn tìm thấy cơ hội mà hành hạ người khác. Họ tự cho là mình bị tổn hại chỉ để họ có thể làm tổn hại người khác.
Vậy chắc cũng đủ rồi, vì bạn đâu cần thêm những lời khuyến khích. Một điều tốt đẹp ở phẩm cách là chúng có thể tự hài lòng với chính chúng và vì vậy mà bền vững cùng thời gian. Còn thói xấu thì thường không kiên định: chúng thay đổi thường xuyên, không phải để tốt hơn mà chỉ vì chúng buộc phải thay đổi.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I am pleased to learn from those who have been with you that you live on familiar terms with your slaves. Th is is becoming in a person of your good sense and education.
“They are slaves.” No, they are human beings.
“They are slaves.” No, they are housemates.
“They are slaves.” No, they are lowborn friends.
“They are slaves.” Fellow slaves, rather, if you keep in mind that fortune has its way with you just as much as with them.
2 For that reason, I laugh at those who think it is beneath them to share a meal with their slaves. Why not? Th ere is but one reason: it’s one of the traditions of arrogance for the master to eat his dinner with a crowd of slaves standing in a circle around him. He eats more than he can hold, immense greed loading his distended stomach—a stomach that has forgotten its proper function—merely so that he can expend more eff ort on vomiting than he did on ingestion.
3 Meanwhile, the poor slaves aren’t allowed to move their lips even to speak—every murmur is curtailed by the rod. Not even a sneeze, not even a chance cough or a hiccup, is exempt from the lash; if the silence is broken by any sound of the voice, they pay a terrible price for it. All night they stand there, mute and famished. 4 Th e result is those same slaves who cannot speak in their master’s presence are ready to speak about him to others.* But in the old days, when they not only spoke in the master’s presence but actually conversed with him, slaves never had their lips sewn shut and yet were ready to risk their necks for him, to turn dangers that threatened him on their own heads. Th ey spoke during dinner parties but were silent under torture.
5 It was later that the proverb began to go around, coming of that same arrogance: “Count your slaves and you count your enemies.” Th ey are not our enemies just by being there: we make them so. I can hardly list all the cases of cruel and inhuman treatment such as would be abusive to beasts of burden, let alone human beings. While we recline at dinner, one is wiping up gobs of spit; another crawling under the couch to pick up the scraps the drunkards let fall. 6 A third carves the expensive fowl, his trained hand separating out perfect slices from the breast and from the thigh. Unhappy he, who lives for this alone—the proper carving of poultry! Or he would be if it were not worse to be the one who teaches him to do it. He learns because he has to; the other teaches at the behest of pleasure. 7 Another is the cupbearer, decked out like a woman and struggling against his years. He cannot escape boyhood—he is made to revert to it. Already he carries himself like a soldier, yet his cheeks are smooth, every hair shaved away or plucked out. He is on duty all night: his fi rst shift is devoted to his master’s drinking, his second to his lust—for he is a boy only at the party: in the bedroom he’s the man. 8 Yet another has been assigned to evaluate the guests. It is his unhappy task to stand there and observe which ones are the fl atterers, which cannot control their gluttony or keep a watch on their tongues. Th ese are the ones who will be invited again the following day. In addition there are the arbiters of gourmandizing, who possess a fi ne-tuned awareness of the master’s tastes: which foods stimulate his palate, which please his eye, which are new to him and may prove attractive even when he is queasy, which he has come to hate because they are served too often, and what he has a hankering for on that particular day. Such are the persons with whom he cannot bear to dine, thinking it beneath his dignity to come to the same table as his own slave. Heavens, no!
Yet how many might he have among them! 9 Once at the doorway of Callistus* I saw Callistus’s own former master standing in attendance. He who had given up the man for sale, who had auctioned him off among the worn-out slaves, could not even gain admission, though others could. Th at was the thanks he got from the slave he had thrown in with the fi rst lot, the ones the auctioneer warms up with. Turn and turn about: now it was Callistus’s turn to write him down for exclusion—now it was Callistus who judged the man unworthy to cross his threshold. Th at master sold Callistus; now Callistus made him pay the price.
10 Refl ect, if you will: that man whom you call your slave was born of the same seeds as you—enjoys the same sky—breathes, lives, dies, just as you do. It is possible that you will see him a free man, and equally possible that he will see you enslaved. At the time of Varus’s disaster, many highborn nobles were laid low, men who looked forward to a senatorial career after their military service. Luck made one of them a shepherd, another the guardian of a hut.* Go now and scoff ! Th e fortunes of those you despise may come upon you at any time.
11 I don’t want to get carried away with some long speech about the treatment of slaves. We are indeed most haughty, cruel, and demeaning toward them. But all my instructions can be summed up in this: live with an inferior the same way you would want a superior to live with you. Each time you remember the extent of power over a slave, remember also that your own master has that same amount of power over you. 12 “But I have no master,” you say. You’re still young—perhaps someday you will. Don’t you realize how old Hecuba was when she became a slave? Don’t you realize how old Croesus was? Th e mother of Darius? Plato? Diogenes?
13 Live mercifully with your slave, amicably, even; and include him in your conversation, in your planning, and in your meals. At this point, the whole order of sybarites will cry out against me. “Nothing is more degrading than that! Nothing is more humiliating!” Yet I will catch these same men kissing the hands of other people’s slaves. 14 Don’t you people know what our ancestors did to eliminate resentment toward masters and abuse toward slaves? Th ey used the name “father of the household” for the master, and “household members” for the slaves—a term that still persists in stage mime. Th ey instituted a holiday when masters would share a meal with their slaves—not that they did so only at that time, but that it was the custom on that day in particular. Th ey allowed slaves to hold offi ces and pronounce judgments within the house, for they considered the house to be a polity in miniature.
15 “What are you saying? Shall I admit all my slaves to my table?” No, no more than you admit all who are free. But you’re wrong if you think I am going to exclude some on grounds that their work is less clean—the stable-hand, say, or the cowherd. I will evaluate them not by their jobs but by their character. Jobs are assigned by chance; character is something each person gives himself. Let some dine with you because they are worthy of that distinction, others to make them worthy. For if there is something slavish in them, owing to their life among the lowly, sharing meals with more honorable people will get rid of it.
16 My dear Lucilius, you need not look for friends only in the Forum or in the Senate House. If you look closely, you will fi nd them in your household also. Good materials often go to waste for lack of a skilled craftsman: try them out and you will see. Just as one would be foolish to consider buying a horse when one hasn’t inspected the animal itself but only its saddle and bridle, so it is extremely foolish to judge a human being by his clothing and his position in life. For position is only one more garment that surrounds us.
17 “He is a slave.” But perhaps his mind is free. “He is a slave.” Is that going to hurt his chances? Show me who isn’t! One person is a slave to lust, another to greed, a third to ambition—and all are slaves to hope; all are slaves to fear. I will give you an ex-consul who is a slave to a little old lady, a wealthy man who is a slave to a servant girl. I will show you young men of the best families who are the vassals of pantomime dancers.* No servitude is more shameful than the kind we take on willingly. So why be afraid of those snobs? Show your slaves a cheerful demeanor, above them and yet not haughty. Let them respect you rather than fear you. 18 At this point someone will say I am calling for emancipation and for knocking down masters from their exalted position, just because I said, “Let them respect you rather than fear you.” “What’s this?” he says. “Should they respect you as clients, as morning callers?”* He who says this has forgotten that what suffices for a god cannot be insuffi cient for slave owners. One who is respected is also loved, and love and fear do not mix. 19 Th us I think you are doing the right thing when you prefer not to be feared by your slaves and when you correct them only with words. Whips are for training speechless animals.
Not everything that off ends us is harmful to us. It is our indulgences that make us go into a frenzy, becoming enraged at anything that doesn’t suit our whim. We put on airs as if we were kings. 20 For kings too forget their own power and the weakness of others, and so become enraged, just as if they sustained some injury—from which experience they are quite safe, thanks to the magnitude of their fortunes. And they are well aware of that fact, and yet in their pettishness they grasp at any opportunity to hurt others. Th ey consider themselves wronged just so they can do a wrong themselves.
21 I don’t wish to keep you any longer, for you need no encouragement. One thing about good character is that it is content with itself and so persists over time. A bad one is fi ckle: it changes frequently, not for the better but just for the sake of changing. 
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: