Cách Để 'Thực Sự' Thành Công Trong Cuộc Sống?
Bài học lớn nhất năm nhất đại học của mình...
Thành công theo định nghĩa số đông
Khi mình thử tìm kiếm trên Google về “cách để trở nên thành công,” kết quả nhận được là hàng loạt lời khuyên mà ai cũng biết: Đặt mục tiêu rõ ràng, kiên định, quản lý thời gian hiệu quả, tự tin, quyết đoán, v.v. Nhìn vào danh sách này, đầu mình nhảy số và nghĩ ngay đến những cuốn sách self-help phổ biến, nơi công thức thành công thường xoay quanh việc xác định mục tiêu, làm việc chăm chỉ, và thế là bạn sẽ thành công.
Đúng là những yếu tố như kỷ luật cá nhân, lòng kiên định hay sự tự tin là không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công, nhưng có một yếu tố mà ít ai nhắc đến hay thậm chí là xem nhẹ, và đó chính là tương tác xã hội. Nói cách khác, mối quan hệ với người khác có vai trò rất lớn trong việc đạt được thành công thực sự.
Xin chào, mình là Kraven, và bạn đang đọc bài viết “Cách để thực sự thành công trong cuộc sống.”
Ba nhóm người trong xã hội
Trong cuộc sống, ta có thể chia con người thành ba nhóm dựa trên cách họ ứng xử trong các mối quan hệ:
Takers: Những người luôn tìm cách đạt được lợi ích cá nhân bằng mọi giá, bất kể hậu quả hay đạo đức. Họ coi thế giới như một cuộc cạnh tranh không hồi kết, nơi chỉ có kẻ mạnh mới thắng. Những người thuộc nhóm này có xu hướng lợi dụng sự giúp đỡ của người khác mà không bao giờ trả lại.
Givers: Hoàn toàn trái ngược với Takers, những người Givers thường giúp đỡ mà không quan tâm đến việc mình sẽ nhận lại gì. Họ hy sinh lợi ích cá nhân vì người khác, tin rằng việc cho đi sẽ mang lại giá trị lâu dài. Họ có triết lý sống giống như câu: "Ngọn nến không mất đi ánh sáng khi thắp sáng cho ngọn nến khác."
Ngọn nến không mất đi ánh sáng khi thắp sáng cho ngọn nến khác.
Matchers: Đây là nhóm người trung dung giữa hai nhóm trên, họ tin vào nguyên tắc "win-win" - đôi bên cùng có lợi. Những người Matcher thường trao đổi và mong đợi sự công bằng trong mối quan hệ. Họ sẽ giúp đỡ bạn, nhưng cũng mong được giúp đỡ lại.
Trên thực tế đa phần chúng ta không cố định ở một nhóm người nào cả, chúng ta sẽ dao động tùy vào những mối quan hệ và tình huống cụ thể. Ví dụ khi gặp một người ăn xin ta là Giver, khi gặp đồng nghiệp ta là Matcher, khi trả giá với mấy thím ngoài chợ ta là Taker.
Đoán xem nhóm nào sẽ thành công?
Adam Grant đã thực hiện một nguyên cứu để xem nhóm nào sẽ thành công nhất và thất bại nhất. Và giờ các bạn hãy đoán kết quả và đọc tiếp bài viết của mình.
Giver là nhóm có tỷ lệ thành công thấp nhất. Theo nguyên cứu với 160 kỹ sư tại California, những báo cáo cho thấy những vị kỹ sư này có kết quả rất kém về năng lực hay đem lại lợi nhuận cho công ty, ngược lại thì kết quả rất cao trong các cuộc thi về trễ hẹn hay làm tiêu tốn nguồn lực công ty. Nguyên nhân do họ quá tập trung vào việc giúp đỡ đồng nghiệp thay vì các dự án của bản thân dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc kém.
Theo nguyên cứu với 600 sinh viên y tại một trường đại học tại Bỉ. Những sinh viên có thành tích học tập kém nhất là sinh viên có quan điểm sống “Tôi thích cho đi hơn là nhận lại”. Điều này đã khiến cho nhóm Giver trở thành mục tiêu lợi dụng của Taker và Matcher.
Vậy nhóm nào sẽ thành công trong xã hội?
Trái với suy nghĩ của mọi người thì đó vẫn là nhóm Giver. Tại sao Giver lại có thể đứng ở 2 đầu cực của sự thành công?
Grant chỉ ra rằng Givers, với bản chất hào phóng của họ, có khả năng tạo ra các mối quan hệ bền chặt và phát triển lâu dài hơn so với Takers. Trong học tập, công việc họ có khả năng tạo ra mạng lưới hỗ trợ rộng lớn, giúp họ có thêm đồng bọn khi cần thiết. Hơn nữa, Givers thường được đồng nghiệp yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ. Bên lề thì việc giúp đỡ người khác cũng mang lại sự thỏa mãn tinh thần.
Nghiên cứu của Grant và các nhà tâm lý học cho thấy rằng những người cho đi thường cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống, từ đó cải thiện hiệu suất công việc.
Nghiên cứu của Grant và các nhà tâm lý học cho thấy rằng những người cho đi thường cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống, từ đó cải thiện hiệu suất công việc.
Chúng ta không thể thắp sáng ngọn nến của chính mình bằng cách dập tắt ngọn nến của người khác."
Ví dụ: Sampson là một doanh nhân từng phá sản, nỗ lực tham gia vào Thượng viện Hoa Kỳ nhưng thất bại cả hai lần tranh cử. Mỗi lần, ông lại chuyển sự ủng hộ của mình sang đối thủ, với lý do rằng ông cảm thấy họ xứng đáng hơn. Báo chí nhận xét rằng Sampson thiếu sắc sảo trong chính trị, bởi ông quan tâm quá nhiều đến người khác. Tuy nhiên, đến lần thứ ba, ông đã tham gia vào cuộc đua vào Nhà Trắng và trở thành một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ. Thực ra, Sampson chính là Abraham Lincoln. Thành công của ông không chỉ đến từ sự thông minh hay kỹ năng chính trị, mà còn từ việc biến tất cả mọi người xung quanh thành đồng minh, không để ai trở thành kẻ thù.
Làm sao để Giver thành công mà không bị lợi dụng?
Sự hào phóng có thể là con dao hai lưỡi. Nếu bạn là một Giver nhưng không biết cách đặt ra giới hạn, bạn dễ trở thành mục tiêu của sự lợi dụng. Hãy nhớ câu chuyện về việc cho một đứa bé viên kẹo mỗi ngày. Ban đầu, cậu bé sẽ cảm kích, nhưng dần dần, cậu sẽ coi đó là điều hiển nhiên. Đến một ngày bạn không cho nữa, cậu bé sẽ quay ra trách móc và thù ghét bạn.
Vì vậy, Giver thành công phải biết cách tự bảo vệ bản thân và đặt ra những giới hạn rõ ràng. Họ hiểu rằng không phải lúc nào cũng cho đi vô điều kiện, mà cần có sự cân bằng giữa việc giúp đỡ người khác và hoàn thành các mục tiêu cá nhân. Để hiểu hơn về luật lệ và ranh giới, mời bạn xem ví dụ.
Ví dụ giả tưởng
Game Theory
Lý thuyết trò chơi là một cách để các nhà khoa học và nhà kinh tế học hiểu cách mọi người đưa ra quyết định khi phải tương tác với nhau. Trong nhiều trường hợp, khi chúng ta đưa ra quyết định, nó không chỉ ảnh hưởng đến chúng ta mà còn ảnh hưởng đến những người khác. Đơn giản là nó sẽ giúp bạn suy nghĩ về cách mọi người có thể chọn lựa sao cho tốt nhất cho mình, dựa trên những gì người khác có thể làm. Tập trung để đọc nhé, nếu không bạn sẽ hiểu sai ý đấy!
Bây giờ, để giải thích một cách đơn giản hơn, hãy tưởng tượng bạn và một người bạn cùng chơi một trò chơi. Bạn có thể chọn giúp đỡ bạn của mình hoặc không. Nếu cả hai người đều giúp đỡ nhau, cả hai đều sẽ có lợi. Nhưng nếu bạn không giúp và người kia giúp bạn, thì bạn có thể có lợi nhiều hơn một chút, còn người kia sẽ thua thiệt. Và nếu cả hai đều không giúp nhau, thì cả hai đều không được gì. Đây là một tình huống rất phổ biến trong Game Theory và được gọi là “Trò chơi con gà” hoặc “Tù nhân tiến thoái lưỡng nan”.
"Sự tiến hóa của lòng tin"
Bây giờ, hãy nói về khái niệm "Sự tiến hóa của lòng tin" (The Evolution of Trust). Nó dựa trên ý tưởng rằng trong một nhóm lớn, mọi người có thể chọn tin tưởng hoặc không tin tưởng nhau. Và khi mọi người tin tưởng nhau, chúng ta có thể cùng nhau đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. Nhưng đôi khi, có những người không đáng tin cậy, và nếu chúng ta tin nhầm người, chúng ta sẽ bị thua thiệt.
Giả sử có một trò chơi mà bạn chơi nhiều lần với các người chơi khác. Bạn có thể chọn tin tưởng hoặc không tin tưởng họ. Nếu bạn tin tưởng và họ cũng tin tưởng bạn, cả hai đều thắng được phần thưởng. Nhưng nếu bạn tin tưởng và họ phản bội, bạn sẽ mất phần thưởng, và họ sẽ thắng nhiều hơn. Còn nếu cả hai không tin tưởng nhau, thì không ai thắng cả.
Trong một nhóm lớn người chơi, những người chọn tin tưởng và giữ lòng tốt lâu dài với những người đáng tin sẽ dần dần xây dựng được mối quan hệ tốt, thu thập được nhiều phần thưởng. Trong khi đó, những người chỉ biết lợi dụng lòng tin của người khác có thể thắng lúc đầu, nhưng về lâu dài họ sẽ không ai tin tưởng nữa, và sẽ thua thiệt
Chiếu theo định nghĩa thành công mà Google đã trending
Hãy xem lại những gì Google đã trending ban đầu. Việc chúng hiển thị ở đó chứng minh một điều rằng số đông ta vẫn tin vào thành công đi đôi với nổ lực riêng lẻ, "quả là một quan niệm sai lầm".
"Nếu muốn thành công ta phải trải đời để biết rằng ngoài kia không ai tốt"; "không được tin tưởng bất kỳ ai"; "phải biết tận dụng thời cơ chuộc lợi cho bản thân",... đây là những câu như được phát ra từ những người cố gắng tỏ vẻ hiểu đời. Những người lấy kinh nghiệm cá nhân ra và cố gắng đem nó trở thành lẻ sống cho cá nhân khác. Họ có xu hướng xem nhẹ hay thậm chí là coi thường giá trị của việc chia sẻ lợi ích, tính hợp tác giữa các cá nhân và xem việc giúp đỡ như điều gì đó yếu đuối. Họ đề cao một loại 'thành công' lạnh lùng, nơi mà cá lớn nuốt cá bé.
Trên thực tế đã chứng minh, không có cá nhân nào thành công đến từ nổ lực riêng lẻ. Ngay cả những cá nhân xuất chúng nhất cũng cần sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Việc cho rằng thành công dựa trên cá nhân là lối suy nghĩ rất thiển cận mà bỏ qua các yếu tố như tâm lý, lòng tin, sự chia sẻ và các mối quan hệ.
Việc cổ xúy cho lối suy nghĩ "cô đơn trên đỉnh cao" chỉ tạo ra những cá nhân bị mắc kẹt trong sự tự cao, thượng đẳng và ích kỷ, không thể mở lòng với thế giới xung quanh.
Kết luận: Bài học từ Game Theory và sách Give and Take
Cả Game Theory, với bài học về "Sự tiến hóa của lòng tin," và sách Give and Take của Adam Grant đều nhấn mạnh một nguyên tắc cốt lõi: thành công lâu dài không chỉ đến từ sự thông minh hay tài năng cá nhân, mà còn từ cách chúng ta đối xử với người khác. Game Theory chỉ ra rằng sự hợp tác và lòng tin giúp chúng ta đạt được kết quả tốt hơn so với sự ích kỷ hoặc phản bội. Tương tự, trong Give and Take, Adam Grant lập luận rằng những người hào phóng, biết chia sẻ và hỗ trợ người khác (Giver) có khả năng thành công lớn hơn về lâu dài.
“Nhận lại là một khoảnh khắc, cho đi là cả một quá trình.”
Kraven | 23:44 | 16/10/2024
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất