Những bài học rút ra khi đọc : Tôi nói gì khi nói về chạy bộ _ Haruki Murakami.
“Đau đớn là không thể tranh khỏi. Đau khổ là tự nguyện”
Một quyển sách tự sự về cuộc đời rèn luyện thể chất và tình thần của một "Tiểu thuyết gia chạy bộ" thì có gì? Sau đây là một số bài học tôi rút ra từ sách:
Thứ nhất: “Khả năng sáng tạo là một sự hao mòn, để duy trì nó lâu dài thì phải có một thể trạng khỏe mạnh”.
Khi nghĩ đến một tiểu thuyết gia hay đơn giản là một người làm nghệ thuật đòi hỏi nhiều tính sáng tạo, ta luôn nghĩ đến một lối sống phóng khoang, có phần nào đó thiếu kỷ luật. Nhưng với Murakami thì tư tưởng của ông hoàn toàn khác từ khi còn khá trẻ trong nghề. Sau khi đóng cửa câu lạc bộ jazz để hoàn toàn chú tâm vào viết tiểu thuyết, ông đã danh gần như toan bộ thời gian trong ngày để ngồi trên bàn giấy và viết. Sau một thời gian ngắn ông thấy sức khỏe đi xuống rất nhanh. Thế rồi ông và vợ quyết định sống một cuộc sống với múi giờ lành mạnh: ngủ lúc 10 giờ tối và dậy sớm từ 5 giờ sáng, còn riêng ông thì bắt đầu chạy bộ với thời gian 20,30 phút mỗi ngày. Ông dần tăng mức độ chạy và dần dần sự nghiệp của ông cũng thăng tiến theo. Cho đến năm 1983, trong một lần được mời đi viết bài về quãng đường khởi nguyên của Marathon (quãng đường kéo dài 26,2 dặm từ thanh phố Athens đến Marathon của Hy Lạp), Murakami đã lần đầu tiên hoàn thành một một cuộc thi marathon chính thức. Đây là một dấu mốc đáng nhớ của chính tác giả và cũng là động lực cho ông tham gia mỗi năm một cuộc thi marathon toàn chặng.
Thứ hai: “Mục tiêu bạn tự đặt ra và bám đuổi là quan trọng hơn nhiều so với mục tiêu chung theo xu hướng của xã hội”.
Nếu xét theo tiêu chuẩn ở xã hội hiện tại thì ta dễ dàng thấy và gắn Murakami một cái mác là một người hướng nội. Ông có ít mối quan hệ bạn bè quảng giao rộng rãi và đặc biệt là ít có tính ganh đua với những người khác. Có lẽ chính vì lý do đó nên ông đã thấy bộ môn chạy đường dài như sinh ra để dành cho mình. Trên đường chạy dài, ông không phải ganh đua tốc độ với bất kỳ ai, thứ ông cần chinh phục là thời gian hay quãng đường chạy của chính bản thân mình. Có lẽ khi cuộc sống mỗi lúc một nhanh như hiện tại thì đây là thứ rất nhiều người trẻ cần học từ Murakami. Ông không khuyên là ta không nên triệt tiêu cái tính ganh đua mà thay vào đó thì nên chuyển hóa nó thành sự ganh đua với chình bản thân mình. Điều này sẽ giúp ta vừa cảm thấy đỡ bế tắc hơn khi đứng trước vô số giá trị của xã hội và phần nào cũng khiến tâm hồn thư thái hơn vì luôn có mục tiêu cố định để theo đuổi.
Thứ 3: “Đừng nên dồn hết 100% sức lực vào bất cứ việc gì”.
Câu này nghe khá ngược đời so với lời dạy của bố mẹ, thầy cô hay các sách self help, nhưng nó là rất hợp lý. Ngay từ những ngày đầu chạy bộ, Murakami đã xác định là mỗi ngày luyện tập ông sẽ chỉ chạy với 70,80 % sức lực của mình. Điều này giúp ông có cho mình cảm giác vẫn còn điều gì đó để cố gắng hơn vào ngày tiếp theo. Và chắc có lẽ khi tham gia những cuộc thi Marathon chính thức thì ông cũng chỉ dành đến 90% sức là cùng. Nhưng đó là cho đến khi ông tham gia cuộc đua siêu Marathon với quãng đường 62 dặm (100km) vào năm 1996. Cuộc thi lần này đối với ông gần như là một cực hình chứ không còn là một thú vui nữa. Murakami gần như bị rơi vào trạng thái vô thức khi gần đến đích (ông nói nó giống như việc vừa chạy vừa ngủ vậy). Hậu quả cho việc dành 100% sức lực vào cuộc đua này (thậm chí có khi còn hơn) khiến không chỉ cơ thể, cơ bắp hay các khớp của ông chịu tổn thương một thời gian mà còn khiến ông đánh mất đi ngọn lửa chạy marathon cháy rực trong lòng. Đây cũng là lý do chính khiến ông chuyển từ marathon sang luyện tập và thi đấu bộ môn ba môn phối hợp (bơi – đạp xe – chạy bộ).
Cuối cùng: “ Đã làm gì thì hãy làm thực sự nghiêm túc”
Thông điệp này xuất hiện thấp thoáng ở một vài chương đầu, nhưng được làm rõ nhất ở chương cuối, nó có tên: Ít ra ông ấy không bao giờ cuốc bộ. Ở chương này, Murakami nói về quãng thời gian luyện tập để làm quen và tham gia những cuộc thi ba môn phối hợp của ông. Khi này ông đã ở tuổi ngoài 50, độ tuổi mà đa số người ta muốn một cuộc sống an hưởng tuổi già thì ông bắt đầu luyện tập những thứ mới mẻ. Sau một thời gian bị tụt giảm niềm cảm hứng, ông phải trải qua 3,4 năm luyện tập nghiêm túc với huấn luyện viên riêng để có thể quay lại trường đua. Nhưng có lẽ ai rồi cũng sẽ phải già đi. Ông tham gia lần đua này với niềm tin vững chắc là sẽ được đền đáp xứng đáng sau thời gian dài tập luyện. Niềm tin này nó vốn sẽ rất hiển nhiên khi ông còn trẻ, nhưng lần này thì khác, Murakami đã hoàn thành không tốt cuộc đua. Tuy trong lòng vẫn còn lặng trĩu tiếc nuối, nhưng ông đã viết :
”… Dù sao đi nữa, tôi đã vui vẻ về được đích dựng sẵn trước Tòa thị chính thành phố Murakami. Cuộc đua đã kết thúc. Tôi không bị chết đuối, không bị xì lốp xe, không bị một đàn sứa độc địa chích. Không có con gấu hung dữ xổ vào tôi, và tôi không bị ong bắp cày chích, hay bị sét đánh. Và vợ tôi, chờ ở đích, không phát hiện ra sự thật khó chịu nào đó về tôi. Trái lại, nàng còn mỉm cười chào đón tôi. Cám ơn Trời.”.
Đối với người chạy marathon chuyên nghiệp nói chung và với Murakami nói riêng, ông luôn nghiêm túc đặt ra cho mình một tôn chỉ là: đã chạy marathon thì không bao giờ được cuốc bộ trên đường. Chính việc đặt ra và luôn tuân theo nguyên tắc đó đã khiến cho dù kết quả có không được như ý thì ông vẫn luôn tự hào, biết ơn rằng mình đã làm hết những gì có thể và không bao giờ hối hận dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
___________________________________
Thanks !!!
Tvhoang_49.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất