Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 110

Bạn thân mến!
Từ dinh thự của mình ở Nomentum, tôi gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp, cầu cho bạn có được một tâm trí sáng suốt trọn vẹn - và đó là lời chúc bao hàm luôn cả sự che chở của đấng thiêng liêng, vì bất cứ ai đã quyết định đi theo con đường này đều sẽ có được sự che chở và hỗ trợ thần thánh ấy. Bỏ sang bên ý tưởng của một vài người rằng mỗi chúng ta đều được ấn định cho một vị thần hộ mệnh - không phải những đấng quyền năng nhất mà là bậc thần thánh thấp hơn đó, những vị thần mà Ovid gọi là: "những vị thần thông thường". Nhưng khi bỏ sang bên suy nghĩ ấy, tôi muốn bạn nhớ về tổ tiên của mình, những người thực sự tin vào điều ấy, (tôi tin) họ phải là Stoic, vì họ tin rằng đó là Genius hay Juno được giao phó để giám hộ họ. Vào một dịp khác, ta sẽ xem xét liệu thần thánh có đủ thời gian để giám hộ những công việc thường ngày của con người hay không. Nhưng từ giờ đến lúc đó, hãy chắc rằng bất kể liệu trong cuộc sống hàng ngày ta có được giao cho một vị thần giám hộ hay bị thần thánh lờ đi chăng nữa, và phó mặc cho vận mệnh, thì lời nguyền tồi tệ nhất bạn có thể trao cho ai khác là cầu cho anh ta là kẻ thù của chính mình.
Nhưng không có lý do gì để bạn phải cầu xin thần thánh đừng thân thiện với những kẻ đáng phải chịu trừng phạt. Vì thực ra đó đã chính là thái độ của thần thánh rồi, tôi đảm bảo với bạn, ngay cả nếu kẻ đó có vẻ như đang hưởng thụ những hỗ trợ của họ. 

Vì khi tự mình, bằng lý trí, nhìn nhận một cách thật kỹ càng những hoàn cảnh trong cuộc sống, thay vì tin vào ảnh hưởng thái độ của đám đông đối với những hoàn cảnh ấy, bạn sẽ nhận ra rằng những hoàn cảnh khắc nghiệt thực ra lại giúp ta nhiều hơn là hại ta. Đã bao lần những thứ được gọi là thảm họa lại trở thành cả nguyên nhân và khởi đầu của hạnh phúc thực sự!

(Lời người dịch: cứ đọc đoạn này mình lại nhớ đến Zeno, người sáng lập Stoicism. Người, vì đắm tàu, mất toàn bộ tài sản, mà tự dưng thấy mình được tự do lựa chọn và từ đó quyết định đi theo triết)
Đã bao lần việc được bầu lên những vị trí quan trọng khiến một người thực sự cảm kích, giữa những tán thưởng ngợi ca - nhưng thực ra đó lại là nấc thang thăng tiến đưa anh ta lên cao hơn trên vách đứng đến tận đỉnh vực, khi thực tế thì vị trí trước đó của anh ta đã quá nguy hiểm nếu sảy chân rồi. Nhưng, cú ngã thực sự thì cũng chẳng có gì quá tồi tệ nếu một người chấp nhận được cái kết thúc cuối cùng mà tự nhiên đã quyết định cho tất cả. Kết thúc cuối cùng của tất cả mọi thứ trong đời ấy, nó rất gần, rất rất gần - thời điểm mà một người được cho là may mắn thì sẽ buồn bã hứng chịu, trong khi một kẻ không may sẽ coi như được giải thoát. Chính chúng ta đã gây áp lực cho bản thân, khiến cái kết thúc ấy nghiêm trọng hơn hoặc vì hy vọng hoặc vì sợ hãi. Một cách tiếp cận thông thái hơn là cân nhắc mọi thứ trong mối tương quan với cuộc sống hữu hạn của ta. Bạn nên hạn chế không chỉ những niềm vui hưởng thụ mà cả nỗi sợ hãi. Vì sẽ tốt hơn nếu ta có thể không tận hưởng thứ gì quá lâu (để khiến bản thân mình chìm đắm trong nó, trở nên phụ thuộc vào nó), cũng như không mãi sợ hãi những thứ khác.
Nhưng tại sao ta phải hạn chế những điều ấy? Vì nếu xem xét kỹ thì đâu có lý do nền tảng nào để bạn phải coi thứ gì đó là đáng sợ. Những thứ khiến ta cảnh giác và hoảng sợ thực ra chỉ là “những bóng ma”. Không ai trong chúng ta thực sự đào sâu vào sự thật; ta cứ lan truyền nỗi sợ hãi của mình cho mọi người. Không ai dám đối mặt với những thứ khiến mọi người lo ngại, để có thể hiểu thấu về nỗi sợ cũng như giá trị của nó. Dù là sai lầm, là không có nền tảng, nhưng những nỗi sợ ấy vẫn cứ đè nặng lên con người, vì đâu có ai thực sự cố gắng loại bỏ nó. Vậy nên, hãy nhận ra việc xem xét thật kỹ mọi sự việc hoàn cảnh quan trọng đến thế nào. Khi đó ta sẽ hiểu rằng những thứ khiến mọi người sợ hãi thường qua rất nhanh, không chắc chắn, và thậm chí là hoàn toàn vô hại. Sự mù mờ trong tâm trí ta đã được Lucretius khám phá ra:
Giống như trẻ con trong bóng tối, sợ sệt và run rẩy
trước mọi thứ chúng không thể nhìn rõ, thì ta cũng vậy trong ánh sáng ban ngày
Bạn nghĩ sẽ thế nào nếu những câu thơ ấy là chuẩn xác? Chẳng lẽ ta không nhận ra mình, với những nỗi sợ dưới ánh sáng ban ngày, còn ngờ nghệch hơn là lũ trẻ ấy? Nhưng thực ra, Lucretius, ông ta đã sai. Không phải là ta sợ hãi khi ở dưới ánh sáng ban ngày, mà là ta tự biến mọi thứ có ảnh hưởng đến mình vào trong bóng tối. Ta cứ mãi chìm đắm trong bức màn vô minh, không thực sự nhìn ra bất cứ thứ gì, không chỉ những thứ hại ta mà cả những thứ có lợi cho ta: cả đời ta cứ vấp phải hết thứ này đến thứ khác, vậy mà chúng chẳng thể khiến ta lùi lại hay bước đi cẩn thận hơn. Bạn nghĩ sẽ điên khùng đến thế nào nếu cứ phăm phăm bước đi trong bóng tối? Vậy mà, cách ta hành động khiến việc bước lùi lại trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn, và dù ta không cả biết mình đang đi đâu, ta cứ tăng tốc về hướng mà ta cảm thấy được dẫn tới.
Nhưng ánh sáng có thể được mang đến, chiếu rọi mọi thứ, phá vỡ bức màn đen tối ấy, nếu ta thực sự có ý chí thực hiện điều đó. Chỉ có một cách điều đó có thể xảy ra: nếu một người hiểu biết về những thứ mang tính con người - những thứ thiêng liêng, không phải một cách hời hợt mà sâu sắc, thường xuyên rà soát lại và áp dụng chúng vào cuộc sống, nghiên cứu những thứ tốt đẹp, hay xấu xa, và những thứ thường bị hiểu sai; những thứ cao quý và những thứ đáng hổ thẹn; những thứ thuận với tự nhiên và mang tính thần thánh thiêng liêng. Thực ra tâm trí con người cũng không cần phải cứ mãi trong giới hạn ấy: ta có được tự do để nhìn thậm chí xa hơn cả cổng vòm của thiên đường, để biết nó trải rộng đến đâu, khi nào nó nâng lên, và vào giai đoạn cuối cùng nào nó di chuyển với tốc độ lớn nhất. Từ bỏ những suy nghĩ thiêng liêng thần thánh ấy, ta để tâm trí mình chìm đắm trong những thứ tầm thường thấp kém, đày đoạ nó với lòng tham trần tục. Ta đã từ bỏ cổng vòm của thiên đường, ranh giới của nó, nơi an tọa những người chủ thực sự của nó - đấng thiêng liêng kiểm soát mọi thứ, để thay vào đó dò tìm những thứ trong lòng đất, tìm hiểu những thứ sẽ chỉ mang lại khổ đau trong việc đào bới và đưa chúng ra ánh sáng (vàng bạc vv.), không hài lòng với những thứ đã được ban sẵn cho mình. Đấng thiêng liêng, nguồn gốc thực sự của chúng ta, đã đã khiến những thứ thực sự cần thiết cho chúng ta ở sẵn trên mặt đất, không đợi ta phải tìm kiếm chúng mà trao chúng cho ta; mọi thứ có hại họ chôn vùi sâu dưới lòng đất. Ta chỉ có thể tự trách chính mình: tự ta đã đào lên những phương tiện cho sự suy đồi của mình, ngược với mong muốn của tự nhiên khi giấu chúng sâu bên dưới. Ta đã hiến dâng tâm trí mình cho những thoải mái tiện nghi (tha hóa bản thân trong tiện nghi - sự khởi đầu của mọi vấn đề trong cuộc sống), và hy sinh thân mình cho tham vọng, danh tiếng, và những thứ không những chẳng đáng mà thực ra còn hoàn toàn vô dụng. 

Vậy, tôi muốn khuyến khích bạn điều gì? Không phải là bạn nên làm thứ gì đó mới (vì không phải là những lỗi lầm chưa được phát hiện mà ta đang cố uốn nắn) mà là: đầu tiên hãy tự mình xem xét thứ gì là cần thiết và thứ gì là phù phiếm. Những thứ thực sự cần thiết thì có thể được tìm thấy dễ dàng, ở mọi nơi, chính những thứ phù phiếm ta lại tốn công moi móc tìm kiếm. Nhưng cũng đừng nên dương dương tự đắc nếu có thể coi thường những thứ bàn ghế bằng vàng hay những chiếc cốc chạm trổ tinh hoa. Vì đâu có phẩm cách nào tồn tại trong việc coi thường những thứ ấy? Hãy chỉ tự hào về bản thân mình khi bạn có thể coi thường cả những thứ cần thiết? (tức lúc ấy chỉ có phẩm cách là quan trọng mà thôi). Vì đâu có gì to tát trong việc bỏ qua những buổi trình diễn quý tộc, hay không còn cảm giác ham muốn con lợn rừng to lớn hay lưỡi chim hồng hạc, hay cao lương mỹ vị của những kẻ ăn sang uống chảnh, những kẻ không còn có thể hài lòng với việc ăn một thứ thịt động vật duy nhất mà phải mỗi con một chút. Tôi sẽ không tán thưởng bạn cho đến khi bạn có thể không coi trọng ngay cả chất lượng của bánh mỳ, và thuyết phục bản thân mình rằng cỏ mọc ra không chỉ cho gia súc mà khi cần còn có thể cho chính con người; nếu bạn nhận ra cái bụng của chúng ta (thứ ta tích đẫy những thứ đắt đỏ vào như thể nó là một cái két) có thể được lấp đầy chỉ với lá cây rau cỏ. Ta nên thỏa mãn cơn đói của mình với những gì có sẵn, thay vì kén chọn những thứ của hiếm xa hoa. Việc thứ gì vào bụng ta đâu phải là vấn đề quan trọng? Vì nó sẽ không ở đấy lâu. Bạn ưa thích một bàn tiệc với những loại thú được bắt từ những nơi xa xôi hay từ ngoài biển khơi, một số mang lại cảm giác thích thú hơn vì tươi roi rói, trong khi những loại khác, sau khi được nuôi và vỗ béo, phình ra và không thể giữ được hình dạng tự nhiên của chúng. Bạn thích sự tinh tế trong cách bài trí chúng trên đĩa. Nhưng thực tế, dù chúng được bắt trong khó khăn hay theo mùa, một khi trôi xuống bụng chúng sẽ trải qua cùng một quá trình chuyển hóa. Bạn muốn mình có thể coi khinh những tiện nghi trong ăn uống? Nghĩ đến nơi thức ăn của bạn sẽ kết thúc trong bụng.
Tôi còn nhớ tất cả đã ngưỡng mộ Attalus như thế nào khi ông ta nói:

"Trong một thời gian dài ta đã bị tiền bạc của cải làm mờ mắt. Nhìn vẻ tráng lệ lộng lẫy của nó ở chỗ này chỗ nọ, ta trở nên mong mỏi ham muốn, nghĩ rằng nó cũng giá trị như sự lộng lẫy bên ngoài ấy. Sau đó, trong một vài cuộc diễu hành ta có cơ hội mục kiến tài sản của cả vùng: những tàu bè chạm nổi bởi bạc vàng và những thứ kim loại đắt tiền khác; lễ phục được phủ màu nhuộm nhập từ những vùng không chỉ vượt qua cả ranh giới của dân tộc mình mà còn qua cả ranh giới dân tộc thù địch; hai bên những tên nô lệ cả nam cả nữ được phục trang diêm dúa lộng lẫy; và bất cứ thứ gì mà những kẻ quý tộc giàu sang có thể phô trương ra về của cải của chúng. Ta nói với bản thân mình: 'Đây chỉ là cách để khuấy động thêm nữa lòng ham muốn đã quá lộ liễu của đám đông! Những sự phô trương tiền của này để làm gì? Chẳng lẽ mọi người tập trung chỉ để có thêm một bài học về lòng tham'". Thực tế, ta rời khỏi đó với ít ham muốn của cải hơn là khi đến. Ta thôi không quan tâm đến tài sản, không phải vì nó phù phiếm, mà vì nó quá nhỏ nhặt và không đáng để tâm trong cuộc đời. Không lẽ các cậu không thấy cái cách mà những diễu hành phô trương ấy, dù được cẩn thận sửa soạn cùng âm nhạc và đi rất chậm, cũng chỉ qua trong vài giờ đồng hồ? Không lẽ có thứ gì không thể kéo dài dù chỉ một ngày có thể lấp đầy cả cuộc đời ta? Suy nghĩ này đến với ta: tất cả những giàu sang phô trương ấy thực ra cũng thừa thãi cho chủ nhân của chúng như chính cách chúng vô dụng với đám đông.
Vì lý do đó, bất cứ khi nào mắt ta bị thu hút bởi những thứ phô trương lộng lẫy, hay bất cứ khi nào ta bắt gặp một ngôi nhà hoành tráng với đám nô lệ được đào tạo bài bản và những chiếc kiệu được đặt trên vai những kẻ trông khôi ngô, ta sẽ nói với bản thân: "Tại sao ngươi lại bị ấn tượng đến nỗi há hốc mồm ra thế? Đó chỉ là một cuộc trình diễn". Vì người ta thực ra không thực sự sở hữu những thứ ấy, họ chỉ phô trương chúng ra để khoe khoang mà thôi; và ngay phút chúng cho ta được cảm giác vui sướng, thì chúng cũng qua đi. Hãy hướng sự chú ý vào những thứ mang giá trị thực sự. Học cách thỏa mãn với chỉ một chút ít, và hãy dõng dạc, anh dũng tuyên bố:
Ta có nước, ta có cháo, hãy để ta cạnh tranh về hạnh phúc với Jupiter (câu này được ghi trên cửa vào vườn triết học của Epicurus)

Hãy để ta thử thách điều đó ngay cả khi không có những thứ ấy. Thật hổ thẹn khi đặt hạnh phúc vào việc có vàng bạc, và thực ra thì cũng hổ thẹn không kém khi đặt nó vào cháo và nước.

"Vậy tôi nên làm gì khi ngay cả những thứ đơn giản như vậy cũng không có?". Có phải cậu đang hỏi đâu là cách chữa cảnh thiếu thốn? Cái đói tự nó đặt ra giới hạn cho mình: nếu không, thì có gì khác biệt trong việc cậu là nô lệ của rất nhiều của cải hay là nô lệ của chỉ một thứ gì nhỏ bé? Có vấn đề gì trong việc những thứ cậu có nhỏ bé đến thế nào khi mà vận mệnh luôn có thể từ chối ban chúng cho cậu? Nước, cháo, hoàn toàn có thể bị kiểm soát bởi một ai đó khác. 

Con người tự do thực sự không phải là người mà vận mệnh chỉ có chút quyền lực lên anh ta, mà là người vận mệnh hoàn toàn không thể động đến.

Đó là sự thật - nếu cậu muốn thực sự cạnh tranh về hạnh phúc với Jupiter, vị thần không có chút mong muốn nào, thì cậu cũng phải sống mà không mong muốn bất cứ điều gì.

Đó là điều Attalus đã nói với chúng tôi, và cũng là điều tự nhiên đã nói với tất cả. Nếu bạn cố gắng ngẫm thường xuyên về những thứ đó, bạn sẽ có thể có được hạnh phúc thực sự, không phải kiểu "có vẻ hạnh phúc" - với cả chính bản thân bạn cũng như với người ngoài.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I send you greetings from my villa at Nomentum, wishing you
excellence of mind—and that is a wish for divine favor as well, since
anyone who truly shows favor to himself also has the goodwill and
support of all the gods. Set aside for the moment the idea of some
people that each one of us has been given a tutelary god—not a god
of high rank but one of lower status, the ones that Ovid calls “commoner
gods.”* In setting this aside, however, I want you to remember
that our ancestors, who did believe in them, must have been Stoics,
because they assigned a personal Genius or Juno to each individual.*
2 On another occasion, we shall see whether the gods have enough
spare time to look after ordinary people’s business. Meanwhile, be
assured that regardless of whether we are assigned such guardians or
are neglected and given over to fortune, the worst curse you can utter
against anyone is to pray that he be his own enemy.
But there is no reason why you should pray for the gods to be
hostile to anyone who seems deserving of punishment. Th ey are already
hostile to such a person, I insist, even if he seems to enjoy their
favor. 3 If you carefully study human circumstances as they really are
rather than as they are described, you will realize that more often
than not, our troubles do us no real harm. How many times has socalled
disaster been both the cause and the beginning of happiness!
How often has a person been elevated in rank amid great applause,
mounting higher and higher up toward the edge of a cliff , when in
fact even his previous position was so high as to risk a dangerous fall!
4 But the actual fall contains nothing inherently bad if you look to
the end beyond which nature casts no one down. Th e fi nality of all
our aff airs is near at hand—near at hand, I repeat, are the fortunate
person’s downfall and the unfortunate person’s release. It is we who
stretch things out, extending them by our hopes and our fears. The wise policy is to measure everything by our mortality. You should
limit your enjoyment and at the same time your fear. It’s worth not
enjoying anything for long so as to avoid fearing anything for long.
5 But why do I restrict this failing? Th ere is no reason for you
to regard anything as fearful. Th e things that fi ll us with alarm and
panic are mere phantoms. Not one of us has unearthed the truth;
we transmit our fears to one another. No one dares to go right up to
the things that upset people and get to know the nature of fear and
indeed its value. Th e falsehood and groundlessness of fear still have
credence because they are not refuted. Let’s recognize the importance
of looking hard at the facts. 6 Th en we shall see that the things people
fear are brief, uncertain, and harmless. Our mental confusion is the
way it appeared to Lucretius:
Like children in the dark, afraid and trembling
at all they cannot see, so we fear in the daylight.*
What, then? Aren’t we, with our fear in daylight, more foolish than
any child? 7 But actually, Lucretius, you are wrong. It’s not that we
are afraid in daylight, but that we have turned everything that aff ects
us into darkness. We see nothing, neither what harms us nor what is
expedient: all our lives we rush into things, but that does not make
us hold back or step more cautiously. You can see how crazy it is to
be impetuous in the dark. Our behavior means that it takes us longer
to retrace our steps; but although we don’t know where we are going,
we keep speeding along in the direction we are bent on.
8 Light can break, if we are willing. But there is only one way this
can happen—if one gains knowledge of things human and divine,
not in a superfi cial way but indelibly, going over one’s knowledge and
applying it repeatedly to oneself, investigating what things are good,
what are bad, and what are erroneously so described; what things are
honorable and shameful; what is the nature of divine providence.*
9 Nor does the human intellect have to stay within these limits: we
are at liberty to look out even beyond the vault of heaven to see where
it is going, whence it arose, and to what fi nal state it is moving at so
great a speed. Removing our minds from such divine contemplation,
we have applied them to mean and lowly things, enslaving them to
greed. We have abandoned the vault of heaven, its boundaries, its masters who control all things, in order to probe into the earth and
investigate what trouble we can excavate, not content with what was
on off er. 10 Our divine progenitor had made everything available that
would be benefi cial to us, not waiting for us to seek it out but giving
it freely; everything that would be harmful he buried very deeply. Th e
only thing we can complain about is ourselves: we have brought forth
the means of our destruction against the will of nature that keeps
them hidden. We have devoted our minds to pleasure (indulging in
which is the beginning of all troubles), and surrendered ourselves to
ambition, fame, and equally worthless and useless things.
11 What, then, do I recommend? Not that you do anything new
(since these are not fresh maladies we are seeking to cure) but fi rst
of all to consider by yourself what is needed and what is superfl uous.
What is needed can be found anywhere; it is the superfl uities
that one has to devote all one’s time and eff ort to fi nd. 12 I am not
telling you to give yourself airs if you look down on golden couches
and bejeweled cups. What is the virtue in scorning superfl uities?
Admire yourself when you look down on necessities! It is nothing
much to dispense with royal show, to feel no longing for thousandpound
boars or fl amingoes’ tongues and all the other excesses of the
luxurious taste that can no longer stand to eat the entire creature and
instead chooses bits of diff erent ones. I shall not admire you until
you care nothing even for ordinary bread, and convince yourself that
grass grows not only for grazing animals but when necessary for human
beings as well; if you realize that our belly (which we stuff with
costly fare as if were a safe) can be fi lled with the leaves of trees. We
should satisfy our hunger without being particular. Why should it
matter what goes into the stomach? It won’t be there long. 13 You
like a table set with the catch from land and sea, some items more
pleasing because they are brought fresh, while others, after forced
feeding and fattening, are spilling out of themselves and scarcely
able to hold their shape. You like these delicacies with their artfully
arranged elegance. Yet in fact, though they have been acquired with
diffi culty and subtly seasoned, once they have gone down into the
belly they will be subjected to one and the same fi lth. Do you want
to look down on the pleasures of eating? Th ink of where your food
ends up.
14 I remember how much everyone admired Attalus when he
said the following:
“For a long time I was deceived by wealth. Seeing it glitter in
one place and another, I was agog, thinking that it was the same
deep down as it appeared on the surface. Th en in some procession
I saw the wealth of a whole city: vessels embossed in silver and
gold and other materials even more costly; vestments dyed with
pigments imported not only from beyond our own borders but
even from beyond the boundaries of our enemies; on either side
male and female slaves of exceptional elegance and beauty; and
whatever else the fortunes of imperial power had put on display
from its resources. 15 I said to myself, ‘Th is is just a way to stir
up desires that were active enough already! What is this parade
of money all about? Are we come together just to have lessons
in greed?’ In fact, I left there with less acquisitiveness than I had
brought with me. 16 I ceased to care about wealth, not because it
is superfl uous but because it is trivial. Did you not see how that
parade, though carefully orchestrated and moving slowly, was over
within a few hours? Has something that could not last a whole
day fi lled our entire life? 17 Th is thought occurred as well: all
those riches seemed to me as superfl uous to their owners as they
were to the observers.
“For this reason, whenever my eyes are smitten by this kind
of thing, or whenever I encounter a splendid house with a welltrained
regiment of slaves and a litter on the shoulders of handsome
bearers, I say to myself, ‘Why are you impressed and all
agape? It’s just a show.’ People don’t own these things, they display
them; and in the very moment they give us pleasure, they are also
passing away. 18 Turn yourself instead toward real riches. Learn to
be satisfi ed with little, and loudly and spiritedly proclaim:
We have water, we have porridge, let us compete for happiness
with Jupiter himself.*
Let us, I beg you, make the same challenge even without these
things. It’s shameful to base a happy life on gold and silver, and
equally shameful to base it on water and porridge. 
19 “ ‘What am I to do if even these things are not available?’
Are you asking what is the cure for penury? Starvation sets the
limit to starvation: if not so, then what diff erence does it make
whether you are a slave to vast resources or to a pittance? What
does it matter how small something is if fortune can refuse it to
you? 20 Th is very water and porridge are liable to be controlled by
someone else. Th e free person is not the one over whom fortune
has little power, but the one against whom fortune is powerless.
Th is is the truth—if you want to challenge Jupiter, who has no
wants, you must want nothing.”
Th is is what Attalus told us, and what nature has told everyone. If you
make the eff ort to refl ect frequently on these things, you will strive
to be happy, not seem happy—that is, to seem happy to yourself and
not to others.
Farewell.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: