JORDAN B. PETERSON: “MƯU CẦU HẠNH PHÚC LÀ MỘT ĐIỀU VÔ NGHĨA”
“Cuộc sống thật bi thảm, và tất cả chúng ta đều có khả năng biến thành quái vật.” Đó là một lời bình luận đầy khiêu khích của Jordan...
“Cuộc sống thật bi thảm, và tất cả chúng ta đều có khả năng biến thành quái vật.” Đó là một lời bình luận đầy khiêu khích của Jordan Peterson, nhưng thật lạ là điều này không khiến cho hàng triệu người ngừng xem các video bài giảng trực tuyến của ông trên internet. Tim Lott từ The Guardian đã có cuộc phỏng vấn với Peterson khi tựa sách “12 Quy luật cuộc đời: Thần dược cho cuộc sống hiện đại” của ông được xuất bản.
Thật khó chịu khi được yêu cầu hãy giao tiếp với kẻ tâm thần phía bên trong bạn, rằng cuộc sống là một bi kịch và mục đích sống cũng chẳng phải là hạnh phúc. Đây hầu như không phải là nội dung chính của hầu hết các cuốn sách self-help đang có trên thị trường. Chưa hết, ít nhất là ở mặt nổi, một cuốn sách self-help chứa đựng những thông điệp này chính là những gì mà nhà tâm lý học người Canada – Jordan B. Peterson đã viết trong “12 Quy luật cuộc đời”.
“12 Quy luật cuộc đời: Thần dược cho cuộc sống hiện đại” của Peterson là một quyển sách mang trong mình nhiều tham vọng của Peterson. Một số người sẽ nói đó là sự ngạo mạn khi Peterson cố gắng giải thích về việc cách một cá nhân nên sống cuộc sống của chính họ, về mặt đạo đức hơn là để phục vụ bản thân. Điều này đã được ghi nhận trong Kinh Thánh; cũng được ghi nhận bởi Nietzsche, Freud, Jung và Dostoevsky – một lần nữa, đó là những nguồn tham khảo không hề phổ biến với thể loại sách này.
Tôi nghi ngờ rằng nó có sức hấp dẫn thương mại của The Secret (bạn mong muốn điều gì đó và nó sẽ trở thành sự thật) và nó chắc chắn là nó cũng đi lạc từ địa hạt của Đắc nhân tâm (How to Win Friends and Influence People). Nhưng Peterson lại ở trong một liên minh trí tuệ khác biệt hoàn toàn với các tác giả của hầu hết những cuốn sách như vậy. Camille Paglia đánh giá rằng ông ấy sẽ trở thành “nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của Canada kể từ sau thời đại của Marshall McLuhan”.
“Các video trên kênh YouTube của Jordan Peterson đã có hơn 35 triệu lượt xem, thậm chí những bài giảng về Kinh thánh của ông cũng đã được xem đến 5 triệu lần. Ông nhanh chóng trở thành một thiên tài mới nhất mà giới hàn lâm sở hữu”
Đọc thêm:
Jordan B. Peterson, 55 tuổi, là một Giáo sư Tâm lý học tại Trường Đại học Toronto. Ông người đã trở thành một điểm sáng vào năm 2016 sau khi từ chối sử dụng các đại từ giới trung tính tại trường đại học dù một đạo luật mới, Bill C-16, buộc ông phải thừa nhận sự hợp pháp của nó. Sau đó, Peterson được ca ngợi là một người tử đạo cho quyền tự do ngôn luận hoặc khiển trách những người đồng tính. Những cuộc biểu tình đã nổ ra trong khuôn viên trường, và ông trở thành đối tượng của một chiến dịch phản kháng bởi các nhà hoạt động bình đẳng giới. Nhiều tranh luận cũng xảy ra sau đó khi ông công khai bảo vệ James Damore, một nhân viên Google bị sa thải vì cho rằng có sự khác biệt giới tính bẩm sinh không khác gì sự đồng thuận khoa học.
Peterson chắc chắn không yên vị với cơ sở học thuật thiên về cánh tả. Ngoại trừ bất cứ điều gì khác, ông tin rằng hầu hết các khóa Nhân văn học của trường đại học nên được tái cấu trúc vì chúng “đã bị vấy bẩn bởi những người theo Chủ nghĩa hậu hiện đại Marxist” - đặc biệt là những nghiên cứu về phụ nữ và những người da đen. Điều này đã khiến Peterson trở thành biểu tượng của một tổ chức gồm những người có tư tưởng cực Hữu (Alt-right) - mặc dù sự ủng hộ của ông đối với việc xã hội hóa chăm sóc y tế, phân phối lại của cải cho những người nghèo nhất và việc hợp pháp hóa các loại thuốc cho thấy điều này còn quá xa vời. Jordan Peterson tự nhận mình là một người theo trường phái tự do cổ điển Anh Quốc, nhưng ông cũng nói - khi bị gán ghép là một kẻ chống đối - rằng việc ông chống đối chính là một chủ nghĩa cấp tiến mới.
Đọc thêm:
Peterson chủ yếu được biết đến vì sự phản đối kịch liệt và thẳng thắn của ông với các chương trình nghị sự chính trị cực tả mà ông mô tả là chuyên chế, bảo thủ và là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với tính ưu việt của cá thể - một giá trị cốt lõi của ông, như ông khẳng định, và cũng là nền tảng của văn hóa phương Tây.
Lần đầu tiên tôi bắt gặp Peterson không phải trong bất kỳ bối cảnh chính trị nào mà là ở vai trò của một giáo viên kể chuyện. Các video trực tuyến của ông không phải là những câu chuyện bình thường mà còn có những thần thoại, gồm cả cổ đại và hiện đại. Tôi đã xem các video về ý nghĩa của tâm lý học từ những câu chuyện trong Kinh thánh của ông ấy. Mặc dù tôi là người vô thần trong suốt cuộc đời của mình, nhưng đây lần đầu tiên Kinh thánh bắt đầu có một ý nghĩa tượng trưng nào đó đối với tôi. Peterson có thể nắm bắt những ý tưởng khó nhất và biến chúng thành một trò giải trí thực sự. Đây có thể là lý do giải thích tại sao các video trên kênh YouTube của ông ấy đã có hơn 35 triệu lượt xem. Thậm chí những bài giảng về Kinh thánh của ông cũng đã được xem đến 5 triệu lần - một con số khá lớn với một phân tích thần học về Cựu Ước. Jordan B. Peterson nhanh chóng trở thành một thiên tài mới nhất mà giới hàn lâm sở hữu.
Đọc thêm:
Thế giới quan của Peterson rất phức tạp, mặc dù “12 Quy luật cuộc đời” đã tạo ra một nỗ lực tuyệt vời để đơn giản hóa nó thành một quyển sách gần gũi hơn với công chúng. Quyển sách này có thể được tóm gọn như sau: Cuộc sống là một bi kịch. Còn bạn lại quá nhỏ bé, đầy thiếu sót, dốt nát, yếu đuối và nhiều điều kinh khủng khác, phức tạp và thậm chí là vượt trội. Trước kia, chúng ta đã có Cơ Đốc giáo đóng vai trò như một tường thành chống lại thực tại đáng sợ đó. Nhưng rồi Chúa đã chết. Kể từ đó, nền quốc phòng hoặc trở thành một ý thức hệ mà tiêu biểu nhất là chủ nghĩa Marx hoặc chủ nghĩa phát xít, hoặc chỉ là một chủ nghĩa hư vô. Với sự dẫn dắt của những hệ tư tưởng này, chúng ta đã phải trải qua một thế kỷ 20 với rất nhiều tai ương.
Hạnh phúc là một đích đến mơ hồ. Đừng so sánh bản thân bạn với người nào khác, hãy so sánh bản thân bạn với chính bạn của ngày hôm qua. Không ai bị trừng phạt chỉ vì làm sai một điều gì đó cả, vì vậy hãy chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân bạn. Hãy tạo ra phép màu cho thế giới của bạn, ở cả nghĩa bóng, nghĩa đen và khía cạnh thần kinh học. Các bài học này là những câu chuyện và thần thoại vĩ đại mà chúng ta đã được kể từ khi nền văn minh bắt đầu.
Jordan Peterson đã từng nghiên cứu về chính trị học trước khi chuyển sang ngành tâm lý học và bị ám ảnh bởi sự hiểu biết, vào thời điểm chiến tranh lạnh đang diễn ra, về cái cách mà cả nhân loại bị đẩy đến bờ vực hủy diệt một khi những khuynh hướng của niềm tin bị kìm nén. Điều này đã trở thành kim chỉ nam của Peterson kể từ khi ông suy ngẫm về bản chất con người và cách thức phi lý mà chúng ta tạo ra các hệ thống niềm tin.
Quyển sách đầu tiên của Jordan Peterson – Maps of Meaning: The Architecture of Belife (xuất bản năm 1999) – là một cuốn sách sâu sắc nhưng rất khó hiểu với những trích dẫn về người viết tiểu sử của ông, nó mô tả “cấu trúc của các hệ thống niềm tin và thần thoại cũng như vai trò của chúng trong việc điều tiết cảm xúc, sáng tạo những điều ý nghĩa và động cơ thúc đẩy của sự diệt chủng”. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được một chặng đường dài từ cuốn sách mới nhất của ông – “12 Quy luật cuộc đời”, với các chương sách như “Quy luật 1: Đứng thẳng hiên ngang” và “Quy luật 11: Đừng ngăn cản con bạn đón nhận thử thách”. Tuy nhiên, triết lý cốt lõi của chúng vẫn như nhau.
Tôi đã gọi skype với Peterson ở Toronto trước khi ông đến London để diễn thuyết và quảng bá cho cuốn sách. Với hy vọng (hão huyền) rằng sẽ đánh bật ông ấy khỏi sự cân bằng, tôi đã bắt đầu với câu hỏi:” Bạn nghĩ bạn là ai vậy? Moses?”
Ông ấy chỉ cười: “Không, tôi nghĩ tôi là một người sợ hãi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những điều cực kỳ khủng khiếp. Và tôi đọc lịch sử với tư cách là một thủ phạm tiềm tàng chứ không phải là với tư cách của một nạn nhân. Điều đó đưa bạn đến một số nơi rất tồi tệ. Ngoài ra, cuốn sách này không chỉ được viết cho độc giả. Nó là một lời cảnh tỉnh cho chính tôi. Tôi cũng thường nói: ‘Ác giả ác báo (the chickens come home to roost), vì vậy hãy tìm cách thoát ra khỏi địa ngục càng nhanh càng tốt.’ Nếu tôi học được một điều gì đó trong suốt 20 năm thực hành lâm sàng của mình, thì chính là điều này. Tôi thề là mình chưa bao giờ thấy bất kỳ ai có thể thoát ra khỏi bất cứ điều gì trong cả cuộc đời của tôi”.
“Nietzsche đã chỉ ra rằng hầu hết các giáo lý là hèn nhát. Hoàn toàn không có sự hoài nghi rằng đó chỉ là một tình thế. Vấn đề với những người tử tế là họ chưa bao giờ ở trong bất kỳ tình huống nào có thể biến họ thành những con quái vật mà họ có khả năng trở thành.”
Vì vậy, nếu những người tốt có cơ hội để che giấu những cơn bốc đồng xấu xa từ chính họ, liệu họ có khả năng nuông chiều những cảm xúc đó không? “Đúng. Và một chút tự vấn lương tâm (soul-searching) sẽ cho phép họ quyết định cách cư xử ra sao với việc họ đang thỏa mãn với chính mình.”
Có lẽ, sự thật về bản chất xấu xa của chúng ta có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng trong cơn lũ của sự hận thù, sự bất lương và cơn thịnh nộ được phô bày trên những tài khoản Twitter ẩn danh. Họ được gọi là “người bình thường”, không phải là sociopath (những người mắc chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội), người chịu trách nhiệm cho sự tàn bạo của Chủ nghĩa Quốc xã (nazism), Chủ nghĩa Stalin (Stalinism) và Tư tưởng Mao Trạch Đông (Maoism). Chúng ta không được quên, như lời của Peterson, rằng chúng ta đồi bại, thảm hại và có một dã tâm xấu xa.
Vì vậy, nếu tất cả chúng ta đều là quái vật, vậy chúng ta được bảo vệ bằng cách nào? Điều đầu tiên là cần biết được thế giới quan của chúng ta phát triển ra sao. Sau đây là môt tả của một thí nghiệm có tuổi thọ 20 năm về sự lơ đễnh - thí nghiệm Gorilla Invisible nổi tiếng. Thí nghiệm này liên quan đến việc ghi hình lại cảnh hai đội bóng rổ chơi một trò chơi cho các nhà quan sát, những người này được yêu cầu đếm số đường chuyền mà đội của họ đã thực hiện. Trong quá trình chơi, một người đàn ông trong bộ đồ khỉ đột bước ra sân, vỗ ngực và sau đó bỏ đi. Kết quả thật đáng kinh ngạc, hơn 50% số người quan sát đã không chú ý đến con khỉ đột nào cả.
Tại sao điều này lại quan trọng? Vì như Peterson chia sẻ, bạn chỉ nhìn thấy những gì mà bạn nhắm đến – không chỉ ẩn dụ mà còn theo nghĩa đen và cả khía cạnh sinh lý. Nhận thức của bạn được điều chỉnh theo mục tiêu của bạn. Vì vậy, nếu bạn có những mục tiêu xấu xa và đồi bại, bạn sẽ chỉ thấy những điều xấu xa và thối nát tương tự, những thứ giúp cho mục tiêu của bạn trở nên suông sẻ. Còn nếu mục tiêu của bạn cao, bạn sẽ thấy được những điều khác nhau. Hãy tin vào tri giác của bản thân. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Peterson rằng, bạn cần phải theo đuổi những điều có ý nghĩa thực sự thay vì cứ chăm chăm kiếm tìm hạnh phúc trong cuộc sống này.
“Những gì tốt nhất mà chúng ta nghĩ đến đó là hạnh phúc chính là ý nghĩa của cuộc sống, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không hạnh phúc? Hạnh phúc là một tác dụng phụ tuyệt vời. Khi nó đến, hãy chấp nhận nó một cách bình thản nhất. Nhưng nó cũng chỉ thoáng qua và không thể đoán trước được. Nó không phải là một thứ gì đó để hướng đến - bởi vì hạnh phúc không phải là một mục tiêu. Còn nếu hạnh phúc là mục đích của cuộc đời thì bạn sẽ như thế nào khi không hạnh phúc? Khi ấy bạn là một kẻ thất bại. Và có lẽ là một thất bại nghiệt ngã. Hạnh phúc giống như kẹo bông gòn. Nó không phải là một loại công việc mà bạn cần phải làm ngay tức thì.”
Nhưng làm thế nào để chúng ta tạo ra những điều ý nghĩa? Peterson tin rằng mỗi người đều được sinh ra với một bản năng đạo đức và ý nghĩa. Đó cũng là một vấn đề về trách nhiệm – bạn cần phải có dũng khí để tự nguyện gánh vác những gánh nặng lớn lao để hướng đến điều ý nghĩa đó. Đây là những gì mà các câu chuyện trong Kinh Thánh nói với chúng ta. Những câu chuyện vĩ đại trên thế giới đều có một quan điểm đạo đức riêng - chúng dạy ta cách theo đuổi ý nghĩa dựa trên lợi ích cá nhân hẹp hòi. Dù là Pinocchio, Vua sư tử, Harry Potter hay Kinh thánh, tất cả đều nói cùng một điều: hãy bước đi trên con đường cao nhất, nhặt tảng đá nặng nhất và tâm hồn của bạn sẽ có hy vọng được tái sinh bất chấp những đau khổ không thể tránh khỏi mà cuộc sống mang lại.
Peterson cũng có những bài phân tích lớn về những câu chuyện trong Kinh thánh. Ông trình bày cách mà thần thoại “Adam và Eva” cho thấy sự xuất hiện của sự tự ý thức (self-consciousness) trong tương lai – và do đó có một nhận thức về sự chết chóc, về sự dễ tổn thương, về tương lai, về thiện và ác. Mỗi người trong câu chuyện này ngay lập tức bắt đầu nói dối và tránh né lời khiển trách: Adam đổ lỗi cho Eva, Eve đổ lỗi cho con rắn. Sau đó, họ sinh ra Cain và Abel, và hành động đầu tiên trong lịch sử loài người là việc Cain sát hại chính em trai của mình bởi sự oán giận Abel cũng như Đức Chúa. Cain sau đó đã phân trần về việc này: “Tôi có phải là người trông nom của em trai mình không?”
Peterson nói rất nhiều về sức mạnh của sự phẫn nộ trong các tác phẩm của mình. Chúng ta ghét những người tốt hơn chúng ta (Chúa, Abel) và muốn tiêu diệt họ, sau đó nói dối để che giấu hậu quả. Ông nói: “Hãy nghĩ đến lòng oán giận của bạn. Hãy vạch trần nó. Đừng bao giờ đánh giá thấp dã tâm của bạn. Nếu bạn yếu đuối, bạn nên biến mình thành một con quái vật. Điều thú vị là ‘con quái vật’ đó lại tốt hơn sự ‘tử tế’. Nhưng nó lại không tốt bằng thứ ‘không kỳ quái’. Và đó là điều tiếp theo cần đạt được. Nhưng việc tự thu mình lại trong đáy sâu của sự phẫn nộ là con đường thực sự dẫn đến bóng tối trong tâm hồn.
“Bạn phải chú ý khi bạn có cảm giác mình là kẻ giết người. Hãy nói rằng bạn đi làm và có ai đó bắt nạt bạn. Nếu bạn để ý, bạn sẽ mơ tưởng về một số thứ không mấy tốt đẹp. Điều đó cho bạn biết hai điều: Đầu tiên là bạn không tốt đẹp như bạn nghĩ. Và hệ quả của điều đó là, bạn cũng không vô dụng như bạn nghĩ.”
“Nếu bạn để ý, bạn sẽ mơ tưởng về một số thứ không mấy tốt đẹp. Điều đó cho bạn biết hai điều: Đầu tiên là bạn không tốt đẹp như bạn nghĩ. Và hệ quả của điều đó là, bạn cũng không vô dụng như bạn nghĩ”
Theo quan điểm của Peterson, “Thượng đế” đại diện cho “thực tại” hoặc “tương lai” hoặc “tư tưởng” (logos) hoặc “sự tồn tại” hay “những thứ không phải là bạn và rằng bạn không hề biết đến nó”. Khám phá quan trọng trong thời kỳ đầu của nhân loại là “Thượng đế” có thể được mặc cả, thông qua sự hy sinh – điều này chẳng hơn gì việc bạn hy sinh những thú vui của hiện tại, thực tế là có khả năng bạn sẽ được tưởng thưởng trong tương lai. Dù không được bảo đảm, nhưng đó là một lựa chọn tốt nhất mà bạn đã có được.
Peterson vốn là một tín đồ Cơ Đốc sùng đạo, ông từng lưu ý rằng các bài giảng của ông hoàn toàn nói về tâm lý học hơn là giá trị thần học của Kinh thánh. “Đúng. Đó là một thể loại điên rồ. Gánh nặng đạo đức thật lố bịch. Chúa có thể vùi dập bạn mặc dù bạn đang làm điều đúng đắn. Nhưng nó là cuộc cá cược tốt nhất mà bạn có. Có một cấp độ thực tế tuyệt vời ngoài kia mà chúng ta không biết và không thể hiểu. Chúng ta có thể mặc cả với nó, nhưng nó không đảm bảo cho bạn bất cứ điều gì còn Chúa có thể nâng đỡ bạn lên. Đó chính là cuộc sống. Không có điều gì là đảm bảo cho sự thành công.”
Ông có tin vào “thế giới bên kia” không? “Thậm chí tôi không biết rằng tôi tin vào cái chết! Tôi không chắc rằng chúng ta hiểu mọi thứ về vai trò của ý thức ở không gian và thời gian. Tôi không nghĩ về thế giới như cách chúng ta vẫn nghĩ. Tôi không phải là người duy vật. Bất cứ điều gì đang xảy ra ở cấp độ bên trong nguyên tử của vật chất là điều huyền bí mà con người không thể hiểu được.”
Chương cuối cùng của sách “12 Quy luật cuộc đời” được đặt một tựa đề dễ khiến người đọc hiểu sai về ngữ nghĩa – “Quy luật 12: Yêu quý mọi người bất chấp những khiếm khuyết ở họ, và yêu cả một chú mèo nữa”. Nội dung chính của chương này đi vào những cuộc đấu tranh cá nhân mà Jordan Peterson đã trải qua khi ông phát hiện con gái mình, Mikhaila, mắc một căn bệnh về xương hiếm gặp. Trong vòng nhiều năm, Peterson cùng vợ và con gái của ông đã phải chiến đấu kịch liệt với bệnh tật, thứ đã khiến cho Mikhaila đau đớn tột cùng. Sự kiện này cũng ghi nhận việc Peterson và con gái của ông đã mắc phải hội chứng trầm cảm lâm sàng. Đó là điều chưa được khẳng định, nhưng dường như, rõ ràng sự đau đớn cực độ của những trải nghiệm này đã ảnh hưởng lớn đến ông và cách mà ông chú tâm vào những góc khuất đen tối của cuộc sống.
Có quá nhiều thứ để nói về Jordan Peterson. Ở ông là một sự pha trộn lạ thường của một nhà thần học, một nhà tâm lý học, một người bảo thủ, hào phóng, hóm hỉnh và của một giáo dân. Ông là một người ủng hộ mạnh mẽ các phương pháp khoa học không đi theo chủ nghĩa duy vật. Ông có thể chuyển nhanh trạng thái từ âu yếm sang sắc cạnh chỉ trong vòng một nhịp. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của ông, cũng là thứ làm nền tảng cho những gì gần đây ông đã thực hiện là sự kháng cự của những cá nhân chống lại sự đồng lòng của các tập thể, dù là cánh hữu hay cánh tả.
“Bản sắc nhóm của bạn không phải là đặc trưng chính của bạn. Đó là phát hiện vĩ đại của phương tây. Cũng là lí do tại sao phía tây luôn đúng. Và, ý tôi là theo một cách tuyệt đối. Phương tây là nơi duy nhất trên thế giới đã nhận ra rằng mỗi cá nhân đều có chủ quyền. Và đó là một điều không thể để tìm ra được. Thật tuyệt vời khi chúng tôi có khả năng kiểm soát được nó. Và đó chính là chìa khóa cho tất cả những điều đúng đắn mà chúng tôi đã làm.”
“12 Quy luật cuộc đời” của Jordan Peterson:
Quy luật 1: Đứng thẳng hiên ngang
Quy luật 2: Đối xử với bản thân như thể đó là người mà bạn có trách nhiệm giúp đỡ
Quy luật 3: Kết bạn với những ai mong muốn điều tốt đẹp nhất cho bạn
Quy luật 4: So sánh bản thân với chính bạn ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay
Quy luật 5: Đừng để con bạn làm những điều khiến bạn không ưa chúng
Quy luật 6: Đặt ngôi nhà bạn trong một trật tự hoàn hảo trước khi chỉ trích thế giới
Quy luật 7: Theo đuổi những điều ý nghĩa, chứ không phải có lợi
Quy luật 8: Hãy nói sự thật – hoặc chí ít cũng đừng nói dối
Quy luật 9: Tin rằng người mà bạn đang lắng nghe biết điều gì đó mà bạn không biết
Quy luật 10: Nhận thức chính xác về bản thân và thế giới quanh mình
Quy luật 11: Đừng ngăn cản con bạn đón nhận thử thách
Quy luật 12: Yêu quý mọi người bất chấp những khiếm khuyết ở họ, và yêu cả một chú mèo nữa
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất