"Squid Game" - Trò chơi con mực, một hiện tượng nổi lên gần đây, là chủ đề được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn lớn nhỏ, các mạng xã hội, phương tiện truyền thông, giải trí. Có thể nói, thành công của "Squid Game" để lại đậm nét nhất đối với khán giả là phân cảnh con "búp bê" khổng lồ quay đầu lại, đọc một đoạn bằng tiếng Hàn Quốc có âm điệu. Thoạt nhìn ta cũng có thể cảm nhận được cái rợn tóc gáy của ngoại hình con búp bê với tạo hình giống với những con búp bê trong phim kinn dị như "Annabelle" cùng đoạn nhạc nghe có vẻ ngây thơ nhưng kết hợp với khung cảnh ắt hẳn bất kỳ ai sau khi xem xong phân cảnh cũng có một cảm giác khá ghê rợn, đặc biệt là sau khi đã xem phim. Cũng tương tự với "The Human Centipede" hay "Tusk", những bộ phim chiếu rạp làm ám ảnh đối với người xem, "Squid Game" mang lại cho người xem ở đó là một thế giới nơi tất cả đều vận hành như thế giới thực, những quy tắc vật lý, những quy luật vận động xã hội hay cách xã hội phát triển đều tương đồng với phần nào đó của ngoài đời. Cụ thể trong "The Human Centipede", khung cảnh nhà tù, những con người, tiến sĩ khoa học điên là những điều khả dĩ, có thể xảy ra ngay trong cuộc sống thực, không đi quá xa như những phim siêu nhiên viễn tưởng nhưng nó nằm đủ xa để không gây ra sự vô lý và vô hình trung người xem luôn cố làm các chi tiết đó hợp lý đối với ngoài đời thực tạo nên nỗi sợ, ám ảnh vô hình.
Quay lại với "Squid Game", nhân vật trung tâm là một người bình thường, đơn cử cho tầng lớp dưới của xã hội (Hàn Quốc nói riêng và thế giới hiện đại nói chung). Không phải dưới đáy nhưng cũng không phải ở trên mức tạm ổn, nó bấp bênh. Nỗi sợ đầu tiên được gieo rắc không phải điều gì cao xa mà nó đến ngay từ hiện thực, khủng hoảng hiện sinh. Một con người dẫu cho có được tạo điều kiện, ổn định, đã từng có một cuộc sống, con cái, vợ, sống tốt ở một đất nước có nền kinh tế ổn định cũng có thể trắng tay, "thất bại", ăn bám. Nỗi sợ gieo rắc ấy không phải không có cơ sở, một thế hệ sau thế hệ "Baby Boomer" một chút cũng đang chật vật trong chi trả những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, không nói riêng Việt Nam hay nơi đâu, luôn có một nỗi lo thường trực nào đó luôn vây quanh một cá nhân ở một thời điểm nhất định trong cuộc sống.
Nỗi sợ tiếp theo là một nỗi sợ thường trực về sự "không an toàn" của xã hội nơi mà mọi thứ tưởng chừng như được kiểm soát, các tổ chức an ninh dường như không nắm được toàn bộ mọi thứ như mọi người đã tưởng. Sẽ luôn có những ngoại lệ nằm ngoài đường biên an toàn của xã hội với đầy đủ những điều con người có thể nghĩ đến để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp nhất định.
Tại Việt Nam, phim ảnh chịu sự kiểm duyệt cực kỳ kỹ lưỡng về mặt nội dung, hình ảnh lẫn các thông điệp ngầm thông qua phim ảnh. Dường như điều này càng khiến cho những bộ phim từ các nước có nền công nghiệp phim "cởi mở" trở thành điều mới lạ, đặc biệt là Neflix, nơi mà hàng tấn cảnh nóng, gore, chém giết bằng kỹ xảo dường như nhiều như cơm bữa, vô số kể. Đối với Squid Game, việc sex, máu me xuất hiện đối với những người hay xem phim mà nói là điều bình thường, điều này cũng đúng với những người có suy nghĩ cởi mở hơn. Những đại đa số khán giả dường như sẽ tiếp cận bộ phim với những comment tiêu biểu như: "Kinh quá", tương tự như thế. Có thể nói rằng đây cũng coi như là một phần tương đối khác lạ của bộ phim.
Nỗi sợ tiếp đến phải kể tới là sự ngẫu nhiên, việc mạng sống được định đoạt từ những phân cảnh đầu cho ta thấy mạng sống của ai cũng công bằng (nếu xét trong môi trường lý tưởng như trong phim mặc dù đó không gọi là công bằng như là Platform, khi mà những thứ không công bằng được sắp xếp hợp lý nó sẽ là công bằng) nhưng những nhân vật được xoáy sâu sẽ tạo thiện cảm hơn và sức nặng của "cái chết" những nhân vật này dường như được định đoạt với sự ngẫu nhiên. Không ai dám chắc mình có thế vượt qua trò chơi thứ 3 hay trò nhảy cầu. Sự ngẫu nhiên đem đến hy vọng và tuyệt vọng chết chóc đến với bản thân thì nó càng có cơ sở hơn.
Viết vui vậy thôi!