Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu? Bạn không có khoản dư mỗi tháng để tiết kiệm? Bạn luôn “thiếu trước, hụt sau” và cảm thấy áp lực về tiền bạc mỗi ngày. Vậy có cách nào giúp giải quyết hết những vấn đề trên hay không? Phương pháp lập ngân sách chi tiêu Zero Based-Budgeting chính là câu trả lời dành cho bạn.

Lý do khiến bạn luôn gặp vấn đề trong việc quản lý chi tiêu

Không có cái nhìn toàn diện về chi tiêu: Chỉ chăm chăm ghi chép và tính toán các khoản chi tiêu lặt vặt sẽ không đủ giúp bạn kiểm soát tốt nguồn tiền của mình. Điều này còn dẫn đến việc phân bổ chi tiêu không đồng đều. Dù kiếm được nhiều tiền nhưng lúc nào cũng “thiếu trước, hụt sau”.
Chi tiêu rồi mới tiết kiệm: Chúng ta thường có thói quen chi tiêu đến cuối tháng còn dư bao nhiêu tiền mới tiết kiệm. Thế nhưng thật khó để làm được việc này nếu như không có tính kỷ luật cao. Đó là lý do có tháng bạn tiết kiệm được có tháng không, số tiền tiết kiệm được cũng không nhiều.
Zero-Based Budgeting đưa ngân sách về 0 giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả.
Zero-Based Budgeting đưa ngân sách về 0 giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả.
Có thể thấy, việc quản lý tài chính cá nhân là không dễ, nhưng nếu biết phương pháp thực hiện bạn sẽ không phải vật lộn với tiền bạc nữa. Phương pháp Zero-Based Budgeting sẽ giúp bạn gỡ rối những vấn đề trên bằng cách đưa ngân sách về 0. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của Zero-Based Budgeting so với các phương pháp khác.

Zero-Based Budgeting là gì?

Thuật ngữ Zero-Based Budgeting (ZBB) xuất hiện vào năm 1960 bởi Peter Pyhrr - Cựu giám đốc của tập đoàn Texas Instruments.
Đây là một phương pháp lập ngân sách chi tiêu cá nhân, sao cho: THU NHẬP - CHI TIÊU = 0
Zero-Based Budgeting đưa ngân sách về “0”.
Zero-Based Budgeting đưa ngân sách về “0”.
Trong đó:
Thu nhập là tất cả số tiền bạn kiếm được trong một tháng bao gồm: Lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, lợi nhuận kinh doanh, lợi tức đầu tư,...Chi tiêu là tất cả số tiền mà bạn dự chi trong tháng, bao gồm cả tiết kiệm. Tiết kiệm được xem là một khoản chi lâu dài cho bản thân.
Mục đích của phương pháp Zero-Based Budgeting khi đưa ngân sách về 0 đó là buộc mỗi người phải phân bổ tiền đúng cách.
Ví dụ:
Trong tháng thực hiện, tùy vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thay đổi những con số này theo kế hoạch, nhưng quy tắc bất di bất dịch là phải quy được về con số 0. Nếu bạn trừ ra số âm tức là bạn đã dự chi quá nhiều. Nếu ra số dương thì bạn nên chuyển khoản tiền thừa này vào tiết kiệm ngay.

Phương pháp Zero-Based Budgeting phù hợp với ai?

Trong quản lý tài chính cá nhân, không có phương pháp nào dành cho tất cả và Zero-Based Budgeting cũng thế. Phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
Zero Based-Budgeting cho bạn cái nhìn tổng quan về thu chi và biết được khoản nào cần ưu tiên.Phân bổ tiết kiệm như một khoản chi tiêu. Bạn phân bổ nó ngay từ đầu, khi có thu nhập, tránh việc tiêu "lố" vào khoản tiền tiết kiệm này.Tránh “lấy túi nọ bỏ túi kia” vì mỗi khoản tiền đều được phân loại rõ ràng ngay từ đầu.Mang đến cho bạn sự tự do trong kỷ luật. Nghĩa là với kế hoạch chi tiêu có sẵn, bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn, miễn là nó luôn nằm trong vòng tiền quy định hàng tháng.
Nhược điểm:
Vì phải theo dõi các con số và tính toán cẩn thận thu chi nên thời gian lập ngân sách theo Zero-Based Budgeting sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các kế hoạch tài chính khác.Khó thực hiện với người có thu nhập không cố định.
Chính vì thế, phương pháp này phù hợp với những người có thu nhập ổn định, và đang gặp vấn đề với việc tiết kiệm không định kỳ.

4 bước lập ngân sách chi tiêu theo phương pháp Zero-Based Budgeting

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về Zero-Based Budgeting. Dưới đây là 3 bước để bạn thực hành lập ngân sách chi tiêu theo phương pháp Zero-Based Budgeting:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Liệt kê và tính tổng thu nhập.
Liệt kê và tính tổng thu nhập.
Đầu tiên, bạn cần liệt kê tất cả các khoản thu nhập của mình trong một tháng và tính xem tổng số tiền mình kiếm được là bao nhiêu.
Bước 2: Quan sát chi tiêu trong tháng
Lập khung chi tiêu trong tháng rõ ràng.
Lập khung chi tiêu trong tháng rõ ràng.
Đây là lúc bạn nhìn lại các khoản chi tiêu của mình trong 1-2 tháng gần đây để xem mình thường chi bao nhiêu và vào những việc gì. Bạn sẽ có được khung chi tiêu rõ ràng để đến với bước 3.
Bước 3: Liệt kê mọi khoản dự chi cho tháng mới
Lập kế hoạch dự chi tháng mới của bạn.
Lập kế hoạch dự chi tháng mới của bạn.
Ở bước này, bạn cần liệt kê ra mọi khoản chi tiêu dự tính rồi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Sau khi dự tính xong chi tiêu của cả tháng, hãy cộng lại và so sánh với thu nhập của mình, đảm bảo khoản dư lúc nào cũng bằng 0.
Bước 4: Phân bổ tiền theo các nhóm dự chi
Khi đã có từng nhóm dự chi cụ thể, việc tiếp theo bạn cần làm ngay sau khi có thu nhập là phân bổ tiền theo đúng các khoản đó. Tùy theo mục đích sử dụng của mỗi người mà sẽ có những cách phân bổ tiền khác nhau.

Những cách phân bổ tiền khi thực hiện Zero-Based Budgeting

Tựu chung sẽ có 2 cách phân bổ chi tiêu theo phương pháp Zero-Based Budgeting như sau:

Phân bổ tiền bằng “phong bì” cho người thường xuyên dùng tiền mặt

Trong thời đại hiện nay, chắc hẳn ai cũng sẽ thích thú với sự tiện lợi của thẻ thanh toán. Thế nhưng, cũng vì sự tiện đó mà chúng tạo nên tâm lý mua hàng không mất tiền, bạn chỉ cần quẹt thẻ là sở hữu ngay món đồ yêu thích. Tiền thì vẫn bị trừ trong tài khoản còn bạn vẫn có cảm giác là tiền không rời khỏi túi của mình. Điều này rất dễ dẫn đến việc chi tiêu mua sắm bốc đồng nếu bạn không phải là một người kiểm soát tốt.
Trái lại, khi dùng tiền mặt, mọi thứ ở trước mắt, bạn sẽ biết mình có bao nhiêu, còn bao nhiêu và cần phải làm gì, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát chi tiêu hơn. Vậy nên, phương pháp phong bì này sẽ phù hợp cho những ai thường xuyên dùng tiền mặt.
Cách thức thực hiện rất đơn giản: Đầu tiên, bạn chia nguồn thu nhập của mình thành nhiều “phong bì” khác nhau. Mỗi phong bì sẽ là một khoản để chi cho một mục đích cụ thể. Ví dụ, một phong bì cho ăn uống, mua sắm và tiết kiệm,… Bên ngoài phong bì ghi số tiền cụ thể dự chi trong tháng.
Tuân thủ theo các nguyên tắc bất di bất dịch của Zero-Based Budgeting.
Tuân thủ theo các nguyên tắc bất di bất dịch của Zero-Based Budgeting.
Cách làm này sẽ giúp bạn biết chính xác mình chi tiêu như thế nào. Nếu phong bì hết tiền sớm hơn dự định, bạn cần xem xét lại thói quen chi tiêu hoặc cân đối và điều chỉnh lại ngân sách để sát với thực tế hơn. Một điều quan trọng nữa đó là tuyệt đối không sử dụng phong bì tiết kiệm trừ trường hợp khẩn cấp như bệnh tật, tai nạn,...

Phân bổ tiền trên apps quản lý chi tiêu cho người hay chi xài qua thẻ

Nếu bạn là một người thường xuyên chi tiêu qua thẻ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thì phương pháp này sẽ rất phù hợp với bạn. 
Hiện nay, có rất nhiều các ứng dụng quản lý chi tiêu mà bạn có thể cân nhắc. Chẳng hạn như Money Lover, Mint, YNAB,... Những ứng dụng này cho phép bạn theo dõi kế hoạch hàng tháng qua biểu đồ, giúp bạn nắm rõ tình trạng chi tiêu của mình.
Ngoài ra, một số ứng dụng còn cho phép bạn kết nối với tài khoản ngân hàng của mình. Mỗi lần thẻ bị trừ tiền, ứng dụng sẽ tự động thông báo để bạn nhập tiền vào từng khoản đã lập. Điểm hay là bạn sẽ phát hiện được thêm nhiều khoản trừ tiền tự động từ ngân hàng mà trước đây mình không để ý. Ai hay tiêu dùng bằng thẻ thì đây là một phương pháp rất tốt để quản lý tiền.
Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự tìm hiểu nhất định về các ứng dụng quản lý chi tiêu, để biết ứng dụng nào phù hợp với mình. Ví dụ như Mint, ứng dụng này chỉ cho phép bạn nhìn lại tổng số tiền sau khi đã thực hiện giao dịch. Đồng thời, giao dịch này phải được trừ tiền trong tài khoản ngân hàng và phản hồi về Mint. Chứ tại thời điểm bạn muốn mua món đồ nào đó, bạn sẽ không biết được ngân sách cho việc này còn bao nhiêu?
Ngược lại với ứng dụng YNAB (You Need a Budget), khi bạn muốn mua gói kẹo, bạn sẽ xem được ngân sách cho kẹo bánh còn khoảng bao nhiêu. Sau đó, bạn nhập luôn số tiền mua gói kẹo này vào YNAB, nó sẽ tự động trừ tiền và cho bạn thấy mình còn bao nhiêu tiền cho quà bánh. Nếu không đủ tiền thì mình sẽ không mua gói kẹo này nữa.
Mỗi ứng dụng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có một mục đích là giúp bạn theo dõi và quản lý chi tiêu của mình sát sao hơn.
Trái với suy nghĩ của nhiều người về việc quản lý chi tiêu là chi li, tính toán hay cứng nhắc, Zero Based-Budget sẽ giúp bạn hiểu hơn về mục đích của đồng tiền. Điều quan trọng không phải là làm thế nào để kiếm tiền mà làm thế nào để sử dụng tiền.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tài chính cá nhân, hãy nhấn nút "ĐĂNG KÝ NGAY" ở phía dưới để đăng ký tài khoản RedBag miễn phí và nhận được thông báo mỗi khi có bài viết mới liên quan nhé
Nguồn: