Chắc khi còn nhỏ ai cũng thường bị cha mẹ hay các bậc lớn tuổi so sánh mình với một vài đứa trẻ cùng độ tuổi với đại loại “Con nhà người ta nó vầy nè...”, ta ước gì những bậc người trưởng thành ấy hiểu biết hơn một tý, rằng việc so sánh ấy chỉ làm ta thêm áp lực, nó không thực sự cần thiết và cứ liêng thiêng suốt ngày này sang ngày khác. Khi chúng ta lớn hơn tý, khi có một vài nhận thức với cuộc sống ta thấy thương hơn là giận các bậc lớn tuổi ấy vì sự so sánh ấy không công bằng, việc lấy một điểm yếu của ta để so sánh điểm mạnh của “con nhà người ta” với mặc định ai cũng cùng hệ quy chiếu là hoàn toàn sai trái.
Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang sống với mạng lưới khổng lồ của internet và tìm thấy sự đồng cảm và ủng hộ cực lớn của cộng đồng Anti - “con nhà người ta” và thế lực này bằng cách này hay cách khác đang dạy dỗ lại lối suy nghĩ cũ kỹ kia. Chúng ta vui vẻ bởi cuộc cách mạng này đang từng bước tiến tới thắng lợi vẻ vang. Nhưng cuộc sống có lẽ không bao giờ bình yên như cách thiết kế ban đầu của nó, chúng ta lại đang đối mặt với một thế lực mới còn nguy hiểm hơn
Vậy thế lực đó là gì ?
Sự tự so sánh mình với người khác, xem mình kém cõi và là lỗi thiết kế của tạo hóa. Chúng ta tự ti đến nỗi luôn chỉnh sửa hay áp dụng filter với tất cả các tấm hình đưa lên mạng xã hội, chúng ta mơ mẫn và choáng ngợp với các màn đập hộp của rick kid, ước mong bị một sự cố như một tiktoker ngu xuẩn nào đó đăng một video mà có bản mặt của mình vào và hiển nhiên mình có thể trở thành một hot-trend và nổi tiếng chỉ sau một đêm, hay ai đó hót hót chẳng may sa vào đời mình và có một cái kết cổ tích... Rồi ta nhận ra, mình thật kém cõi và chỉ riêng mình bị "bỏ lại phía sau".
Tại sao lại có những suy nghĩ này, nó có phải là bệnh của thời đại?
Chúng ta tiếp xúc với mạng lưới xã hội từ lúc rất sớm và chưa được đào tạo các kỹ năng cần thiết để sử dụng công cụ trên. Như việc chúng ta dùng dao nhưng chưa ai dạy ta cách dùng dao và nếu dùng sai cách ta có thể bị dứt tay.
Chúng ta quá ít kinh nghiệm để nhận ra rằng: một bức hình đẹp ta nhìn thấy của một người xa lạ nào đó trên mạng không đại diện cho sự hạnh phúc của họ cả ngày hôm đó, và có đôi khi bức ảnh này đang che dấu một hậu kỳ u ám mà chủ nhân nó sẽ không muốn cho ai biết.
Khi xem “behind the scene”, chúng ta mắc cười với những phân cảnh không có ở trên phim, và thực tế những gì ta nhìn vào mạng xã hội cũng giống như một bộ phim mà không ai cho ta biết những phân cảnh đó như thế nào.
Căn bệnh này hình thành do việc tiếp xúc với mạng xã hội từ sớm cùng với việc chưa được đào tạo một cách chính quy đó là lý do nguyên nhân cốt lõi
Thông điệp gì với căn bệnh này ?
Sự tự so sánh ở một góc độ tích cực đó là tư duy phản ánh mình để tìm đến sự tiến bộ và nó là cách mà bộ não tư duy để phát triển “biết người biết ta”, nó giúp ta biết chúng ta cần cải thiện điểm nào và phát huy các thế mạnh tới đâu.
Nhưng việc khuếch đại một cách không cần thiết sẽ làm ta mệt mỏi. Việc còn lại của mỗi người khi đối mặt với căn bệnh thời đại này là cần trang bị sự hiểu biết nhất định.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất