Sinh viên có thể phân chia thành nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, theo nhiều khu vực địa lý khác nhau, nhưng điểm chung nhất, vẫn là ko có tiền. Để vào vai một kẻ tâm lý bất ổn, vật vờ sống qua ngày với 1 tương lai vô định trong phim Joker, thì Joaquin Phoenix đã phải thử làm sinh viên trong vòng 3 ngày. Là một người con xa quê lên Thủ Đô học tập và sinh sống, tôi cũng đã trải qua cảm giác như nam diễn viên kia vậy, chỉ khác là nó kéo dài đến 3 năm rưỡi.
Khi là sinh viên, thì khía cạnh tài chính của tôi chia thành 2 mặt đối lập nhau rõ rệt, mà tôi nghĩ là đứa svien nào cũng từng trải qua, đấy là đầu tháng và cuối tháng. Đầu tháng thì tôi chi tiêu như thể là con của Phạm Nhật Vượng vậy, cuối tháng thì tôi lên Tiktok xem cách nấu bữa cơm 5k cho 10 người ăn. Nửa đầu của tháng sẽ là lúc tôi tự thưởng cho bản thân sau 1 tháng ko làm đc cm gì. Để miêu tả ngắn gọn giai đoạn này thì nó khá giống với bệnh trầm cảm, vì tôi tiêu cực nhiều. Mọi lời hứa với bản thân từ cuối tháng trc rằng phải biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý trở nên vô dụng như cái mác FBI Warning vậy, tôi bỏ qua hết. Những buổi café với bạn bè, những đơn shopee đang chờ giao và những bữa ăn theo châm ngôn You only live once, khiến cuộc sống của tôi có cực nhiều biến động, biến động số dư. Có lẽ dấu cộng duy nhất tôi thấy xuất hiện là ở phần thêm vào giỏ hàng, chứ ko phải ở tài khoản của tôi. Theo một bài phỏng vấn sinh viên của trường đại học nổi tiếng (ở đâu thì tôi ko biết), có đến 70% sinh viên chi tiêu nhiều nhất là vào đầu tháng, 30% còn lại thì ko tham gia khảo sát.
Mọi người có để ý ko, cái gì gắn với sinh viên thì đều rẻ. Các quán ăn rẻ thì gọi là quán sinh viên, các khu tập trung nhiều đồ rẻ thì gọi là khu sinh viên, những nơi tập trung nhiều người ko có tiền, thì gọi là trường đại học (trừ đại học RMIT). Nếu phải chọn 1 thứ rẻ hơn giá sinh viên thì là lương sinh viên. Còn rẻ hơn lương sinh viên là gì thì tôi ko biết. Với mức lương đi làm thêm của tôi nếu quy ra tiền đô, thì sẽ khoảng 100 nghìn đô (Theo tỉ giá đô của Zimbabwe những năm 2000). Vậy nên tôi ko baoh đi ăn ở các quán đắt tiền như Haidilao, Manwah hay Starbucks, nếu như ko có bạn tôi đi cùng.
Các cụ có câu: “Nhịn ăn 1 bữa thì chỉ đói 1 bữa, ngừng học 1 bữa thì thấy đói cả tương lai". Cứ đến cuối tháng, ngọn lửa quyết tâm thay đổi lại bùng lên trong tôi, vậy nên tôi chọn bùng học. Nghe có vẻ đéo liên qua gì lắm đến việc chi tiêu, nhưng chính việc đi học và gặp gỡ bạn bè khiến tôi phát sinh những khoản chi mà đéo biết để làm gì. Ngọn lửa ấy khiến tôi cháy túi. Cuộc hội thoại điển hình sẽ là:
Tôi: “Ê tao còn 200k để sống trong 10 ngày, tính ra là 20k/ ngày thôi ý.”
Bạn tôi: “Ừ t cũng thế, đi ăn Dooki ko?”
Thế là tôi và nó kết thúc tháng vào ngày 20.
Nói chung, việc quản lý tài chính không chỉ là về việc kiểm soát số tiền trong túi của bạn, mà còn là về việc tạo ra một tương lai tài chính ổn định. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ, hãy tự thân minh bạch và trách nhiệm với tiền bạc của mình, đến khi kết thúc quãng sinh viên, bạn có thể có 1 nền tảng vững chắc để thành công (nhân).