Tóm tắt tập một:
Ở tập trước ta bàn về việc vì sao châu Phi trở thành châu lục giàu có, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với châu Âu hay châu Á bằng việc buôn bán nô lệ ( người dân ) của chính châu lục mình để đổi lấy vàng bạc, hàng hóa. Tuy nhiên, sớm nở thì tối tàn việc châu Phi phụ thuộc quá nhiều vào buôn bán nô lệ đã khiến cho châu lục này trả một cái giá mà tới tận ngày nay vẫn chưa thể khôi phục lại...

Nô lệ và sự sụp đổ của một châu lục:

Ottoman-Tây Âu:

Chuyện là sau hàng chục năm, hàng trăm năm buôn bán nô lệ để đối lấy vàng bạc, các quốc gia châu Phi đã hoàn toàn lạc hậu về công nghệ so với châu lục láng giềng. Những quốc gia châu Phi muốn trở thành bá chủ khu vực đều đã nhập những món vũ khí hạng nặng từ châu Âu như súng, đại bác chỉ để bắt nô lệ.
Vậy là từ vị trí chủ động khi Tây Âu phải chấp nhận dùng vàng đổi lấy người thì giờ đây tình thế thay đổi hoàn toàn khi họ phải chấp nhận bán chính người dân của họ với mức giá rẻ mạt chỉ để có thể duy trì chiến tranh.
Người thì ngày càng ít, chiến tranh dẫn đến việc thiếu chăm lo đời sống người dân, mất mùa đói kém xảy ra triền miên khiến châu Phi thực sự đã rơi vào khủng hoảng. Vì đã lỡ phóng lao, các quốc gia châu Phi đành vơ vét tất cả nguồn lực còn sót lại của mình đem bán cho châu Âu. Kết quả là những người có tiềm năng đều biến thành nô lệ.
Việc những người tài giỏi trở thành nô lệ không khác gì việc châu Phi đang tự đạp lấy chân mình và cái kết cho ngày tàn của châu lục này đã không còn xa. Việc không có nhân tài trong nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, quân sự đã khiến cho châu Phi ngày càng thụt lùi.
Trong khi các quốc gia châu Âu giờ đây đã cưỡi sóng bằng những con thuyền sắt, bắn những viên đạn liên thanh, có những đoàn tàu ngập khói hay hàng tá chiến xe cơ giới thì châu Phi chẳng có gì!!! Họ chỉ có sức người, tới cả ngựa phương tiện di chuyển được xem là vẫn còn khá hữu hiệu cho đến hết thế chiến một cũng không có nốt ( vì châu Phi chỉ có ngựa vằn thôi! )
Hậu quả:
Bởi vì sự chênh lệch rất lớn ấy, châu Phi hoàn toàn bị thôn tính trước sức mạnh thực dân. Kết quả là bị chia năm xẻ bảy thành 200 quốc gia, từ đó chấm dứt hoàn toàn giấc mộng trở lại vị thế bá quyền vốn có xưa kia. Sau khi bị thôn tính, châu Âu đã vơ vét tất cả mọi thứ chúng thấy, họ vẫn tiếp tục chính sách nô lệ nhưng với một tần suất còn khủng khiếp hơn cả vì họ biết đây chính là thứ kiềm hãm sức mạnh của cái nôi thế giới

Châu Mĩ:

Sau hàng ấy khó khăn, châu Phi không khác gì cá nằm trên thớt và cú đấm thép cuối cùng nhằm kết liễu hoàn toàn châu Phi đó là vào năm 1865 sau khi Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ. Điều này có nghĩa là nguồn thu duy nhất của châu Phi đã hoàn toàn bị cắt đứt, giờ đây châu Phi không còn bất cứ sức phản kháng nào trước bất kì ý đồ nào của quân thù. Họ đã hoàn toàn thua cuộc chiến này.
Hậu quả:
Giờ đây châu Phi phải tìm hướng đi mới nhằm ổn định lại tình hình trước một cú đấm đầy choáng váng và bất ngờ của chính phủ Mỹ. Họ (Tây Âu) chuyển sang khai thác khoáng sản một cách vô tội vạ. Và cũng vì chính việc khai thác này đã dẫn đến sự tàn phá khủng khiếp của hai cuộc thế chiến khi mà hai lần xảy ra châu Phi đều là một trong những mặt trận sôi nổi nhất
" Cuộc chiến vì vàng đen "
Dự định tập ba: Ở tập ba tôi sẽ tập trung nói về những nguyên nhân khác bắt nguồn từ sau sự kiện giải phóng nô lệ ở châu Phi.