Năm nay là năm 2020, và cùng với đó là tôi 20 tuổi. Nhưng với bản thân luôn là một thằng nghĩ nhiều, nghĩ rất nhiều thay vì hành động, hay nói cách khác là thiếu quyết liệt trong hành động của bản thân, và nghiễm nhiên hiện tại tôi đang trả giá cực đắt và hối hận về những điều mình đã không làm.
   Thực sự chẳng phải chỉ trích bản thân, trốn tránh hay tự suy nghĩ tiêu cực. Dạo gần đây tôi đã tập quen dần với cách tự chấp nhận với những điều đã xảy ra, nhìn thẳng vào nó hay chỉ đơn giản là kệ m** nó.  
   Và rồi trong quá trình đó tôi nhận thấy rằng câu hỏi mà mình tự đặt ra với bản thân nhiều nhất đó chính là làm những điều mình muốn, đi tìm cái gọi là đam mê của bản thân và thực hiện nó bằng được. Tôi nhận ra, trước khi lên đại học mình đã có 18 năm ở cùng với gia đình chiếm đa phần thời gian, bạn bè thầy cô cùng những thứ khác chiếm ít phần thời gian hơn nhưng cũng đủ để tác động mạnh mẽ tới tư duy và hành vi của bản thân mình. Ở đây tôi không muốn nói đến điều đó là xấu như nào và tốt như nào, đối với mỗi một người đều có một khoảng thời gian và một cái tôi tạm thời gọi là "cộng đồng" như thế ảnh hưởng đến mình trong suốt một thời gian dài. Và tất nhiên bạn không thể tự chọn " cộng đồng" cho mình mà thay vào đó bạn sống cùng và hòa nhập với nó. Tôi lấy ví dụ,  việc người bạn A của bạn có một tính cách là b mà bạn vô cùng thấy ức chế vì trong quy chuẩn cộng đồng mình chưa đề cập hoặc cho đằng tính cách b là sai và bạn căm ghét cái tính cách b và người bạn A đó. Nhưng nếu để bạn vào vị trí của bạn A đó thì bạn có chắc rằng bạn không có cho mình một tính cách b đó hay không ? Điều đó thật khó đúng không?
  Và rồi tôi tự nhận thấy tính cách của bản thân, niềm đam mê của bản thân mình, mục tiêu hay còn nhiều cái riêng của bản thân mình chính là một hỗn hợp của những cái riêng khác hòa vào một và thành ra tôi. Chắc cũng bởi vì một phần do bản thân không nắm vững chính kiến của mình nên mới vậy chứ không như những người khác (cười). Và cho đến thời điểm hiện tại, khi tôi lên đại học và khó hòa nhập với một cộng đồng mới, sống xa cộng đồng cũ của mình thì tôi mới thực sự tự nhìn vào và hỏi mình muốn gì? tự lắng nghe bản thân, muốn hiểu bản thân hơn hay nói cách khác là sống cho bản thân. Nhưng thật tồi tệ, tôi đã nghĩ rất tiêu cực rằng bản thân mình không có một chút chất riêng nào cả thay vào đó là một mớ hỗn tạp cũ cũng như việc năng lực yếu kém khó thích nghi của bản thân. Tuy nhiên sau đó, tôi tự an ủi rằng điềm mạnh của mình là sao chép, lấy của người ta rồi kiểu gì cũng thành của mình thôi (cười). Giờ đây, khi nghĩ về câu hỏi bản thân thực sự muốn gì và còn chưa trả lời được thì bỗng dưng tôi lại thực sự muốn hỏi rằng sau này mình có muốn con mình sống một cuộc sống như thế không? Mình cũng có quyền sống cho mình còn con mình thì không à? Không thể lấy cái quyền đẻ ra nó rồi bắt buộc nó phải làm theo ý mình hay vùi dập nó bằng cái văn hóa mà mình học đã lỗi thời ngay từ cái lúc mình vừa mới học xong được.
Trước đây mình có đọc một bài viết ở đâu đó đại ý nói rằng do văn hóa, do thế hệ trước với tư duy sau này " mày phải sướng hơn tao " hay do tư duy "bị" thế hệ trước dạy dỗ như thế thì phải dạy dỗ lại thế hệ sau và mong muốn thế hệ sau của mình làm mình nở mày nở mặt.
  Ở bài viết này mình không phân biệt hay đưa ra ý kiến phê phán bất kỳ quan điểm tôn giáo hay chính trị hay quy chuẩn về bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Thực ra đây chỉ  đơn giản là câu hỏi thắc mắc của mình. Đồng ý với các bạn là văn hóa của nước Việt Nam sau một quá trình học hỏi trau dồi kết hợp cả phương đông và phương tây cho đến tận bây giờ thì mình thấy rằng điều đó cực kỳ tốt để có được những thế hệ tuyệt vời từ trước đến giờ, đồng ý văn hóa biết ơn văn hóa trách nhiệm hay những điều khác đã tạo ra một bản sắc riêng không lẫn vào đâu được. Mình phải công nhận rằng về các quyền lợi tự do cả ở ngoài đời hay trên không gian mạng ở Việt Nam là không thể chê được. Tuy nhiên các hành vi của con người thì mình cá là mỗi giai đoạn đều có số đông suy nghĩ như nhau và  cho rằng bản thân đặc biệt. Bất kỳ cái gì cũng có 2 mặt đơn giản là trong tôn giáo luôn có 1 phe xấu để tôn lên phe tốt nhưng khách quan mà nhìn ở giữa vào thì phe tốt chưa chắc đã tốt mà phe xấu chưa chắc đã xấu, hay nói cách đơn giản là nếu đổi phe cho nhau thì bên kia cũng sẽ làm như vậy. Quay trở lại với vấn đề, việc văn hóa gây ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và sự phát triển của một con người, mình ví dụ việc bạn được một ai đó nuôi dưỡng thì điều đó có nghĩa là người đó rất có ơn đối với bạn, bạn cần sống như nào để sau này trả ơn người ta và điều đó đồng nghĩa với việc bạn không được sống cho bản thân mình à? Theo tôi ranh giới giữa 2 việc này là rất mong manh và tôi xin để lại phần bình luận cho các bạn.
Thực sự mình cực kì băn khoan, vì mình nghĩ cái ảnh hưởng đến mình và sau này là con cái mình làm nó điều mà bạn muốn không còn là điều mà bạn thực sự muốn mà là điều muốn của người khác gắn lên bạn với hai từ " trách nhiệm". Điều này cũng làm cho nhiều người đánh đồng giữa 2 việc rất khác nhau nhưng tưởng chừng là một đó chính là " bạn trung thành với tổ quốc Việt Nam khác với bạn trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam". Và còn câu hỏi tưởng chừng đùa nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh nghiêm túc bạn sẽ nghĩ gì? "Nếu sau này bạn có 2 th con trai đều là giới tính thứ 3" bạn sẽ cho chúng nó sống theo cách mà chúng nó muốn hay làm theo cách mà bố mẹ chúng ta đã làm với chúng ta?
Sau rốt, mình thực sự cảm thấy khó  và có một câu nói của một nghệ sĩ với tư duy thời nay là" sống để đi tìm hạnh phúc "thay vì tư duy của một quan điểm thời xưa là "nối dõi tông đường". Vẫn biết là tư duy mỗi thời mỗi khác nhưng biết đâu đến thời đại của con mình mọi thứ lại khác thì sao?