Hẳn là bạn đã xem bộ phim 300. Dành cho bạn nào chưa biết thì đây là một bộ phim kể về 300 chiến binh Sparta đã chiến đấu anh dũng trước hàng trăm ngàn lính Ba Tư để bảo vệ quê hương Hy Lạp. Đây là một trận chiến có thật trong lịch sử và là một phần của cuộc đại thuỷ chiến Salamis, cuộc thuỷ chiến lớn nhất thời cổ đại, có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến lịch sử nhân loại.
Vào khoảng những năm 500 TCN, trên những rặng núi cao phía bắc vùng Tây Á, có một bộ lạc sinh sống từ lâu đời. Là một dân tộc nhỏ nên họ thường xuyên bị áp bức bởi các dân tộc lớn hơn ( Sumer, Assyria, Babylon, … là những nền văn minh lớn vào thời đó). Vào một ngày, Cyprus, thủ lĩnh của bộ lạc quyết định thống nhất dân tộc của mình, vùng lên xâm chiếm các quốc gia láng giềng. Dưới tài lãnh đạo của Cyprus và các hậu duệ của ông, dân tộc nhỏ bé khi nào giờ đây cai quản một vùng đất rộng lớn bao trùm cả vùng Trung Đông và lãnh thổ Ai Cập ngày nay, và dân tộc đó chính là Ba Tư. Trải qua nhiều đời vua, đến thời của vua Darius, cả bản đồ thế giới cổ đại khi ấy đều là bản đồ của đế quốc Ba Tư hùng mạnh trừ vùng đất của người Hy Lạp.
Về Hy Lạp, thời cổ đại, đây không được xem là một quốc gia thống nhất mà gồm nhiều thành bang hợp lại, trong đó Athen và Sparta là 2 thành bang lớn nhất. Người Hy Lạp có một thể chế chính trị dân chủ từ lâu đời, vì vậy họ không thích một vương quốc xa xôi ở châu Á nào đó (ở đây là Ba Tư) cai trị. Khi đế chế Ba Tư bành trướng sang các lãnh thổ của người Hy Lạp, những người Hy Lạp ở đó được sự hậu thuẫn từ người Hy Lạp ở quê nhà, họ nổi lên chống lại vua xứ Ba Tư. Người Athen tài trợ cho họ lương thực, vũ khí, tàu chiến, … Những điều này làm cho Darius cảm thấy bị sỉ nhục, sao thành Athen nhỏ bé kia lại dám khiêu khích vua Darius, người đang là bá chủ thế giới khi ấy?
Khi vua Ba Tư chuẩn bị đội tàu chiến để chuẩn bị công cuộc chinh phục thì không may hạm đội tàu của ông bị bão cuốn trôi va vào vách đá và bị đắm gần hết. Darius lúc đó tức đến nỗi trước mỗi bữa ăn ông cho người hầu hô to ba lần “Đức ngài, có nhớ chăng kẻ thù thành Athen” như vậy là bạn đã biết ông ta bực đến cỡ nào rồi :V
Một lần nữa, Darius cho phò mã đem quân sang xâm lược Hy Lạp. Theo lịch sử chép lại, đội quân Ba Tư có đến 70000 người, so với dân 10000 của thành Athen thì sẽ là một trận đấu 1 chọi 7. Với tình hình như vậy thì số phận Hy Lạp gần như đã được định đoạt sẵn. Có chữ "gần như" là vì trận chiến diễn ra ngược lại so với kết quả dự đoán :)) . Người Athen có một vị tướng tên là Miltiades, một vị tướng vừa dũng cảm vừa tài trí. Vào thời cổ đại, kẻ bại trận sẽ mất hết tất cả. Hơn ai hết, người Athen hiểu rằng họ không được phép thua trận này. Thế là họ dàn trận ở Marathon để phục kích người Ba Tư. Và họ đã chiến thắng một cách huy hoàng, người Ba Tư thua trận thảm hại, tàn quân còn lại dong buồn trốn đi.
Quả thực là một chiến kỳ lạ, khi mà cơ hội chiến thắng rất mong manh nếu không muôn nói là gần bằng không.
Nhưng người Ba Tư không dễ dàng bỏ cuộc như thế nhất là trong tư thế của kẻ báo thù và là bá chủ thế giới khi đó. Những chiến thuyền Ba Tư không quay đầu về đường cũ mà tiến thẳng về thành Athen - Nơi không có binh lính nào ở đó. Hên cho người Athen là họ có một vị tướng như Miltiades, ông đã nhận ra và lập tức cho người chạy từ Marathon về Athen báo tin. Đây cũng chính là nguồn gốc của cuộc thi chạy Marathon, và quãng đường từ Marathon đến Athen là 42 km cũng chính cự ly của các giải marathon hiện đại. .
(Câu chuyện này nổi tiếng vì sau khi đưa tin thì người lính ấy cũng trút hơi thở cuối cùng)
(Câu chuyện này nổi tiếng vì sau khi đưa tin thì người lính ấy cũng trút hơi thở cuối cùng)
Vì khoảng cách từ Marathon đến Athen trên bộ ngắn hơn nhiều so với trên biển nên khi quân đội của Miltiades đến thì thuyền của lính Ba Tư đã lấp ló phía chân trời. Trông thấy đội quân Hy Lạp hùng mạnh ở Athen, quân Ba Tư nản chí quay buồm trở về quê hương. Như vậy là Hy Lạp đã an toàn, lúc này là khoảng năm 490 trước Công Nguyên. Nghe được tin bại trận, vua Darius dù rất rất bực nhưng cũng không làm gì được vì các vùng đất ông xâm chiếm giờ đây xảy ra các cuộc bạo loạn và ông phải điều quân đi đàn áp. Không lâu sau ông qua đời.
Xerxes là người nối tiếp Darius (ông này là ông ngồi trên ngai vàng trong phim 300 á). Là một người đầy tham vọng, ông cho tuyển quân trên toàn cõi Ba Tư. Đội quân đông đảo đến cả triệu người được trang bị nhiều loại vũ khí như giáo, kiếm, cung tên,.. cũng như là các loại giáp, khiên, các loại vũ khí hạng nặng (máy bắn đá, các cỗ chiến xa). Dưới sự chỉ huy của Xerxes, đội quân đông đảo đó đã vượt qua được eo biển ngăn cách châu Á và châu Âu, tiến thẳng về Athen. Đó là đạo quân trên biển. Trên đất liền, nửa còn lại của đạo quân đáng sợ ấy hành quân qua đèo Thermopylae, và tại đây họ gặp phải sự phản kháng của đội quân người Sparta (lúc này liên kết với Athen để chông quân xâm lược). Một người lính Hy Lạp đã bị mua chuộc làm phản và kết quả cuộc chiến ấy là gần 300 lính Sparta và vài trăm quân đồng minh đều bị giết chết, dù vậy không có ai bỏ chạy, họ đã chiến đấu một cách anh dũng đến hơi thở cuối cùng, đúng với tinh thần của những chiến binh Sparta: “Chiến thắng hay là chết”
Bây giờ là năm 480 TCN. Đã 10 năm kể từ cuộc xâm lược lần trước. Giờ đây người Athen có cho mình một vị chỉ huy mới, tên ông là Thermistocles và ông cũng là một con người tài trí, có tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết chiến thắng nhiệm màu như lần trước ở Marathon sẽ khó có thể xảy ra một lần nữa. Ông cảnh cáo người dân Athen, khẩn trương cho đóng các tàu chiến và cho họ tản cư đến hòn đảo Salamis gần đó. Khi quân của vua Xerxes đến thì Athen đã không một bóng người, quân Ba Tư tàn phá thành Athen một cách dữ dội. Rất nhanh quân Ba Tư đã đến Salamis, quân đồng minh của Athen thấy thế liền hoảng loạn bỏ chạy để mặc người Athen cho số phận định đoạt. Khi đó Thermistocles đã cho người phao tin rằng các đồng minh Athen đang rút lui. Tin tức ấy đến được tai Xerxes, ông cho quân đội chặn các đường rút lui của quân đội đồng minh, và đã mắc bẫy của Thermistocles. Với chiến thuật hợp lý cùng với chiến thắng 10 năm trước đã giúp người Hy Lạp tự tin hơn và dành chiến thắng lần thứ hai. Trước trận chiến, Xerxes cho đem ngai vàng của mình lên đỉnh núi để chứng kiến cảnh Hy Lạp bị thôn tính nhưng, điều ông nhìn thấy thì ngược lại. Quân đội Ba Tư vỡ trận, thất bại thảm hại trước các chiến thuyền của người Hy Lạp.
Quân đội Ba Tư vỡ trận, thất bại thảm hại trước các chiến thuyền của người Hy Lạp. Và từ đó người Ba Tư không dám xâm lược Hy Lạp nữa, Hy Lạp vươn mình ra thế giới và tạo ra một nền văn minh rực rỡ vào thời cổ đại như bạn đã thấy. Nếu lúc đó người Hy Lạp thua trận thì không biết lịch sử thế giới sẽ rẽ hướng như thế nào, phát triển hơn chăng ? Mình cũng không biết nữa, lịch sử dĩ nhiên là không thể thay đổi. Có những sự kiện ảnh hưởng đến cuộc đời của một người, nhưng có những sự kiện có ảnh hưởng to lớn đến tương lai của một dân tộc, quốc gia và thậm chí là tương lai của cả nhân loại, và trận hải chiến này là một trong những sự kiện như thế. 
Đây là bài viết đầu tay của mình, mình bị cách ly buồn quá nên viết thôi. Nội dung mình tham khảo từ nhiều nguồn và qua những câu chuyện mình nghe kể. Mình thì không đề cập đến nhiều diễn biến bởi vì diễn biến của trận chiến này không có một ghi chép nào rõ ràng, chủ yếu là những mẫu chuyện được kể lại với lại nói nhiều về phần diễn biến sẽ dễ gây chán cho người đọc. Mấy bạn góp ý về nội dung hay cách viết ở dưới để mình cải thiện ở những bài sau nha. Chào mọi người.