Bài viết về suicidal trend với tác nhân lớn nhất nằm ở tiêu đề. Các độc giả vui lòng để tâm hồn thư thái hẵng đọc, bởi vì bài sử dụng những ví dụ đều có thật. 
Nếu các bạn đang rong chơi một góc nào đó trên thiên đàng, hoặc vẫn đang loay hoay trong vòng lặp của mình tại một góc nào đó trên trái đất: I hear your voice!
----------------------
    Nhân một ngày mưa gió nằm co ro trên giường và lướt qua tấm hình ghép chân dung của Chester Bennington và Robin William kèm theo dòng chữ:
Check out on your smiley friends!

    Tôi bỗng giật mình, và cuống cuồng xem lại xung quanh mình, xem lại những người bạn với khuôn mặt smiley, xem lại cô bạn thân chịu đựng trầm cảm bao nhiêu lâu nay để biết chắc rằng họ vẫn ổn. Ơn trời!

Số đông và sự áp đặt

    Đã nhiều lúc tôi phát ngán với cái câu thường thức ăn sâu vào trong não của rất nhiều người Việt:
Nếu bản thân khác biệt thì tự biết mà chịu dư luận đi
    Nếu các bạn thắc mắc rằng câu nói này được thốt lên trong ngữ cảnh nào, thì tôi xin nói luôn rằng sự khác biệt kể trên không đi ngược luân thường đạo lý, không trái pháp luật, không gây hại trực tiếp và gián tiếp lên bất cứ ai. Ví dụ như gu âm nhạc cá nhân, gu thời trang cá nhân thì có thể gây hại và ảnh hưởng đến ai cơ chứ?
    Một ví dụ rất cá nhân đi, là việc tôi để râu từ khoảng 2 năm nay, và kể từ lúc để râu là bao nhiêu người nhảy vào chê cười, nào là để râu nhìn dơ, dị hợm, già khú, có ai để râu đâu bla bla bla. Đúng là ở Việt Nam hiện nay rất ít người để râu, có lẽ là do không hợp, hoặc do cơ địa người Việt ít râu tóc nên rất ít người để, nhưng cái bình luận về sự "dơ, dị hợm" vân vân, theo ý của tôi nó là sự phỉ báng vào chính văn hóa của mình từ sự nông cạn khi mà:
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao...
...là miêu tả cho nhân vật Mã Giám Sinh
Và:
Râu hùm, hàm én, mày ngài...
... là hình ảnh của Từ Hải

    Cách đây tầm mấy tháng trời, tôi lướt qua group của hội du học sinh Đức và thấy được bài post có nội dung là:
Có ai như mình không? Thật sự không muốn về Việt Nam và ở cạnh gia đình chút nào. Chỉ ở được cao lắm là tầm 1 tuần là muốn dọn đồ đi.
    Tôi kéo tầm mấy trăm comments shit-storm với nội dung vòng đi vòng lại như thế này:
_Vậy cuốn gói cút luôn đi đừng về Việt Nam làm gì nữa bạn ạ.
_Sau này mình hy vọng bạn sẽ giống như mấy ông bà cụ Tây lông bên này, ăn uống phải có người dọn, đi ** mất kiểm soát và đóng bỉm thường trực.
_Bạn đi qua bên này không học được cái gì hay ho, lại đem lôi cái tư tưởng không gia đình của bên này về?
_Mình là mình thấy ở bên gia đình là thế A, ở bên gia đình là thế B, cho nên bạn sai rồi bla bla.
_Bố mẹ bạn thật bất hạnh khi để ra đứa con bất hiếu như bạn.
-Các comments tiêu cực của số đông-
    Mà chỉ lác đác có được một vài người là chịu khó hỏi về ngữ cảnh, hỏi xem liệu chủ thớt có vấn đề gì đó về tâm lý, có hiềm khích với gia đình, đã chịu bạo lực gia đình, khác biệt suy nghĩ, hay chỉ đơn giản là có tư tưởng thích sống độc lập. Bản thân tôi nghĩ thế này: Mặc kệ là bất cứ lý do gì ở trên, thì việc một vài người, hoặc một cộng đồng (tiêu biểu ở EU hầu hết người già đều tự lập tài chính, ở trong viện dưỡng lão, khu nhà dưỡng lão và có người chăm sóc, không ở chung với con cái cháu chắt) có tư tưởng nào đó, nó thuộc về suy nghĩ cá nhân và nếu có tranh luận chỉ nên ở mức phân tích được mất. Vì suy cho cùng đây cũng là văn hóa, dòng tư tưởng phát triển từ background văn hóa, kinh tế và y tế của mỗi quốc gia. Buồn cười ở chỗ nhiều comment ở trên xuất phát từ học viên ngành điều dưỡng tại Đức cơ chứ, tôi trộm nghĩ nếu như trong khi phỏng vấn xin việc tại các viện mà các bạn nói dõng dạc cái suy nghĩ này ra thì chắc là các bạn sớm được về nhà với bố mẹ đấy. Sự chỉ trích trong ngữ cảnh này, theo tôi là một sự ấu trĩ vô cùng vì đây hoàn toàn không phải là một việc trái quy tắc đạo đức, trái pháp luật để lên án. 

They don't even know you, all they see is scars
-Skin - SixxAM-
Moms Are Going to Jail When Abusive Partners Hurt the Kids
Đối với nhiều người, cuộc sống gia đình chưa hẳn đã là điều hay.
Trong cơn shit-storm ấy, tôi cố gắng nói thế này:
Không bình luận thêm về vấn đề này, nhưng chỉ hy vọng các bạn trước khi bình luận, thóa mạ, xỉa xói, thì cũng nên tự hỏi rằng liệu có một lý do tiềm ẩn nào đó hay không. Nhiều người bị bạo hành từ bé, nhiều người xuất thân từ gia đình không êm ấm, nhiều người không phù hợp với quan điểm của gia đình và cảm thấy thoải mái hơn khi sống độc lập hơn là sống cùng với gia đình. 
Trong cộng đồng Rock/Metal ở SG hồi tôi chơi chung có một cậu bị bất đồng quan điểm với gia đình abusive khi họ khăng khăng bắt cậu đi du học Nhật. Cậu này xách đồ rời khỏi nhà và đến ở chung với bạn gái (là bạn thân của tôi), và trong suốt quãng thời gian không biết bao nhiêu lần con nhỏ bị chửi bới dèm pha, và đỉnh điểm là cho người tới dằn mặt bạn mình để dắt con trai họ về. Cậu nhỏ này thì bên ngoài nhìn vào thấy vui vẻ yêu đời lắm, thậm chí đến trước lúc chết vẫn còn vui vẻ, thậm chí phải gọi là "nhây nhây". Và rồi vài ngày sau đó thì treo cổ tự vẫn. 
Bạn thân của tôi lúc ấy như chết đi sống lại, và bây giờ vẫn phải vật lộn giữa ranh giới sự sống-chết bằng trị liệu tâm lý trong khi gia đình bên kia thì đổ hết mọi tội lỗi lên con bé, đi kể với tất cả mọi người là bạn tôi dụ dỗ con trai họ.
Nếu không ở trong vị thế của người ta, thì đừng phán xét. Nhiều lúc cái phán xét của bạn nó có giá là một, hoặc nhiều mạng người.
    Lại nói riêng về vấn đề gia đình, ở cùng gia đình hay rời bỏ gia đình, thì xin các bạn ngó qua về số liệu thống kê năm 2019 về tỉ lệ bạo hành gia đình tại Việt Nam để biết rằng không phải gia đình đối với ai cũng là một nơi êm ấm:
-Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cũng cho thấy: có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
 
-Theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ VH-TT-DL, thì trong số các vụ BLGĐ bị phát hiện, nạn nhân là nữ chiếm đến hơn 74%, trẻ em là hơn 11%. Đặc biệt, có đến khoảng 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết, cuộc đời họ đã từng phải trải qua ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực: thể xác, tình dục, tinh thần.

 -Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đối với phụ nữ, tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%, bạo lực tình dục là 4,2%, bạo lực về kinh tế là 1,8%.
-Thống kê của Vụ Gia Đình thuộc bộ VH-TT-DL-
Để rồi tôi nhận lại vài comment dạng như:
Hoan hô bạn kể chuyện hay quá, xúc động quá, nhưng cái bạn chủ thớt ở trên còn comment khiêu khích, bảo là thích drama kia kìa. 
    Điều này làm tôi nhớ lại đến một post tương đối nổi tiếng trong subreddit /r RoastMe với mục đích là để xem: da mặt bạn dày đến đâu. Người tham gia sẽ tự post một tấm hình của bản thân và thách thức mọi người sỉ vả mình. Một hôm có cậu người Nga 17 tuổi với ánh mắt "hầu như không còn hy vọng sống nào" post bài bảo mọi người hãy sỉ nhục cậu, để cậu có lý do kết thúc cuộc sống này. Người biết mình sắp tự sát hầu hết đều rất bất cần, các hành động bộc phát trong quãng thời gian này nó giống như là một lời tạm biệt với cuộc sống, nụ cười khẩy với thế gian vậy. Có người thì làm những việc mình chưa làm bao giờ, chửi mắng những ai xưa giờ chưa dám chửi, nói thật thà những lời chưa dám nói...
The strange psychology of Reddit's r/RoastMe
Hình ảnh thật từ Reddit với nhiều comments từ chối thực hiện theo luật của Subreddit và cố gắng động viên cậu này.
    Thật bất ngờ, là thay vì thực hiện theo luật của Subreddit, họ thay nhau động viên cậu thanh niên này rằng họ hiểu cậu, rằng depression thật sự rất kinh khủng, và cậu không chống chọi với nó một mình. Đây có lẽ là một trong những giây phút ấm lòng nhất tôi từng chứng kiến trên mạng xã hội, nơi mà bạn luôn có thể  giấu mặt giết một ai đó quá dễ dàng.

Đọc thêm:

Động viên xây được một, thì xã hội đạp đi mười

    Đã từng có một thời gian, tôi để số điện thoại của vài người bạn thân thiết vào danh sách emergency call khi tôi bị panic attack, và cũng luôn để điện thoại không quá xa bản thân, để lỡ tôi nhận được một cuộc gọi trong cơn mental break-down của ai đó, ví dụ như người bạn thân kể trên. Có lẽ chúng tôi tồn tại được từ những năm tháng cấp ba, cho đến thời điểm này (10 năm sau đó), là vì chúng tôi cố gắng động viên bản thân nhau, người này níu kẻ kia giữa mép bờ vực sống-chết.
8tracks radio | us against the world (10 songs) | free and music ...

    Những người sống trong tình trạng tâm lý bất ổn giống như đang đứng ở mép vực, trước mặt là những thứ positive, đằng sau lưng là negative chực chờ. Chỉ một chênh lệch thôi là bạn đã có thể chấm dứt cuộc sống của mình bất cứ lúc nào, không có gì có thể lường trước, không có dấu hiệu nào, hoặc dấu hiệu hoàn toàn ngược lại. Depression has no faces, sometimes sad, sometimes a big smile. 
Chester Bennington's widow shares family photo taken just days ...
Đây là tấm ảnh của Chester Bennington vài ngày trước khi anh tự sát tại nhà riêng
    Bởi vậy nên tôi nghĩ, những ai trong tình huống này nên tìm đến sự trợ giúp y tế để nếu lý do từ ức chế nội tác (giống trường hợp bệnh của Robin William dẫn đến depression), thì có thể chữa được bằng thuốc và tâm lý trị liệu đi kèm, còn nếu đến từ lý do ngoại tác thì cần phải đi điều trị kèm theo có một hoặc một vài người bạn để gọi cuộc điện thoại quyết định cuộc đời của mình. Đừng bao giờ lên mấy group không chuyên và hỏi về vấn đề này, ví dụ có một lần tôi thấy có bạn có người thân bị trầm cảm lâu năm muốn tìm sách về cho người thân đọc cho đỡ trầm cảm, thì tay admin của cái group mấy trăm ngàn members đấy recommend cuốn Đắc nhân tâm thổ tả. Ngay lập tức tôi bảo rằng bạn đấy nên tìm đến sự trợ giúp tâm lý từ người có chuyên môn, đừng nghe lời khuyên của bất cứ ai trên mạng cả, bởi vì xã hội chúng ta đến tận 2020 vẫn quá mù mờ về depression thì bị tay admin phân bua là chỉ muốn giúp thôi bla bla rồi ban luôn tôi. Nhiệt tình cộng với ngu dốt chính là phá hại, trong trường hợp này, một người trầm cảm được giới thiệu đọc cái quyển sách chuyên về bợ đít nâng bi, đeo mặt nạ ra xã hội để họ làm theo không được rồi tự sát luôn à?!? Sự ngu của con người là vĩnh cửu, trong đó ngu nhất là tay admin của cái hội chuyên recommend self-help!
    Nhiều lúc cảm thấy ức chế lắm, khi mình cố gắng nói rã cổ họng, cố gắng gào khản cả cổ lên rằng:"ĐỪNG NHẢY!", thì bao nhiêu kẻ hợm hĩnh đáng ghê tởm như lũ kền kền háu ăn đứng một bên đẩy. Ấy mà đến khi người đã đi rồi, thì chúng lại gào lên thương tiếc, đau xót ra vẻ thấu hiểu lắm. Cứ như cái lúc Chester vẫn còn sống, bao nhiêu người vỗ ngực tự xưng là "fan gạo cội" chê chửi nhạc của Linkin Park xối xả, xong đến lúc Chester mất rồi thì lại tribute như đúng rồi, lại share đi share lại "One more light" mặc kệ trước đó đã chê ỏng chê eo như thế nào. Bản thân mình thì thấy chính các bạn lớn lên, già đi thì cũng có sự thay đổi trong tư duy, trong gu âm nhạc, thì tại sao LP lại không có quyền trở nên chín chắn hơn, có quyền thay đổi âm nhạc của mình theo xu hướng mà họ cảm thấy phù hợp với bản thân?

Đọc thêm:

Thế cho nên là

    Đừng nghe để trả lời, để phân bua, nếu được thì hãy nghe để chỉ nghe. Xin đừng biến bản thân mình thành một kẻ giết người, xin đừng biến nỗ lực của những con người mãi loay hoay trong vòng lặp định kiến xã hội thành công cốc. Hiệu ứng cánh bướm trong suicide là rất phổ biến.

DEPRESSION IS NOT A JOKE.


Cảm ơn những người lắng nghe, những người đã bốc điện thoại của tôi và của nhiều người khác trong giây phút quyết định cuộc đời. Các bạn nói đúng: chúng tôi vẫn còn nhiều lựa chọn ở đâu đó.

25.05.2020 - Month of Mental health awareness
 -Nguyễn Bảo Trung-


--------------------------------------

_Số liệu thống kê về bạo lực gia đình: http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1145/87893/bao-luc-gia-dinh-gay-thiet-hai-khoang-178-gdp-moi-nam

_Bài post của cậu thanh niên 17 tuổi mắc trầm cảm tại Reddit: https://www.reddit.com/r/RoastMe/comments/alo3ao/17_years_old_russian_with_crippling_depression/

_Bài post trong Hội sinh viên Việt Nam tại Đức hiện mình không còn tìm được nữa, có vẻ như đã bị xóa.

_Câu chuyện về tự sát đã xin phép người liên quan trực tiếp để kể lại.