Bài viết có bao gồm quan điểm cá nhân.
TW: Tự tử, Giết hại. 
Ngày 30 tháng 9 năm nay đánh dấu ngày Truth and Reconciliation Day đầu tiên trong lịch sử của Canada khi cả đất nước có một ngày nghỉ để suy ngẫm, công nhận cũng như là hành động cho sự Hòa giải (Reconciliation) đối với lịch sử đầy thương tiếc của người Canada Bản địa. Bản thân là một du học sinh đang sống và học tập trên lãnh thổ của một First Nations, mình muốn kể với mọi người về lịch sử cùng như là tầm quan trọng của ngày này đối với lịch sử của những người Bản địa ở Canada. 

Lịch sử thành lập của đất nước ngày nay được biết đến là “Canada”: 

Canada là đất nước rộng thứ nhì hành tinh, chỉ sau nước Nga. Canada là một đất nước xinh đẹp với thiên nhiên hoang dã và địa hình đa dạng. Thảm thực vật và động vật tự nhiên ở Canada cũng rất phong phú. 
Canada là đất nước sử dụng 2 ngôn ngữ làm ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong bất kì nhãn mác sản phẩm hay văn bản chính thức nào cũng đều được viết bằng 2 thứ tiếng trên. 
Trước quá trình xâm lược của người Châu Âu, lãnh thổ của đất nước Canada bây giờ là vùng đất của những người thuộc First Nations (Dịch: Những quốc gia Đầu tiên), người Métis và người Inuit. Những First Nation thường có một vùng đất nhất định mà họ cai quản với văn hóa, ngôn ngữ và phong cách sinh hoạt phần lớn cũng dựa vào môi trường của lãnh thổ đó. Tuy nhiên cũng không thể không kể tới một số First Nations với cách sống phiêu bạt (nomad), họ thường di chuyển tới vô số vùng đất trong một năm và không có một lãnh thổ tự trị cố định. Các First Nations chủ yếu sống theo hình thức bộ tộc, tự trị và một số sống trong hòa bình, một số khác cũng thường xảy ra tranh chấp lãnh thổ. 
Những người chiếm đóng đầu tiên đến vào khoảng thế kỉ 11. Họ cập bến Newfoundland và thành lập thuộc địa đầu tiên tại L'Anse aux Meadows. Tuy sự chiếm đóng này kéo dài không lâu nhưng nó đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của vùng đất phía Bắc của lục địa Mỹ châu. 
Các thế kỉ tiếp theo là thế kỉ của các thuộc địa được thành lập bởi những người Châu Âu. Federal Government còn bắt các First Nations kí những hiệp định (Treaty) nhượng quyền sử dụng đất, còn được gọi là ceded land. Hiện nay, một phần lớn đất đang được sử dụng là unceded land, có nghĩa là những vùng đất chưa được kí thuận chuyển nhượng và bị cướp trắng trợn từ những chủ nhân chính đáng. 
Bản đồ các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada; Hogweard
Bản đồ các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada; Hogweard
Người bản địa Canada khi thực dân xâm lược
Người bản địa Canada khi thực dân xâm lược

Trường nội trú và những hậu quả thảm khốc

Trường Nội trú (Residential schools) là hệ thống trường Tin chúa giáo được thành lập để đồng hóa người Bản địa vào văn hóa của những người Da trắng châu Âu. Những đứa trẻ người bản địa bị cướp đoạt từ tay cha mẹ, bị đưa đến các trường Nội trú và “được giáo dục” theo tư tưởng người da trắng. 
Ngoài hệ thống các trường Nội trú, thực dân Canada còn cho trẻ con bản địa vào hệ thống chăm sóc nhờ, tiếng anh là Foster care. Những đứa trẻ bị sáp nhập vào các gia đình người da trắng và học cách sinh hoạt như những người da trắng bình thường.
Trường Nội trú và những hình thức tương tự là một hình thức tẩy chay văn hóa (cultural genocide) nhằm phục vụ cho mục đích đồng hóa người bản địa vào tư tưởng của kẻ xâm lược.
Thomas Moore Keesich before and after Regina Indian Industrial School. https://leaderpost.com/news/local-news/thomas-moore-keesick-more-than-just-a-face
Thomas Moore Keesich before and after Regina Indian Industrial School. https://leaderpost.com/news/local-news/thomas-moore-keesick-more-than-just-a-face
Những hậu quả của trường Nội trú là khôn lường và không thể định lượng. Trong quá trình ở trường, học sinh thường bị lạm dụng về thể chất, tinh thần và cả tình dục. Những nạn nhân của trường Nội trú sau khi trở về nhà thường mang theo những căn bệnh tâm lý kéo dài như trầm cảm, nghiện ngập và muốn tự tử. Trường Nội trú cuối cùng đóng cửa vào năm 1997. Vì vậy, quá khứ đau thương của những người Bản địa tại Canada chưa khép lại được lâu, và những hậu quả vẫn đang và sẽ tiếp tục hoành hành nhiều thế hệ phía trước.
Tháng 8 vừa rồi, ở trường Nội trú cũ tại Kamloops, BC, người ta tìm thấy 215 khu mộ không dấu. Sau đó, những con số tiếp tục tăng lên khi khu vực xung quanh các trường Nội trú cũ tiếp tục được đào bới. Tính đến nay, con số đã tăng lên hơn 6000 thi thể. Tuy nhiên, vẫn còn đó những đứa trẻ ra đi và chẳng bao giờ được tìm thấy, chúng có thể đã bị hỏa táng, hay bị chôn lấp tại những địa điểm dường như không tiếp cận được, hay bị ném xuống sông,...

Những nguồn khác để bạn có thể nghiên cứu: 

Lời xin lỗi chính thức đến từ Bộ trưởng Canada Stephen Harper đến các nạn nhân của trường nội trú: 

Những tiếng lóng nên tránh dùng: 

*boriginal: Trong tiếng anh, tiền tố ab- thường được dùng để chỉ những thứ bất thường, ví dụ điển hình là từ abnormal. Từ *boriginal có nghĩa là những người dị biệt hơn là những người bản xứ, và gần đây từ *boriginal bị hạn chế sử dụng do những ẩn dụ xấu và không đúng sự thật mà nó tạo nên. 
*ndian: *ndian với nghĩa là Người bản địa cũng mang một ý nghĩa xấu - hạn chế sử dụng. 

Trường mình và những nỗ lực trong quá trình giảng hòa (reconciliation) 

Land acknowledgement: Trước bất kì buổi họp/gặp mặt nào có số đông người, trường mình thường bắt đầu bằng land acknowledgement, dịch nôm na là “Công nhận đất”. Land acknowledgement sẽ công nhận lãnh địa mà bọn mình đang sống và học tập trên là lãnh thổ của Sc’ianew First Nations và việc chúng mình may mắn như thế nào khi được sử dụng mảnh đất này. Sau đó bọn mình sẽ nói về nghĩa vụ chúng mình cần làm để hướng tới Reconciliation (Hòa giải). Mình nghĩ việc làm Land acknowledgement là RẤT cần thiết, tuy nhiên nó đang ngày càng trở nên khá sáo rỗng và thiếu thực tế. Hành động vẫn hơn. 
Trường mình có một Hội đồng dành riêng cho Truth and Reconciliation. Hội đồng này sẽ đánh giá cũng như là trực tiếp đưa ra những bước đi mới đê trường ngày càng trở nên tích cực hơn trong quá trình Hòa giải này.
Special Topics day: Trong năm, bọn mình thường được nghỉ một ngày để tham gia vào một chuỗi các hoạt động liên quan đến một chủ đề cụ thể. Năm ngoái, bọn mình có một ngày Special Topics day về lịch sử Canada và người Bản địa khi bọn mình có thể tự giáo dục bản thân về những sự kiện đã xảy ra và mối quan hệ của chúng với thực tại bọn mình đang sống. 
Bọn mình cũng hay được ghé thăm bởi Grandma Losah, bà là một Elder của một First Nations và cũng là một nhà hoạt động xã hội cả đời. Bà dạy chúng mình về những phương thuốc tự nhiên của những người Bản địa, mối quan hệ của họ đối với Tự nhiên, lịch sử của những người MMIW và cả những bài hát mang đậm tinh thần bộ tộc và tình đoàn kết: 
Và một bài hát mình biết đến ở trường: https://www.youtube.com/watch?v=3-UKIhCQ-C4 (Remember me)

Những suy nghĩ: 

Lần đầu đặt chân đến Canada và lắng nghe những cuộc hội thoại xung quanh người Bản địa, mình cảm thấy rất ngạc nhiên vì sự thiếu hiểu biết của mình. Mình cũng có những nghi ngờ nhất định về truyền thông vì mặc dù vấn đề bản địa là diễn ngôn sôi nổi nhất hiện tại ở Canada, không quá nhiều người nói về vấn đề này ở ngoài Canada. Khi nói về Canada, chúng ta nói về những thứ khác ngoài vấn đề bản địa và thuộc địa.
Mình rất ngưỡng mộ Tín ngưỡng của họ vì nó gắn liền với Tự nhiên: họ tôn sùng tự nhiên, xem thiên nhiên là Mẹ. Những người bản địa có một mối quan hệ mật thiết và đầy sự tôn sùng cho mảnh đất đang nuôi dưỡng và che chở họ. Ngược lại, những người thực dân xem thiên nhiên là công cụ; họ mặc Tự nhiên và vươn lên để lật đổ sự sùng bái Tự nhiên. Đối với họ, thiên nhiên không là gì ngoài là những bậc thang cho sự phát triển khoa học.