SATAN KHÔNG ÁC?
Mình chỉ chia sẻ những kiến thức và quan điểm của cá nhân mình, tuyệt nhiên không hề có ý tuyên truyền hoặc ủng hộ bất kỳ một tôn giáo nào.
Xin chào quý vị độc giả, mình viết bài này nhằm thỏa mãn những kẻ có chung sự quan tâm đến Satan và những gì xoay quanh anh chàng này! Chúng ta ai cũng sợ ma quỷ, và mình tin rằng, nếu chúng ta hiểu về họ thì mọi thứ sẽ sáng sủa hơn.
Mình chỉ chia sẻ những kiến thức và quan điểm của cá nhân mình, tuyệt nhiên không hề có ý tuyên truyền hoặc ủng hộ bất kỳ một tôn giáo nào.

Không thể chấp nhận hoặc cho phép những tín đồ của một tôn giáo phổ biến được phép coi thường những tôn giáo khác, cho dù những tôn giáo thiểu số hơn có bị cho là tà đạo, nguy hiểm hoặc bất kỳ cái gì tương tự như vậy (Perez Zagorin, How the Idea of Religious Toleration Came to the West).
1/. LUCIFER & SATAN

"Ta thà làm chúa địa ngục còn hơn làm vua bầu trời!", Satan trong Thiên Đường Đã Mất.
Chà! Chúng ta đã tiếp xúc nhiều với Satan thông qua hình tượng Lucifer rồi nhỉ, hoặc ít nhất đó là những gì mình đã trải qua. Nhưng với mục đích của bài viết này là khoan dung tôn giáo, thì mình đã đi tìm kiếm lại những gì liên quan đến Lucifer nhờ vào sự giúp đỡ của kinh Thánh, và đoán xem mình đã tìm được những gì! Thật bất ngờ, Lucifer và Satan là hai nhân vật riêng biệt.
Trong kinh thánh, phần Ê-sai 14:12-13 có lẽ là đoạn văn nổi tiếng nhất nói về nhân vật này, tùy theo bản dịch mà từ Lucifer có thể bị biến đổi thành sao mai. Và ông không được giới thiệu như một thiên thần.
Chúng ta có thể chắc chắn với giả thuyết này bằng cách căn cứ vào Sáng Thế ký 11:1-9, có ghi chép về sự kiện xây tháp Babel (Tower of Babel).
Tháp Babel là một công trình được xây dựng ở đất Sinar của người Babylon vào khoảng thời gian sau khi trận đại hồng thủy (Sáng Thế ký, chương 6 đến chương 9). Theo đó, dân Babylon muốn tạo dựng tên tuổi cho mình bằng cách xây dựng một thành phố hùng vĩ và một tòa tháp “có đỉnh cao tới tận trời”.
Vậy chúng ta có thể kết luận rằng, Lucifer là vua của người Babylon, không phải là thiên thần nào cả! Nhưng các bạn sẽ thắc mắc, rằng “Làm gì có ông vua nào của Babylon có tên là Lucifer!”. Thưa các bạn, Sáng thế ký mang tính thần thoại hơn là lịch sử.
Vậy thì tại sao lại có nhiều sách vở cho rằng Lucifer và Satan là cùng một người? Bởi vì ở Lu-ca 10:18, chúa Giêsu đã nói rằng “Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp.” ; câu nói này có vẻ có mối liên hệ với đoạn Ê-sai 14:12 mà ta đã nói ở trước. Nên các giáo phụ, vào thế kỷ 1, đã căn cứ vào đấy mà cho rằng Lucifer là tên thật của Satan.

2/. MỘT GÓC NHÌN VỀ NGUỒN GỐC CỦA SATAN

Tranh của Michelangelo trên trần nhà nguyện Sistine tại Vatican, Rome.
Satan, theo như niềm tin phổ biến của chúng ta thì nhân vật này được biết đến thông qua kinh Thánh. Cụ thể thì cụm từ “Satan” đã xuất hiện lần đầu tiên, một cách rõ ràng, trong Chóp 1:6-12.
Từ đoạn văn bản trên, chúng ta có thể thấy rằng, Satan là một người đại diện cho Chúa để đi thử thách những người công chính. Một cách rõ ràng hơn, học giả Michael S. Heiser đã làm một video ngắn để nói về một đoạn tiểu sử cuộc đời của Satan mà hiếm ai biết.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một quan điểm khác về vấn đề này. Trong cuốn sách The Origins of Satan, nhà sử học tôn giáo Elaine Pagels đã lập luận rằng Satan không trở thành kẻ thù thực sự của Chúa cho đến thế kỷ I. Với mục đích đoàn kết những người Do Thái theo Chúa Kitô bị Đế chế La Mã đàn áp.
Chúng ta có thể căn cứ vào thời điểm mà Satan lần đầu xuất hiện trong Kinh Thánh, đó là ở cuốn Chóp, viết vào khoảng thế kỷ 6 TCN. Và đã hắc hóa vào gần cuối kinh Thánh, tức phần Khải Huyền, viết vào những năm cuối thế kỷ I để củng cố cho quan điểm trên.
Mà nói như vậy thì Thiên Chúa không phải là bậc thánh thiện vô cùng, phải không? Vâng, đúng như vậy. Thiên Chúa không chỉ đại diện cho cái thiện, mà còn đại diện cho cái ác. Chúng ta có thể căn cứ vào Ê-sai 45:7 và Phục Truyền Luật Lệ 28:15 trở đi để củng cố quan điểm.
Chúng ta có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Nhưng phải công nhận một điều rằng, Satan không giống như những gì chúng ta nghĩ.
3/. THIÊN THẦN SA NGÃ

Giọt nước mắt của Lucifer, bức tranh The Fallen Angel của Alexandre Cabanel
Các thiên thần vâng mệnh Thiên Chúa để thực hiện ý muốn của Người, nhưng các thiên thần cũng có quyền tự do làm những gì họ muốn.
Nguyên nhân phạm tội của các thiên thần không giống loài người, chính trí tuệ được khai sáng đã đưa họ đến con đường bị đuổi khỏi Thiên Đàng.
Nhưng bên cạnh những quan điểm mà chúng ta đã quá quen thuộc như trên, có những quan điểm khác cho rằng những thiên thần sa ngã bởi vì họ đã động lòng với phụ nữ trần gian.
Theo Sách Enoch (Book of Enoch), khi thủ lĩnh của các thiên thần, có tên là Samyaza, đã mang lòng tham vô đối với ‘phụ nữ trần gian’ và Samyaza thật lòng muốn có con với những người con gái này. Nhưng Samyaza sợ phải đơn độc một mình, nên ông đã thuyết phục 200 thiên thần Canh thức (Watcher) đi theo ông nhằm thực hiện công tác nhục dục của mình.
Tertullian (khoảng 160-230) tuyên bố sắc đẹp của người nữ đóng vai trò lớn cho sự sa ngã của các thiên thần… Paul có vẻ cũng quan tâm đến vấn đề giữa sắc đẹp của phụ nữ với các thiên thần sa ngã. Trong 1 Cô-rinh-tô, chương 11, Paul đã khuyên phụ nữ phải trùm đầu khi đến nhà thờ trong khi đàn ông thì được miễn.
Nhưng, thưa các bạn, nếu như chúng ta công nhận quan điểm trên là chính xác, thì sẽ có một vấn đề phức tạp khác xuất hiện. Đó là, trạng thái tồn tại của thiên thần là gì? Vật chất, hay phi vật chất?
Thường thì những thiên thần sa ngã được mô tả là những sinh vật vô hình và có cánh… Nhưng, có những ý kiến khác…
… Có một thiên thần đã tấn công Jacob—với sức mạnh đủ khiến Jacob có thể liệt mãi mãi. Thiên thần này rõ ràng đến mức Sáng thế ký đã gọi đó là con người, nhưng ở những đoạn khác trong kinh Thánh thì gọi đó là một thiên thần.
Vâng, các bạn thấy đó, chúng ta có nhiều ý kiến khác nhau về câu chuyện này. Vấn đề chỉ kết thúc khi Augustine (354–430) tuyên bố như sau rằng cụm từ “sons of God” trong Sáng thế ký 6 là nói về những người con trai chính trực của Seth, người mà đã kết hôn với Cain.
Lúc này, có lẽ các bạn sẽ hỏi, rằng “Những đứa con của Chúa thì liên quan gì đến câu chuyện này?”. Vâng, thưa các bạn, có nhiều nhà văn Cơ đốc đã tin rằng “sons of God” trong Sáng thế ký 6:4-1 là những thiên thần sa ngã đã quan hệ với nhân loại.
Vậy thì chúng ta sẽ đến với một câu chuyện phức tạp khác, rằng nếu thực sự rằng các thiên thần bị đuổi khỏi thiên đàng vì qua lại với người trần gian, chứ không phải bị đuổi vì tham gia Chiến tranh Thiên Đàng (War of Heaven) thì những thiên thần ấy sẽ đi về đâu? Có bị Chúa trừng phạt hay không?
Trong kinh Thánh, địa ngục mang nhiều ý nghĩa, nhưng nó luôn được coi là “những nơi bí ẩn để cầm tù những linh hồn chưa thể có cuộc sống trên thiên đàng”.
Nhưng có những ý kiến khác, ví dụ Origen (185-253) cho rằng những linh hồn bị xa lánh đó đã đi vào cơ thể của con người, và cuối cùng họ sẽ trở về trạng thái vô hình ban đầu.
Đối với Swedenborg (1688-1772), sau khi chết, mọi con người sẽ trở thành thiên thần, số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những việc làm tốt hoặc xấu của họ khi còn sống.
Những dấu vết sâu sắc của Thời kỳ Khai Sáng của Pháp (the French Enlightenment) và nhiều phong trào lãng mạn khác trong những thập niên đầu thế kỷ 19 là nguyên nhân cho những sự quan tâm lớn của những nhà thần học Pháp và những người theo chủ nghĩa nhân đạo vào tình trạng sau khi sa ngã của Satan và giả thuyết chuộc tội của chúa quỷ.
Tác giả của Hebrews đã gọi những thiên thần Watchers là “những đứa con hoang”, những kẻ không bao giờ bị trừng phạt vì Chúa chỉ sửa phạt những đứa con yêu dấu mà Ngài muốn đón nhận vào lòng Ngài.
Và sau cùng, Elizabeth Clare Prophet đã cho rằng những thiên thần sa ngã đã ở cùng nhân loại trong các vị trí quyền lực của nhà thờ và nhà nước.
4/. CÁC ÁC QUỶ CÓ XẤU?
Thưa các bạn, mình luôn luôn phản đối sự đối đầu giữa các tôn giáo với nhau. Mỗi không phải mọi lúc điều đồng ý với kinh Thánh; và trong trường hợp này, chắc chắn là như vậy!
Trong kinh Thánh có nhiều phần nêu những quan điểm bài bác tôn giáo khác, những ví dụ tiêu biểu gồm:
* Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3 (Exodus 20:3)
* Ê-sai 44:9-20 (Isaiah 44:9-20)
* Giăng 14:6 (John 14:6)
* 1 Cô-rinh-tô 10:20-21 (1 Corinthians 10:20)
Giáo hội và các tín đồ thực sự tin và làm theo câu trên, cộng với lịch sử xâm lược của họ, đã khiến cho nhiều thần thánh của những dân tộc khác bị gán cho là ma quỷ.
Tại sao lại như vậy, không thể chấp nhận những tôn giáo khác được hay sao? Thuyết độc thần (Monotheism) chính là thủ phạm.
Vì thế nên, mình nghĩ là, khi chúng ta nghe tên một quỷ vương nào đấy, thì hãy cân nhắc lại, biết đâu quỷ này là một vị thần của một sắc dân nào đó!
5/. SATAN NGÀY NAY
Đạo Chúa đã có lịch sử nghìn năm, rất nhiều quan điểm trong kinh Thánh, theo quan sát của mình, đã không còn phù hợp.
Satan cũng vậy, mọi người hiện đại thường không chỉ dùng hình tượng này để chỉ những lực lượng chống Chúa, mà còn dùng nó để đánh phá những thể chế chuyên quyền, sẵn sàng tấn công quan điểm của người khác, như quan điểm độc thần của Công giáo.
Ví dụ tiêu biểu nhất về những con người như vậy là Thánh Điện Satan (Church of Satan).
6/. KẾT LUẬN
Thưa các bạn, các bạn có lẽ đang khó chịu với những gì vừa đọc! Mình hiểu, mình cũng rất bất ngờ. Nhưng, cá nhân mình tin rằng không có cái gọi là chân lý tuyệt đối. Những vấn đề xoay quanh kinh Thánh cũng vậy; khi chúng ta đánh giá họ qua lăng kính của thần học, thông thiên học, siêu hình học, nhân chủng học, vũ trụ học,... Với mỗi lĩnh vực sẽ cho ta mỗi kết quả khác nhau.


Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

INTP 𖤐
Chào bạn, rất vui khi đọc được bài viết của bạn viết về chủ đề tôn giáo này. Nó là chủ đề rất ít khi được quan tâm. Sau khi đọc bài viết của bạn, mình công nhận công sức tìm hiểu và phân tích của bạn về Satan. Nhưng, chủ nghĩa Satan thực tế được chia làm 2 loại chính: chủ nghĩa Satan vô thần (Hiện đại) và chủ nghĩa Satan hữu thần (Cổ điển). Đối với chủ nghĩa Satan vô thần, người theo chủ nghĩa này sử dụng hình ảnh Satan như biểu tượng chống lại những quy tắc, quy chuẩn xã hội cũ kĩ, và tập trung vào phát triển chính bản thân mình, tức họ xem bản thân họ là vị thần của riêng họ. Đối với chủ nghĩa Satan hữu thần, họ xem Satan là một thực thể có thật, và là đấng toàn năng của nhân loại thật sự. Trái với bài viết của bạn, chủ nghĩa Satan hữu thần ra đời trước cả Ki-tô giáo và không phải là một sự tồn tại để đối nghịch với Ki-tô giáo. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu về chủ nghĩa Satan theo góc nhìn của chủ nghĩa này, thay vì sử dụng góc nhìn của Ki-tô giáo. Vì nó sẽ làm cho luận điểm của bạn trở nên phiến diện và thiếu minh bạch, khách quan.
Cảm ơn bạn.
- Báo cáo

manhphuc2107

Điều quan trọng ở đây không phải là Satan. Điều quan trọng trong niềm tin Cơ đốc và là điều ảnh hưởng đến các niềm tin khác như Do Thái hay Đạo hồi chính là: Chúa Giê-su có sống lại sau 3 ngày chết trên thập tự giá?
Cô-rinh-tô 15: 12-15
Như vậy, nếu anh em được nghe rao giảng Đấng Christ đã sống lại từ cõi chết, thì sao trong anh em có người lại nói rằng những người chết không sống lại? Nếu người chết không sống lại thì Đấng Christ cũng đã không sống lại. Và nếu Đấng Christ đã không sống lại thì sự rao giảng của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh em cũng vô ích.
Nếu bạn nói Chúa không phải bậc thánh thiện tuyệt đối từ đoạn trích của Phục truyền 28:15 trở đi thì là không hợp lý. Bạn phải xem xét đến hoàn cảnh là dân Israel đã lập giao ước với Chúa với các điều răn từ Phục truyền 4 đến Phục truyền 36 để dân Israel trở thành dân tộc biệt riêng của Chúa. Nếu họ giữ lời răn thì điều tốt lành sẽ đến, tức là Phục truyền 28: 1 đến Phục truyền 28:14. Còn nếu không thì sẽ là đoạn tiếp theo. Giống như mình và bạn lập giao ước như hợp đồng chẳng hạn, ai phá hợp đồng thì bị phạt thế nào đó. Tương tự như dân Israel lập giao ước mà phá thì cũng bị phạt tương đương vậy. Nếu như thế mà coi Chúa ác thì thật vô lý.
Điều nữa là, Kinh Thánh là một cuốn sách rất khó hiểu vì ngôn ngữ khác, văn hóa khác và thời đại khác. Vậy nên, nhiều học giả ở nhiều thời đại khác nhau đã dành thời gian nghiên cứu và dịch Kinh Thánh nhưng vẫn không chính xác 100% (Ở Việt Nam có thầy Cao Gia An làm luận án tiến sĩ Chú giải Kinh Thánh chỉ qua dịch lại 1 chữ trong sách Job- https://www.youtube.com/watch?v=bWvyyGmuR7A). Vì thế, mình recommend bạn nên đọc và hiểu ý tổng quan của KT trước như qua các video của BibleProject, như thế sẽ giúp bạn đọc và hiểu rõ hơn, từ đó sẽ trích dẫn chính xác hơn.
- Báo cáo

Baron
Đầu tiên, mình rất cảm ơn vì bài bình luận của bạn đã giúp ích rất nhiều cho mình. Video mà bạn gửi rất là hay và ý nghĩa, mình rất thích. Đề nghị của bạn cũng rất thú vị, mình đã suy nghĩ nhiều về nó.
Cuộc đời đẹp vì nó nhiều màu sắc, phải không? Mình không dám phủ nhận niềm tin của bạn, mình rất nể phục tình yêu bạn dành cho Chúa. Mình cũng như vậy, có suy nghĩ riêng, và dưới đây là một quan điểm của mình.
Vào thời của Abraham, thần của dân tộc này là vay mượn hoặc tổng hợp từ thần của các dân tộc láng giềng thì không hiếm (Religions of the ancient Near East - Wikipedia). Theo kinh Thánh, Abraham đã đến Canaan (Sáng Thế ký 12:1-9), Jacob đã đến Shechem (Sáng Thế ký 33:18-20), các hậu duệ của Abraham rời Ai Cập về Canaan (Xuất Hành 12:31-42); những con người này, có lẽ vì vậy, Chúa của họ khác nhau. Ví dụ, Abraham đã dẫn dắt đồng bào (https://www.britannica.com/biography/Abraham) từ vùng Lưỡng Hà về vùng Địa Trung Hải vào cuối thiên niên kỷ III TCN, họ di chuyển qua nhiều vùng đất nên thu nhận di sản của nhiều khu vực, cho nên Yahweh có thể đã chịu ảnh hưởng từ một vị thần của một dân tộc ở khu vực này. Trong cuốn “The Oxford Companion To World Mythology” và cuốn “Lịch Sử Thượng Đế” đã cho rằng El của người Canaan chính là Yahweh. Một ví dụ khác, Chúa đã gặp Moses với nhiều sự kinh hoàng (Xuất Hành 19:16-20), nhưng khi Chúa đến gặp Abraham thì thể hiện sự hiền hòa (Sáng Thế ký, chương 12, 15, 17, 18, 22). Vì nguồn gốc lịch sử phức tạp nên, nên có thể, Thượng Đế là người có cả ác và thiện.
Mình tuyệt đối không có lòng muốn hạ thấp niềm tin của bạn, mình chỉ nói lên những suy nghĩ của mình thôi!
- Báo cáo

manhphuc2107

Chia sẻ ý tưởng, quan điểm với nhau để giúp nhau có góc nhìn nhiều chiều hơn về một vấn đề. Mình không thấy bạn hạ thấp gì cả. Bạn giúp mình có thêm góc nhìn và tài liệu mới để phản biện, từ đó xây dựng đức tin vững mạnh hơn :)
Một gợi ý là bạn có thể xem xét thế này:
1. Độ tin cậy của các sách Phúc Âm và thư tín của các sứ đồ?
2. Jesu có phải là Chúa hóa thân thành người? Bằng chứng?
3. Trong tất cả các vị thần từ trước đến nay, có vị thần nào đến với con người như Chúa từng làm trong Kinh Thánh?
Đây là các tư liệu mình thu thập và tham khảo để xây dựng đức tin của cá nhân mình:
https://airtable.com/app2V9kHrkc6wh1xQ/shrzJkWpkvPpyyN6o
Mong gợi ý và tư liệu của mình có thể giúp ích cho bạn phần nào
- Báo cáo

Baron
Mình xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn và gia đình. Những thước phim và tài liệu bạn gửi cho mình là rất quý, mình rất trân trọng chúng!
Những gợi ý bạn gửi mình rất hay, nó đã giúp mình phát triển cách nghiên cứu kinh Thánh nói chung. Mình đã trăn trở nhiều mà vẫn chưa thấy được mối liên kết của các gợi ý ấy đến vấn đề có ác và thiện trong Chúa hay không?
Trước tiên, như bạn đã biết! Độ chính xác về mặt lịch sử của các tài liệu trong Tân Ước thì còn nhiều tranh cãi (Historical reliability of the Gospels - Wikipedia và Authorship of the Epistles - St. Austin Catholic Parish - Austin, TX (staustin.org)). Tiếp đó, nguồn gốc xuất hiện và cách mọi người thu nhận thuyết Nhập Thể (the Incarnation) là rất đa dạng (Trinity > History of Trinitarian Doctrines (Stanford Encyclopedia of Philosophy)). Sau cùng, đạo Tiên cho rằng Lão tử đã đến với con người như Chúa đã làm (Daode Tianzun - Wikipedia).
Phải chăng mình đã hiểu sai lời của bạn! Nếu có, mình xin bạn hãy niệm tình đồng loại mà giúp mình! Mình xin gửi lời cảm ơn bạn từ tận tấm lòng của mình.
- Báo cáo

manhphuc2107

1. Về vấn đề thiện và ác trong Chúa, với những gì mình đọc và cảm nhận thì câu có lẽ nói đầy đủ về Chúa nhất mà mọi người có thể cảm nhận là Xuất Ai Cập Ký chương 34 câu 6, mọi điều trong câu này được phản ánh trong toàn bộ Kinh Thánh.
“Giê-hô-va! Giê-hô-va!
Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót,
Chậm giận,
Dư dật ân huệ và thành thực,
Giữ lòng yêu thương đến nghìn đời,
Tha thứ điều gian ác, sự vi phạm và tội lỗi;
Nhưng không kể kẻ có tội là vô tội,
Mà nhân tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời.”
Giải thích: https://youtube.com/playlist?list=PLH0Szn1yYNefOC-fdPanitIai5o1im6jA&;si=xceN7zbXohJ0CPg2
Một lỗi mà mọi người hay mắc là mọi người thường dựa vào câu "nhân tội tổ phụ phạt con cháu đến ba bốn đời" mà quên mất câu trước đó "Giữ lòng yêu thương đến nghìn đời' và những điều tốt đẹp của Chúa mà hiếm hoặc gần như không người nào có, đó là "nhân từ, thương xót, chậm giận, dư dật ân huệ và thành thực".
Còn những ai được đến với Chúa? Bạn có thể đọc ở Thi thiên 15:
Lạy Đức Giê-hô-va, ai sẽ được ngụ trong đền tạm Ngài?
Ai sẽ được ở trên núi thánh Ngài?
Đó là người bước đi ngay thẳng, làm điều công chính,
Và nói lời chân thật từ trong lòng mình;
Người có lưỡi không nói hành,
Chẳng làm hại bạn hữu,
Cũng không gieo sỉ nhục cho người lân cận mình;
Người khinh dể kẻ gian ác,
Nhưng tôn trọng người kính sợ Đức Giê-hô-va;
Người đã thề nguyện
Dù phải tổn hại vẫn không thay đổi;
Người không cho vay lấy lãi,
Chẳng nhận hối lộ để hại người vô tội.
Hay sứ đồ Phao-lô có nói về những bông trái của những người theo Chúa trong thư Ga-la-ti chương 5:
Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: Không có luật pháp nào cấm các sự đó.
Theo lý mà nói, thì Chúa tốt lành thì những người theo Chúa mới tốt lành, nếu không thì: "gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy." Đó là những điều mình thấy trong đời sống bây giờ, mà chính mình cũng bị cuốn vào.
2. Về các tranh cãi về tính xác thực trong Kinh Thánh tân ước, mình không có tài nguyên, kiến thức và chuyên môn để giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Thực ra, nếu bạn nghi ngờ sách Phúc âm vì cách viết của thời đó, bạn có thể chỉ cần tập chung vào 5 bức thư của sứ đồ Phao-lô là: Rôma, Côrinhtô I và II, Tesalonica I và Philip. Trong 5 bức thư này chứa mọi điều quan trọng nhất về niềm tin Thiên Chúa, cũng như thông điệp của cả Kinh Thánh. Đây là các bức thư đã được kiểm chứng và xác thực https://en.wikipedia.org/wiki/Authorship_of_the_Pauline_epistles
Bạn có thể tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=5znVUFHqO4Q&;feature=youtu.be
3. Các vấn đề như nhập thể, ba ngôi,... là những vấn đề thần học rất khó giải thích và không có ý nghĩa gì hết. Như mình đã bình luận ở trên, điều quan trọng nhất là "Liệu Chúa Jesu có sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh?"
Điều quan trọng thứ hai là khi chúng ta tin Chúa, thì chúng ta được xóa tội và trở nên công chính bởi đức tin, chứ không phải bởi việc làm của luật pháp.
"Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp; vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp"
Về vấn đề đức tin và hành động, bạn có thể tham khảo https://youtu.be/9--lTQh7dUs?si=B_gdvD_47uaJ-9CX
Một lỗi mọi người hay mắc phải là: nếu người xấu tin Chúa mà trở nên trong sạch, thì họ cứ tin Chúa rồi tiếp tục làm việc xấu thì sao?
Phao-lô đã trả lời câu hỏi này trong Rô-ma chương 6:
"Chúng ta đã chết đối với tội lỗi thì làm sao cứ tiếp tục sống trong tội lỗi được? Anh em không biết rằng tất cả chúng ta đều đã chịu báp-têm trong Đấng Christ Jêsus, tức là chịu báp-têm trong sự chết của Ngài sao?
Vậy, bởi báp-têm, chúng ta đã được chôn vào trong sự chết với Ngài, để rồi như Đấng Christ nhờ vinh quang của Cha được sống lại từ cõi chết thể nào thì chúng ta cũng được sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta đã được hiệp nhất với Ngài trong sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ được hiệp nhất với Ngài trong sự sống lại giống như sự sống lại của Ngài. Chúng ta biết rằng con người cũ của chúng ta đã cùng bị đóng đinh vào thập tự giá với Ngài, để con người tội lỗi bị tiêu diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được giải thoát khỏi tội lỗi. 8Nhưng nếu chúng ta đã cùng chết với Đấng Christ thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài. 9Chúng ta biết rằng Đấng Christ đã sống lại từ cõi chết thì sẽ không bao giờ chết nữa; sự chết không còn cai trị Ngài. Vì Ngài đã chết, là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng Ngài sống, là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy, anh em cũng phải kể mình đã chết đối với tội lỗi và đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus.
Vậy, đừng để tội lỗi cai trị trong thân thể hay chết của anh em, khiến anh em phải chiều theo dục vọng của nó. Đừng hiến chi thể mình làm công cụ gian ác cho tội lỗi, nhưng hãy hiến chính mình cho Đức Chúa Trời như những con người từ cõi chết sống lại, và dâng chi thể mình làm công cụ công chính cho Đức Chúa Trời. 14Vì tội lỗi sẽ không còn cai trị anh em đâu, bởi anh em không ở dưới luật pháp mà ở dưới ân điển."
4. Cuối cùng, những giả thuyết như Lão Tử đến với con người, Jesu từng sang Ấn Độ hay có người chết thay Jesu trên thập tự,... hay mới đây là thuyết Jesu đầu thai và tu hành ở đâu đó,... là những giả thuyết khá là ....
So với điều mà sứ đồ Luca viết khi mở đầu sách Phúc âm:
"Thưa ngài Thê-ô-phi-lơ khả kính, có nhiều người đã cố gắng biên soạn một bản tường thuật về những việc đã được thực hiện giữa chúng ta, đúng như những người đã từng chứng kiến và phục vụ đạo Chúa từ ban đầu truyền lại cho chúng ta. 3Vì thế, sau khi cẩn thận tra cứu mọi việc từ đầu, tôi thiết tưởng cũng nên theo thứ tự mà viết cho ngài để ngài biết những điều mình đã học là chắc chắn."
Bạn có thể thấy sách Phúc âm đáng tin hơn nhiều.
Ở trên là tất cả những suy nghĩ, quan điểm và tài nguyên mà mình có. Hi vọng có ích cho bạn
Đúng hay sai là tùy bạn so sánh và đánh giá, mình chỉ chia sẻ về điều mình tin thôi :)

Cảm ơn bạn nhiều
- Báo cáo