Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 30 của thế kỷ XX, Giết con chim nhại phản ánh những vấn đề đầy nhức nhối lúc bấy giờ: sự phân biệt chủng tộc, định kiến xã hội về giới dưới góc nhìn của Scout - một cô bé mạnh mẽ, cá tính và không ưa sự gò ép, ràng buộc. Scout, tên thật là Jean Louise Finch, là cô con gái út trong một gia đình không có bóng dáng của người mẹ. Cô cùng anh trai Jem Finch của mình lớn lên dưới vòng tay yêu thương và chăm sóc của một người giúp việc da đen. Scout may mắn khi có bố là ông Atticus Finch - một vị luật sư nhân hậu và tài ba, khi ông không ngần ngại mà nhận bào chữa cho một người da đen bị buộc tội hiếp dâm một cô gái da trắng.

Một xã hội đầy định kiến và bất công đối với người da đen

Đó là Tom Robinson, người da đen bị tật và thiện lương nhưng vẫn bị buộc tội và tống vào tù, để rồi phải bỏ mạng trong nhà lao.
Đó là Boo Radley, người bị định kiến xã hội biến anh trở thành một bóng ma của hạt Maycomb.
Hay đó là Calpurnia, người giúp việc da đen dù tận tâm như thế nào cũng không thể khoát khỏi sự coi thường và dẻ dúng của người da trắng.
Và thậm chí là ông Atticus Finch, một vị luật sư đáng kính nhưng có thể bị cả xã hội và chính gia đình mình quay lưng khi ông dám “ngang nhiên đứng về phía bọn mọi đen”.
Dưới ngòi bút chẳng hề gay gắt hay cay nghiệt của Happy Lee, số phận cùng cực của người da đen và những bất công họ phải gánh chịu được khắc hoạ vô cùng rõ nét. Đó cũng chính là chất liệu để tạo nên những ý nghĩa tuyệt vời ẩn sâu trong Giết con chim nhại.

Định nghĩa thực sự về lòng can đảm

“Bố Atticus, mình sẽ thắng chứ?”
“Không, cưng à.”
“Vậy tại sao…”
“Đơn giản bởi vì cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng,” bố Atticus nói.
“Lòng can đảm là khi con biết con sẽ thất bại trước khi con bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra”.
Không phải cân đo đong đếm về rủi ro, đôi khi can đảm chính là kiên quyết đuổi theo điều mình coi là chân lý, là đúng đắn đến cùng, ngay cả khi tỷ lệ thất bại của nó là 99%. 

Cẩm nang cho những bậc cha mẹ về cách giáo dục con cái

Rất nhiều người lớn muốn con trẻ sớm trưởng thành và sớm “va chạm xã hội”, nhưng liệu điều đó có thật sự tốt?
Bố Atticus luôn trấn an hai anh em nhà Finch mỗi khi chúng lo lắng bất an về một diễn biến xấu nào đó: “chưa đến lúc phải lo”
Dường như dù cho thế giới này có sập xuống thì cũng không đến đầu những đứa trẻ, vì người lớn sẽ luôn chống đỡ cho chúng. Sự ngây thơ, trong sáng của trẻ em là điều quý giá vô cùng, vì thế đừng cố gieo vào đầu các em hạt giống của những định kiến chủ quan và cho rằng:”Bởi vì tôi là cha mẹ nó, nên tôi có quyền”. Một người cha tốt sẽ trò chuyện và tôn trọng con cái của họ, chứ không lờ đi những vấn đề mà họ cho là vượt tầm hiểu biết của đứa trẻ, hay nói dối chúng vì bất kể lý do gì. Trẻ em thông minh và nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. 
“Ta không bao giờ thực sự biết một người chừng nào ta chưa ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ”
Một trong những bài học đắt giá nhất mà bố Atticus không chỉ dạy 2 anh em Scout mà còn dạy cả chính người đọc đó là ngừng tự mãn về bản thân, bởi chúng rất có thể chỉ là những định kiến tiêu cực mà ta gắn mác lên một người dựa trên những hiểu biết ít ỏi của ta về người đó. 
“Con trai” hay “con gái” có phải là vấn đề?
Và sau tất cả, chưa bao giờ bố Atticus phân biệt đối xử giữa Jem và Scout hay bắt con gái phải cư xử như một quý cô. Ông luôn để cho Scout làm những gì em yêu thích, phân tích vấn đề và hướng dẫn nếu em cần. Ông không chỉ là một người cha mà còn là người bạn, người thầy vĩ đại của các con mình. 

Hình ảnh con chim nhại tạo nên biểu tượng

“Mấy con chim nhại chẳng làm gì khác ngoài đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không phá hoại vườn tược của con người, không làm tổ trên bẹ ngô, chúng không làm gì khác ngoài hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lí giải tại sao giết một con chim nhại là tội lỗi.”
Hình ảnh con chim nhại vô tội chính là hình ảnh tượng trưng cho những người da đen thiện lương như Tom hay Boo Radley, nhưng sau cùng họ vẫn phải gánh chịu những thương tổn và bất hạnh. Xã hội đẩy họ vào đường cùng cũng chính là đang thực hiện một tội ác: giết một con chim nhại.
Một câu chuyện không kịch tích gay cấn, không sắc sảo lạnh lùng, song những bài học và cảm xúc mà nó đem lại là vô giá. Chắc chắn là ai cũng nên đọc Giết con chim nhại một lần, để cảm nhận, và suy ngẫm. 
<i>Sách Giết con chim nhại</i>
Sách Giết con chim nhại