[Review sách] Bố con cá gai
"Bố từng nói rằng, vì người mình yêu thương thì phải biết chịu đựng cả những việc mà mình ghét."
“Hoàng hôn đẹp quá. Người ta bảo hoàng hôn đẹp vì nó đã đi qua quãng đường trải dài từ phía Đông sang phía Tây. Nhưng hoàng hôn đẹp thế này cũng là điềm báo trời sắp đổ mưa đấy.”
“Cá gai là một loài cá rất kì lạ. Cá gai mẹ sau khi đẻ trứng thì bỏ đi đâu mất... Cá gai bố sẽ liều mình chiến đấu với các loài cá khác nếu chúng định ăn mất trứng... Và cuối cùng đám cá gai con lại bỏ rơi cá bố, cứ thế đi theo con đường riêng của chúng. Sau khi cá gai con bỏ đi hết, còn lại một mình, cá gai bố liền đâm đầu vào giữa khe đá mà chết. Con cá gai lúc nào cũng làm tôi nghĩ đến bố."
Bố con cá gai mỗi lần đọc, mình đều cảm thấy nghẹn ngào. Thương Daum, thương hơn cả, là người bố chọn hy sinh cuộc đời mình để bảo vệ, che chở cho cậu con trai bé bỏng.
Nội dung cuốn sách
Nhân vật chính trong truyện là Daum, một cậu bé nhỏ tuổi nhưng đã mang trong mình căn bệnh quái ác - bệnh bạch cầu cấp tính. Đáng buồn thay, mẹ của em vì giấc mơ hội họa đã để Daum cho bố.
Rời xa mẹ từ nhỏ, nhưng Daum là cậu bé cực kỳ dũng cảm và hiểu chuyện, không mấy khi em chủ động hỏi về mẹ.
Mỗi lần phải tiêm thuốc, dù đau đớn, em cũng không khóc, đến cả việc chọc dò tủy sống, phải đâm xuyên qua da thịt. “Một sự tra tấn khủng khiếp và tân nhẫn khiến đứa trẻ kêu thét thảm thiết, ngay cả người thân chứng kiến cảnh đó cũng không cầm nổi nước mắt. Sau khi tái nhập viện, đứa trẻ đã phải chịu đựng màn tra tấn đó cả thảy bốn lần.” Vậy mà chỉ có “vẻ tuyệt vọng thoáng hiện trên khuôn mặt.” Daum kiên cường gan dạ đến nỗi, khi đọc khiến mình cảm thấy thật xót xa.
Bố con cá gai không chỉ giúp chúng ta biết đến Daum, một cậu bé có tinh thần kiên cường từng ngày chiến đấu với bệnh tật. Đây còn là câu chuyện về hành trình của người bố đi tìm lại sự sống cho đứa con trai mà mình đặc biệt yêu thương. Một hành trình nhiều nỗi xót xa, đau đớn nhưng đây cũng chính là một hành trình thiêng liêng, đẹp đẽ của tình phụ tử - tình cảm âm thầm, chứa đựng sức sống mạnh mẽ..
Tác phẩm Bố Con cá gai mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa. Với mình, có hai bài học mình rút ra được khi đọc xong cuốn sách.
Bài học về việc trân trọng sự sống
Xuyên suốt câu chuyện, Daum làm mình nhớ đến các em nhỏ khoa ung thư mình làm tình nguyện tại bệnh viện nhi đồng 2 hồi còn sinh viên. Hầu hết các em đều mắc trong mình những căn bệnh nan y. Có những em chỉ vài tháng tuổi, có những em nhỏ, dù chỉ 5-6 tuổi nhưng tay đã chằng chịt vết tiêm, dấu vết của những lần chọc kim lấy máu, hoặc truyền thuốc.
Hành lang bên ngoài phòng bệnh chưa bao giờ thiếu vắng bóng người, ngoài các bác sĩ y tá thăm non, còn lại đa phần là các em nhỏ cùng bố hoặc mẹ của mình. Tiếng khóc xé gan xé ruột không ngừng vang lên, thật khiến cho ai bước vào đó cũng thấy lòng nặng nề.
Mình nhớ từng có người anh nói với mình rằng: “Nếu em muốn tha thiết với sự sống, hãy đến bệnh viện.” Đó lần mình cảm thấy cuộc sống quá bế tắc, và nghĩ rằng tất cả là tận cùng. Mình biết anh không có ý công kích hay so sánh bất sự mệt mỏi kiệt sức mình đang phải chịu đựng.
Câu nói anh xuất phát từ sự chân thành mong giúp mình tìm ra cách vượt qua bế tắc trong cuộc sống, tưởng như hết cách. Và đó cũng chính một trong những trải nghiệm của anh, anh nói rằng, bản thân anh, người đã từng nghĩ rằng nỗi đau mình là khủng khiếp cuộc đời bất công và tàn nhẫn.
Trong những ngày lang thang với suy nghĩ muốn chấm dứt cuộc sống, chẳng biết cơ duyên nào đó đã dẫn anh đi đến bệnh viện, anh cứ đi như thế người bị thôi miên, anh lang thang nơi nào, ngày này qua ngày kia.
Rồi một ngày nọ khi đứng dưới sân bệnh viện, nhìn thấy bác sĩ đầy chết xe một thi thể chìm kín trên mặt bên cạnh là người thân gào khóc thảm thiết.
Nghe có khó tin, nhưng lúc ấy có những dòng suy nghĩ chạy ngang qua đầu anh, anh đang gì thế này, tại sao anh coi rẻ tính mạng mình đến thế, anh tự xấu hổ suy nghĩ ấu trí của mình khi đứng trước người họ vẫn không ngừng đấu tranh cho sự sống của bản thân từng giây từng phút trong cuộc đời.
Khi rời khỏi bệnh viện, dù chưa biết phải bắt đầu lại như thế nào, nhưng anh quyết tâm làm lại cuộc sống mình một lần nữa.
Thế giới ngoài kia, cũng có rất nhiều em nhỏ như Daum, có những em nhỏ vừa mới chào đời đã phải chịu nỗi đau mà bản thân các em ấy hề không biết do đâu mà mình phải đau đớn nhiều như vậy. Nếu các em có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, cảm giác đó sẽ thế nào?
Mỗi người trong chúng ta có những giai đoạn trong đời phải trải qua nỗi đau đớn, tuyệt vọng khó khăn. Nỗi đau, khó khăn vất vả ở mỗi người cơ bản là khác nhau. Và để có thể vượt qua trải nghiệm đau đớn, đôi khi điều tốt nhất ta nên làm là chọn nhìn ra xung quanh, nhìn thấy nỗi đau khác nhau trong đời sống, nhìn nỗi đau của người khác không phải so sánh nỗi thống khổ của ai lớn hơn ai, mà hành động đó thực chất là để chỉ ra cho chúng ta thấy bản thân không phải là người duy nhất chịu đau khổ. Thấy nỗi đau của nhân loại, nỗi đau trong ta dần bé lại, và ta hiểu ra rằng. “Duy nhất cái chết, còn lại mọi chuyện đều có thể vượt qua.”
Bài học ngợi ca tình phụ tử
“Con người ấy mà… Khi đã để lại đứa con trên cuộc đời này, dù có chết đi, cũng không phải là chết đâu.”
Trước giờ khi nhắc về tình cảm gia đình, chúng ta vẫn thường nhắc về tình mẹ. Vì giữa mẹ và con bao giờ cũng dễ gần gũi với nhau.
Còn với người bố, một phần do sự khác biệt trong đặc điểm di truyền về giới, mà tình cảm ấy thường được giữ kín, ít bộc lộ ra bên ngoài.
Các ông bố yêu thương cái thường chỉ chọn thể hiện qua hành động.
Nếu để ý bố Daum cũng như vậy, người bố sẵn sàng hy sinh cả thể xác lẫn tinh thần để chữa trị cho Daum, anh chưa bao quản ngại nắng mưa, ngay cả việc lên rừng vào những mùa đông lạnh giá, hai cho con từng nắm thuốc, bắt rắn về hầm thuốc bổ cho con.. Nhưng anh chưa bao giờ ngồi xuống kể cho con về nhọc nhằn của mình. Để con tiền chữa bệnh cho con, anh bán đi tập thơ yêu thích, từ bỏ sự nghiệp theo đã từng là lẽ sống duy nhất, không hề tiếc nuối.
Quá khứ của anh, cũng từng bị người bố của mình đầu độc chết vì hoàn cảnh khốn cùng, quá trình lớn lên gặp gỡ sinh con, cả trước sự ra đời anh cũng không chắc mình có sẵn sàng cho chuyện có con không.
Nhưng rồi anh trở thành ông bố tuyệt vời nhất, tình yêu anh cả truyền cả nhưng sức mạnh lòng tin cho mọi người xung quanh.
Trích dẫn hay trong cuốn sách
“Nếu chỉ nghĩ đến điều tốt đẹp thì ắt hẳn những điều tốt đẹp thực sự sẽ tìm đến với mình.”
“Dù bố có chết đi cũng không phải là chết đâu.Người bố đã bỏ lại con ở trên đời này, sẽ mãi mãi sống trong tâm hồn con.Con sẽ không thể nhìn thấy người bố này, không thể nghe thấy, không thể chạm vào, nhưng bố lúc nào cũng sẽ cùng con bước trên đường đời. Khi con mệt mỏi, khi con sắp gục ngã, khi con chán nản muốn dừng bước trên con đường con đã chọn, khi con muốn quay đầu lại, thì hãy nhớ, bố luôn đồng hành cùng con. Mãi mãi, mãi mãi...”
“Giống như cái cây tự đâm rễ, tự vươn cành, tự mọc lá rồi trổ thành tán lá, giống như cái cây mà dù cho không có ai chăm sóc cũng chẳng khóc hu hu, dù không ai biết đến mình thì cũng chả la hét hay thể hiện, cứ âm thầm tự nhủ trong lòng, hãy chỉ sống như thế mà thôi.”
“Hãy đừng tuyệt vọng vì chúng ta không thể lãng phí chút thời gian ít ỏi còn lại để tuyệt vọng”.
"Hãy nhìn lên bầu trời ít nhất mười lần mỗi ngày. Nếu một ngày không thể nhìn lên bầu trời hơn mười lần, thì đó là một ngày sống vô ích."
Lời kết
Đọc xong Bố con cá gai, mình hiểu lý do vì sao trong cuộc sống sách lại cần thiết đến vậy. Sách giúp ta nuôi dưỡng và đào sâu tâm hồn, giúp chúng ta trải nghiệm cuộc đời của các nhân vật khác nhau, hiểu được niềm vui, nỗi thống khổ của họ. Từ đó có thể phát triển lòng trắc ẩn và cảm thông với mọi người xung quanh.
SI Hayakawa từng nói: “Không phải chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống; nếu chúng ta có thể đọc, chúng ta có thể sống bao nhiêu cuộc đời nữa và bao nhiêu loại cuộc sống mà chúng ta muốn.”
Nên mình thầm mong bạn biết đến cuốn sách và đọc qua một lần, không phải rút ra được bài học cao siêu mà để được cảm nhận nhiều hơn về tình cha con. Câu chuyện của Daum và bố, có thể sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bạn, giúp cho bạn cảm nhận về sự thấu hiểu, hy sinh và tình thương.
Không phải ai trong chúng ta cũng có một ông bố là nhà thơ, không phải ai cũng có một ông bố đủ sự dịu dàng dành cho con cái toàn lời hay ý đẹp.
Nhưng dù bố là người như thế nào, có thể trong suốt chặng đường lớn lên chúng ta hoàn toàn chưa biết đến sự hy sinh thầm lặng, to lớn mà bố đã và đang trao đi.
Mong rằng khoảng cách giữa bố và con cái trên thế gian sẽ được xích gần lại. Mong mọi ông bố sẽ được đón nhận lời yêu thương ngọt ngào và sự cảm kích chân thành từ những người họ thật lòng yêu thương và chọn hy sinh.
Mong rằng mọi người con có thể đến gần bố. Và mong bố cũng vậy, có thể đến gần đứa con của mình nhiều hơn.
“Con cá gai lúc nào cũng làm tôi nghĩ đến bố."
Ôi bố cá gai của tôi.”
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất