Đây là một trong những cuốn mà tôi tiếp cận đầu tiên khi đến với sánh. Nó giống như một "thuốc" có thể cứu vớt tôi - người mà trong thâm tâm luôn giằng xé với cái đúng - cái sai, giữa đạo đức và ích kỷ, giữa cái thiện và cái ác. Với tôi, cuốn sách "Không phải sói những cũng đừng là cừu" có những điểm sáng như sau:
1. Cuốn sách đề cập đến vấn đề chân thực nhất trong cuộc sống: mối quan hệ giữa người và người
Tác giả đề cập đến những vấn đề trong mối quan hệ của chúng ta với người xung quanh. Về đạo đức, về sự thao túng, về sự xung đột và về mong muốn cháy bỏng theo đuổi sự "tốt đẹp" trong mỗi con người chúng ta.
Không ngôn ngữ khoa học, không những khái niệm chuyên môn hay không có những từ ngữ cao siêu vượt khỏi tầm hiểu biết. Tác giả đơn giản là viết mọi thứ trên góc nhìn của tâm lý học với ngôn ngữ "bình dân" học sao cho ai đọc cũng có thể hiểu được.
2. Cuốn sách viết về một sự trần trụi đến khó tin trong tâm lý của con người mà không hề có ý định "văn chương" hóa nó:
Tôi xin trích một câu ngắn trong cuốn sách, tác giả có viết rằng:
Chúng ta cứ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn giữa vai trò “nạn nhân” và “thủ phạm”, giữa “tốt” và “xấu”, giữa “công lý” và “mù quáng”... bởi vì ta luôn bao dung với sai sót của bản thân, nhưng lại rất khắt khe với hành vi của người khác.
Chỉ với một câu mở đầu thôi, tác giả đã "điểm mặt chỉ thẳng" vào những vấn đề cốt lõi của tâm lý con người chúng ta, vào những hành động xấu của chúng ta mà không có sự dè dặt nào trong đó.
Điều này dẫn ta tới hai kết cục cho người đọc sách:
Một là họ sẽ bỏ ngang bởi không chịu nội áp lực phải đối diện với những sự thật trần trui về bản thân
Hai là họ sẽ như bị thôi miên, tập trung ngấu nghiến từng dòng chữ, giống hệt con thiêu thân lao vào biển lửa.
3. Cuốn sách chỉ ta về kỳ vọng, sự không hoàn hảo và sự yêu thương:
Nếu như chúng ta có thể chấp nhận và đối diện với những góc tối tâm lý ở trên, về sự sẻ chia, chứng trầm cảm và vô vàn những căn bệnh tâm lý khác thì ta sẽ tới với phần tình yêu.
Tác giả nói rằng chúng ta ai cũng có một ngọn hải đăng kì vọng. Trong cuộc sống, kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho chúng ta cũng như ngọn hải đăng giúp chúng ta tiến về phía trước. Nhờ kì vọng xã hội, ta mới có động lực tiến về phía trước, phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên cũng vì vậy mà đặt lên đôi vai ta những áp lực vô hình mà đôi lúc chúng ta khó mà chịu nổi.
Cuộc sống vốn là vậy, tác giả nói bạn biết rằng con người chúng ta vốn không thể hoàn hảo. Và tuy rằng không hoàn hảo nhưng chúng ta có thể tìm thấy những người yêu mến cái sự không hoàn hảo đấy của ta với không một lời than vãn, nhưng như một quả hồng nằm giữa một rừng gai. Tôi nghĩ có lẽ đó mới là đích đến thực sự của cuộc đời mình.
Đôi lời về vị tác giả: Lê Bảo Ngọc (sinh năm 1989) hiện là giám đốc Trung tâm Pháp luật và Văn hóa. Cô là một luật sư lập dị và tôn sùng tự do. Cuốn sách "Không phải sói cũng đừng là cừu" là tác phẩm đầu tay của cô về vấn đề tâm lý học - một vấn đề ngày càng cấp thiết cho một xã hội tiến triển nhanh và nảy sinh rất nhiều về vấn đề tâm lý.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất