Diễn giả: Phan Văn Trường
Là Kỹ Sư tốt nghiệp trường Quốc gia cầu đường Pháp, ông được Chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Cố vấn Ngoại Thương thường trực cho Chính phủ Pháp và giảng dạy tại Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm nổi tiếng: Một đời thương thuyết
Nội dung:
+ Tiêu chuẩn đánh giá của các quốc gia khác nhau sẽ khác nhau. Mĩ quan tâm tới đời sống kĩ thuật và giá trị tiền bạc, Pháp thì là sự thông minh => người Việt sẽ đánh giá mình theo tiêu chí gì hay chỉ đơn giản là bắt chước nước khác? Dân tộc ta là một dân tộc nhanh nhẹn và thông minh nhưng lại dùng nó để hại mình. Nhờ có khí hậu và tài nguyên, tiêu chuẩn dân tộc ta là ăn cá, rau tươi; nhưng Mĩ là nhà nào cũng phải có tủ lạnh. Nên tính cách của người Việt nên xuề xòa, phóng khoáng, vui vẻ. Thay vì bắt chước theo tiêu chuẩn của nước văn minh, hãy tạo ra tiêu chuẩn riêng về hạnh phúc.
+ Hạnh phúc bắt nguồn từ Tình yêu trong đời sống. Đó là nghệ thuật của việc yêu bản thân. Một thái độ làm mọi việc với một tình yêu cho công việc ấy. (Nghê sơ qua thì rất giống tỉnh thức trong Zen, một nhánh của Phật pháp) Lấy tiêu chuẩn của bản thân để đánh giá công việc ấy.
Cho cái thân mình lăn xả vào cái cuộc chiến đến khi mồ hôi lã chã ... rằng là mình đã thư giãn tức cơ thể đã cho hết không còn gì thì đó là mình thư giãn.
Đó là sự thư giãn, cái thú vui trong sự tỉ mỉ, chau chuốt, cố gắng không ngừng, làm một thứ cho đến tận cùng. Để làm được điều đó ta hãy làm mọi việc với Tình yêu, Yêu là năng lượng tích cực giúp làm cho người mình yêu thấy được sự chân thành của mình, và đối với công việc cũng vậy. Sự tự tin đó lan tỏa và làm cho cộng đồng, đất nước tươi đẹp hơn. Khi bạn đọc một cuốn sách bạn thích, bạn sẽ nuốt cuốn đó trong phút.
+ Để chau chuốt thì ta cần chậm lại: Ví dụ về toán học, lý luận không thể bằng trực giác và đi đường tắt. Không nên bị những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới nội tại, như việc phải thành công ở tuổi 30, 40. Thay vào đó là trân trọng sự khác biệt và mài nó thành độc nhất. Thợ đánh giày thường bị bias bởi sự nghèo, khổ; nhưng ông đưa ra một góc nhìn khác về thợ đánh giày ở Đức mỗi đôi 200 đô la, một thợ trang điểm có thể tốn 10 000 đô la. Bởi đó là mình đang mua một cái nghệ thuật chứ không chỉ là một đôi giày đánh bóng nữa. Nhưng để có cái nghệ thuật ấy, họ đã phải TỰ HỌC từ rất lâu rồi.
+ Số 1: Để làm được một thứ đến mức độ tạo ra được một value dài hạn thì cái tư duy thành số 1 phải ám ảnh. Một sản phẩn tốt nhất thì chưa phải là tốt nhất, mà phải là tốt nhất mọi thời như nhau. Chất lượng phải tốt như nhau thì mới có thể bán. Một chai Cocacola vị như nhau trong 70 năm. Định hình sản phẩm trong thị trường.
+ Tự tin, tự trọng để tự hào: Ta không cảm thấy tự ti khi mọi người đi chùa rồi bỏ tiền công đức hàng triệu, khi người ta ngồi thiền cả hai tiếng,... Thay vào đó, ta có thể chỉ cần ở nhà không cần nhìn vào tượng phật mà niệm rằng hôm nay con cố gắng tử tế hơn một tí là đủ.
Conclusion: Chúng ta không là gì cả nếu chúng ta không tạo ra một giá trị gì, khi ta đóng góp giá trị cho xã hội thì chính điều đó tạo ra giá trị cho bản thân chúng ta. Điều đó mới là cách sống bền vững và hạnh phúc.

Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất